Levetral 500mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-14032-11 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Levetiracetam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6460 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1114 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Levetral 500mg được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh động kinh cục bộ, rung giật cơ, động kinh co cứng ở người lớn và trẻ em. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Levetral 500.
1 Thành phần
Thành phần trong thuốc Levetral 500 là Levetiracetam hàm lượng 500mg.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Levetral 500
2.1 Tác dụng của thuốc Levetral 500
Thuốc Levetral 500 chứa Levetiracetam là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Levetiracetam là một pyrrolidin, là thuốc có tác dụng chống co giật.
Levetiracetam gắn kết chọn lọc chỉ giới hạn ở màng sinh chất của khớp thần kinh trong hệ thần kinh trung ương mà không có sự gắn kết xảy ra ở mô ngoại biên. Levetiracetam ức chế sự bùng phát cơn động kinh mà không ảnh hưởng đến tính dễ bị kích thích bình thường của tế bào thần kinh, điều này cho thấy rằng nó có thể ngăn chặn có chọn lọc quá trình siêu đồng bộ hóa sự bùng phát cơn động kinh và lan truyền hoạt động co giật [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Levetiracetam được hấp thu một cách nhanh chóng và gần như hoàn toàn sau khi uống. Sinh khả dụng xấp xỉ 100%. Thức ăn làm chậm hấp thu và ảnh hưởng tới sinh khả dụng của thuốc.
Phân bố: Thể tích phân bố của levetiracetam vào khoảng 0,5 đến 0,7 L/kg. Trong máu, chỉ có một phần nhỏ dưới 10% thuốc liên kết với protein huyết thanh.
Chuyển hóa: Trong cơ thể, thuốc được chuyển hóa tương đối ít, sản phẩm chuyển hóa chính là một chất không hoạt tính.
Thải trừ: Khoảng 66% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng thuốc không đổi, chỉ 0,3% liều được thải qua phân. Thời gian bán thải của levetiracetam là 6-8 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Levetral 500
Đơn trị liệu: Điều trị động kinh cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát trên bệnh nhân mới được chẩn đoán động kinh từ 16 tuổi trở lên.
Điều trị kết hợp:
- Người lớn và trẻ từ 4 tuổi trở lên bị động kinh khởi phát cục bộ có hoặc không có cơn toàn thể hóa thứ phát.
- Người lớn và trẻ trên 12 tuổi bị động kinh rung giật cơ.
- Người lớn bị động kinh co cứng co giật toàn thể tiên phát và trẻ trên 12 tuổi bị động kinh toàn thể tự phát.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Keppra 250mg - điều trị động kinh
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Levetral 500
3.1 Liều dùng thuốc Levetral 500
Đơn trị liệu
- Người lớn và đối tượng trên 16 tuổi: Liều khởi đầu 250mg/ngày chia 2 lần. Sau 2 tuần có thể tăng liều lên 500mg/ngày chia 2 lần. Liều vẫn có thể tăng sau mỗi 2 tuần thêm 250mg/ngày và liều tối đa là 1500mg/ngày chia 2 lần.
Điều trị kết hợp:
- Người lớn và vị thành niên 12 - 17 tuổi nặng trên 50kg: Liều khởi đầu 500mg/ngày chia 2 lần. Dựa trên đáp ứng lâm sàng có thể tăng liều tới tối đa là 1500mg/ngày chia 2 lần. Điều chỉnh liều lên xuống 500mg/ngày sau mỗi 2 - 4 tuần.
Người cao tuổi (>65 tuổi): Điều chỉnh liều dựa trên chức năng thận.
Trẻ 4 - 11 tuổi và đối tượng 12 - 17 tuổi cân nặng dưới 50kg: Liều khởi đầu 10mg/kg/ngày chia 2 lần. Dựa vào đáp ứng lâm sàng có thể tăng tới mức liều 30mg/kg/ngày. Điều chỉnh liều lên hoặc xuống mỗi lần không quá 10mg/ngày sau mỗi 2 tuần.
Trẻ dưới 4 tuổi: Không nên sử dụng do chưa thiết lập được độ an toàn và hiệu quả điều trị của thuốc.
Suy thận: Hiệu chỉnh liều dựa trên độ thanh thải của thuốc.
Suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ đến trung bình. Suy gan nặng nên giảm 50% liều khi độ thanh thải creatinin dưới 70ml/phút.
3.2 Cách dùng của thuốc Levetral 500
Thuốc được dùng đường uống với một lượng nước vừa đủ.
Có thể uống trong hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng mỗi ngày chia làm 2 lần sử dụng.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Levetral 500 cho người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: https://trungtamthuoc.com/thuoc-leracet-500mg
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Rất thường gặp | Thường gặp | Báo cáo sau lưu hành |
Thần kinh | Buồn ngủ | Mất trí nhớ, co giật, mất điều hòa, rung, choáng váng, đau đầu, rối loạn thăng bằng | Tê phần dưới cơ thể |
Tâm thần | Trầm cảm, kích động, hành vi thù địch, sợ hãi, mất ngủ, suy giảm trí nhớ | ||
Tiêu hóa | Đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn | Viêm tụy | |
Gan mật | Suy gan, viêm gan, chức năng gan bất thường | ||
Chuyển hóa và dinh dưỡng | Chán ăn, tăng cân | Sụt cân | |
Tai và mê đạo | Choáng váng | ||
Mắt | Song thi, mờ mắt | ||
Cơ và cương khớp | Đau cơ | ||
Nhiễm khuẩn, ký sinh trùng | Nhiễm khuẩn, viêm mũi họng | ||
Hô hấp | Ho nhiều | ||
Da và mô dưới da | Nổi mẩn, ngứa, eczema | Rụng tóc, lông | |
Máu | Giảm tiểu cầu | Giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính |
6 Tương tác thuốc
Thức ăn, đồ uống chứa cồn không nên sử dụng trong quá trình dùng thuốc.
Thuốc không ảnh hưởng tới dược động học cũng như hiệu quả của các thuốc tránh thai đường uống, thuốc nội tiết, Digoxin, Warfarin, và các thuốc kháng động kinh khác.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc chỉ dùng cho đối tượng người lớn và trẻ trên 4 tuổi.
Bệnh nhân suy thận cần phải điều chỉnh liều.
Không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định.
Cần ngưng thuốc một cách từ từ để tránh các phản ứng ngưng thuốc có thể xảy ra.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Thuốc có tiềm ẩn gây hại cho thai nhi. Chỉ sử dụng cho phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.
7.2.2 Phụ nữ đang cho con bú
Thuốc được tiết vào sữa mẹ. Không cho trẻ bú nếu mẹ sử dụng thuốc.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu tác động lên khả năng lái xe của thuốc. Tuy nhiên, thuốc tác động lên thần kinh có thể ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc. Cần thận trọng cho đối tượng này.
7.4 Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Buồn ngủ, gây gổ, kích động, suy hô hấp, suy giảm ý thức, hô mê.
Xử trí: Nếu quá liều cấp thì tiến hành rửa dạ dày, tăng cường gây nôn. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Xử trí bằng điều trị triệu chứng, loại bỏ thuốc bằng thẩm tách máu.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc Levetral 500 nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-14032-11.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú.
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên nén dài bao phim.
9 Thuốc Levetral 500 giá bao nhiêu?
Thuốc Levetral 500 hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Levetral 500 mua ở đâu?
Thuốc Levetral 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Levetiracetam là thuốc chống động kinh đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt [2].
- Qua các thử nghiệm đã chỉ ra levetiracetam dung nạp tốt và mang lại hiệu quả cao trên chức năng điều hành, trí nhớ không gian trên bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer và dạng động kinh hoạt động [3].
- Levetiracetam mang lại hiệu quả tương tự với phenytoin trong điều trị dự phòng co giật sớm do chấn thương sọ não [4].
- Từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy, levetiracetam có thể là lựa chọn tốt để phòng ngừa hoặc điều trị Alzheimer.
12 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây hại cho trẻ bú mẹ nếu mẹ dùng thuốc.
- Thuốc ảnh hưởng tới khả năng tập trung, lái xe và vận hành máy móc.
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Levetiracetam, PubChem. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả Rong Xiao (Đăng ngày 2016). Levetiracetam might act as an efficacious drug to attenuate cognitive deficits of Alzheimer's disease, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả Keith Vossel và cộng sự (Đăng ngày 1 tháng 11 năm 2011). Effect of Levetiracetam on Cognition in Patients With Alzheimer Disease With and Without Epileptiform Activity: A Randomized Clinical Trial, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả Jian-Chang Xu và cộng sự (Đăng ngày năm 2016). The safety and efficacy of levetiracetam versus phenytoin for seizure prophylaxis after traumatic brain injury: A systematic review and meta-analysis, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2023