Levetral-750
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Davipharm |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-28916-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên nén bao phim |
Hoạt chất | Levetiracetam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | at254 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Phương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 811 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Levetral-750 ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị bệnh động kinh. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Levetral-750 hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén bao phim Levetral-750 chứa:
- Levetiracetam 750 mg
- Tá dược: Cellulose vi tinh thể, povidon, natri starch glycolat, HPMC E6, talc, titan dioxyd, PEG 4000, polysorbat 80, dầu thầu dầu.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Levetral-750
2.1 Thuốc Levetral-750 có tác dụng gì?
2.1.1 Dược lực học
Động kinh làm xuất hiện các cơn co giật lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi về cảm giác, nhận thức đến hành vi vận động. Levetiracetam được dùng với mục đích làm giảm số lượng cơn co giật. Thuốc được dùng trong dạng động kinh mà co giật khởi phát chỉ ở một bên não nhưng sau đó có thể lan rộng ra một vùng lớn hơn ở cả hai bên của não (cơn co giật khởi phát).
Levetiracetam thuộc dẫn xuất pyrolidin, là thuốc có tác dụng chống co giật. Thuốc gắn đặc hiệu thông qua một vị trí của mô não, đó là protein 2A của túi synap (protein SV2A). Levetiracetam gắn kết chọn lọc chỉ giới hạn ở màng sinh chất của khớp thần kinh trong hệ thần kinh trung ương mà không có sự gắn kết xảy ra ở mô ngoại biên. Levetiracetam ức chế sự bùng phát nhưng không ảnh hưởng tới kích thích thần kinh bình thường, vì vậy thuốc ngăn ngừa có chọn lọc tính đồng bộ hóa sự bùng phát dạng động kinh và sự lan truyền của cơn động kinh.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sau khi uống, Levetiracetam được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn (sinh khả dụng xấp xỉ 100%). Thức ăn không làm ảnh hưởng tới mức độ hấp thu của thuốc.
Phân bố: Trong máu, chỉ có một phần nhỏ dưới 10% thuốc liên kết với protein huyết thanh. Thể tích phân bố của levetiracetam vào khoảng 0,5 đến 0,7 L/kg.
Chuyển hóa: Trong cơ thể, thuốc không chuyển hóa mạnh, sản phẩm chuyển hóa là một chất không hoạt tính dược lý.
Thải trừ: Thời gian bán thải của levetiracetam là 6-8 giờ, không thay đổi theo liều, đường dùng và dùng liều lặp lại. Khoảng 95% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng thuốc không đổi, chỉ 0,3% liều được thải qua phân.
2.2 Chỉ định thuốc Levetral-750
Thuốc dùng đơn trị liệu ở người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên mới được chẩn đoán động kinh và để điều trị một số dạng động kinh nhất định.
Dùng phối hợp với các thuốc động kinh khác trong điều trị:
- Các cơn động kinh cục bộ ở người lớn và trẻ em động kinh từ 1 tháng tuổi trở lên.
- Các cơn động kinh toàn thể co cứng co giật tiên phát ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên bị động kinh toàn thể nguyên phát.
- Động kinh rung giật cơ ở người lớn và vị thành niên từ 12 tuổi bị bệnh động kinh rung giật cơ ở thiếu niên.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Keppra 500mg - thuốc điều trị động kinh, co giật
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Levetral-750
3.1 Liều dùng thuốc Levetral-750
3.1.1 Đơn trị liệu
Với người lớn và thanh thiếu niên ( từ 16 tuổi trở lên): dùng khoảng 1-4 viên mỗi ngày. Khi mới khởi đầu điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng liều thấp hơn (500 mg mỗi ngày) trong 2 tuần trước khi dùng liều thấp nhất 1000 mg. [1]
3.1.2 Điều trị phối hợp
Với người lớn và thanh thiếu niên (từ 12-17 tuổi) nặng 50 kg hoặc hơn: dùng khoảng 1-4 viên mỗi ngày.
Với trẻ sơ sinh (từ 1-23 tháng tuổi), trẻ em ( từ 2-11 tuổi) và thanh thiếu niên ( 12-17 tuổi) nặng dưới 50kg: Dựa trên tuổi, cân nặng và liều, bác sĩ sẽ cho dùng dạng bào chế thích hợp nhất.
3.2 Cách dùng thuốc Levetral-750 đạt hiệu quả nhất
Thuốc có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn với một lượng nước vừa đủ.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với levetiracetam hoặc các dẫn xuất của pyrodion hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc [CHÍNH HÃNG] Thuốc Leracet 500mg Film-coated tablets điều trị động kinh, co giật
5 Tác dụng phụ
Ngưng thuốc và liên hệ trung tâm y tế gần nhất nếu bạn gặp các phản ứng sau: Quá mẫn, phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp những triệu chứng sau:
- Tâm thần: ý định tự sát, rối loạn tâm thần, ảo giác, giận dữ
- Toàn thân: buồn ngủ, mệt mỏi, yếu
- Thần kinh: gặp vấn đề về phối hợp cơ
- Da và các mô dưới da: phát ban da
Các tác dụng không mong muốn khác:
Tác dụng không mong muốn | Cơ quan | Biểu hiện |
Rất thường gặp | Hô hấp | Viêm mũi, họng |
Thần kinh | Buồn ngủ, nhức đầu | |
Thường gặp | Chuyển hóa và dinh dưỡng | Biếng ăn |
Tâm thần | Trầm cảm, hung hăng/ kích động, lo âu, mất ngủ, căng thẳng/ khó chịu. Thần kinh: Co giật, rối loạn cân bằng, chóng mặt, hôn mê, run | |
Tai và tai trong | ù tai | |
Phổi, ngực và trung thất | Ho | |
Tiêu hóa | Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn, nôn | |
Da và các mô dưới da | Phát ban | |
Toàn thân | Suy nhược/ mệt mỏi |
6 Tương tác
Thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, đặc biệt:
- Các thuốc chống động kinh khác
- Probenecid
- Methotrexat
- Thuốc tránh thai đường uống, Digoxin, warfarin
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu (Macrogol)
Tương tác Levetral với thức ăn: Mặc dù mức độ hấp thu của levetiracetam không bị thay đổi bởi thức ăn, nhưng tốc độ hấp thu bị giảm đi đôi chút.
Chưa có thông tin về tương tác của levetiracetam với rượu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không được ngừng thuốc đột ngột do nguy cơ làm tăng tần suất các cơn động kinh
Cần ngưng thuốc một cách từ từ để tránh các phản ứng ngưng thuốc có thể xảy ra.
Cần điều chỉnh liều khi dùng cho bệnh nhân suy thận..
Trong trường hợp dùng thuốc làm khởi phát hoặc trầm trọng hơn những rối loạn tâm thần sẵn có ở bệnh nhân cần giảm liều hoặc ngừng thuốc và theo dõi bệnh nhân chặt chẽ.
Polysorbat 80 và dầu thầu dầu trong thuốc có thể gây gây dị ứng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Nồng độ levetiracetam có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về sinh lý trong thai kỳ. Sự giảm nồng độ levetiracetam trong huyết tương đã được quan sát thấy khi mang thai, đặc biệt giảm nhiều hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ. Khuyến cáo trong suốt thai kỳ và tiếp tục cho đến sau khi sinh nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận đặc biệt nếu có sự thay đổi liều trong thai kỳ.
Khuyến cáo không nên dùng thuốc khi đang cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Levetiracetam có thể ảnh hưởng nhẹ hoặc trung bình tới khả năng lái xe và vận hành máy móc, với cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi thường xảy ra nhất trong 4 tuần đầu điều trị. Vì vậy, bệnh nhân nên được theo dõi những dấu hiệu và triệu chứng này và khuyên bệnh nhân không được lái xe hoặc vận hành máy móc.
7.4 Phải làm gì khi quên uống thuốc đúng giờ?
Nếu bạn quên dùng một hay nhiều liều hãy liên hệ với bác sĩ. Không tự ý uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.
7.5 Cần phải làm gì khi uống Levetral-750 quá liều?
Ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ.
7.6 Bảo quản
Đặt thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30C và ngoài tầm với của trẻ em. Đậy kín sản phẩm khi sử dụng xong và không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Levetral-750 mg hết, bạn có thể mua thuốc Levetral 500 thay thế. Thuốc có hàm lượng 500 mg/viên, thích hợp dùng cho đơn trị liệu khởi đầu điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn dùng liều thấp hơn (500 mg mỗi ngày) trong 2 tuần trước khi dùng liều thấp nhất 1000 mg. Thuốc cũng được sản xuất bởi công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú, và có giá bán rẻ hơn.
Hoặc bạn cũng có thể mua thuốc YAFORT 500mg thay thế. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần Armephaco - Xí Nghiệp Dược Phẩm 150, có hàm lượng 500 mg/viên, phù hợp dùng liều điều trị cho người lớn và thanh thiếu niên trên 16 tuổi khởi đầu điều trị với 500 mg mỗi ngày, sau 2 tuần tăng lên 1000 mg. Mặt khác thuốc có cùng dạng bào chế là viên nén bao phim và có giá bán rẻ hơn.
9 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú.
SĐK: VD-28916-18
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
10 Thuốc Levetral-750 giá bao nhiêu?
Thuốc Levetral-750 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Mua thuốc Levetral-750 ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Levetral-750 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Levetral-750 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Levetiracetam là thuốc chống động kinh đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt [2]
- Thuốc Levetral-750 hấp thu nhanh khi dùng đường uống ( đạt nồng độ đỉnh sau 1,3 giờ và Sinh khả dụng đạt trên 95%) [3]
- Có tác dụng tốt trong điều trị các cơn động kinh khởi phát cục bộ ở người lớn và trẻ > 16 tuổi [4]
13 Nhược điểm
- Chưa có đủ thông tin về việc sử dụng Levetiracetam ở phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, thuốc có thể không an toàn cho đối tượng này.
- Levetiracetam có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Tổng 22 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Rong Xiao (Đăng năm 2016). Levetiracetam might act as an efficacious drug to attenuate cognitive deficits of Alzheimer's disease, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023
- ^ Tác giả Philip N.Pasalos (Đăng ngày 30 tháng 9 năm 2012). Clinical pharmacokinetics of levetiracetam, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023
- ^ Tác giả Cynthia Harden (Đăng ngày 18 tháng 7 năm 2008). Safety profile of levetiracetam, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2023