1 / 13
lecifex 500 1 F2241

Lecifex 500mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Đã bán: 126 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuGlomed, Công ty TNHH Dược phẩm Glomed
Công ty đăng kýCông ty TNHH Dược phẩm Glomed
Số đăng kýVD-30812-18
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtLevofloxacin
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam2727
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Kim Viên Biên soạn: Dược sĩ Kim Viên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1211 lần

Thuốc Lecifex 500mg ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Lecifex 500mg hiệu quả.

1 Thành phần

Thành phần: 

Trong mỗi viên Lecifex 500mg có chứa:

Levofloxacin: 500mg

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Lecifex 500mg 

2.1 Lecifex 500mg là thuốc gì, tác dụng thế nào?

2.1.1 Dược lực học

Lecifex 500 là thuốc gì? Lecifex 500mg chứa Levofloxacin là dẫn chất của Fluoroquinolon. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cơ chế ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và/hoặc topoisomerase IV (đây là những enzym thiết yếu của vi khuẩn tham gia xúc tác trong quá trình sao chép, phiên mã và chỉnh sửa DNA của vi khuẩn), khi các enzyme này bị ức chế, vi khuẩn sẽ không tổng hợp được ADN và sẽ chết đi.

Thuốc có hoạt phổ rộng, tác dụng tốt trên nhiều chủng vi khuẩn gram dương và vi khuẩn kị khí như: Enterobacter cloacae, E. coli, H. influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicillin, H. parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, Staphylococcus coagulase còn nhạy cảm methicillin,... Levofloxacin có hoạt tính in vitro trên một số chủng Mycobacteria, ...Thuốc không có tác dụng đối với các chủng Staphylococcus đã kháng methicillin và Enterococcus faecium.

2.1.2 Dược động học

Levofloxacin hấp thu tốt và nhanh qua Đường tiêu hóa, Sinh khả dụng đường uống của thuốc đạt đến 99%. Thuốc có khả năng phân bố nhiều vào các mô và tổ chức trong cơ thể nhưng không vào dịch não tủy. Thuốc vào cơ thể sẽ không chuyển hóa mà được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu ở dạng không đổi với thời gian bán thải khoảng 6-8 giờ. Levofloxacin khi đã được hấp thu vào máu thì không thể bị loại bỏ bằng thẩm phân máu hoặc màng bụng. 

2.2 Chỉ định thuốc Lecifex 500mg

Thuốc Lecifex 500mg Abbott được chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn do những vi khuẩn nhạy cảm với thuốc gây ra: 

  • Bệnh nhân mắc viêm phổi cộng đồng, viêm xoang cấp, viêm phế quản mạn khởi phát đợt cấp, viêm phổi nặng do vi khuẩn 
  • Bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt, mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng hoặc không.
  • Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn da và tổ chức dưới da có biến chứng hoặc không.
  • Dùng trong dự phòng sau khi phơi nhiễm và điều trị triệt để bệnh than.
  • Bệnh nhân mắc lao kháng thuốc.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất:[CHÍNH HÃNG] Thuốc LevoDHG 750 điều trị nhiễm khuẩn 

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lecifex 500mg  

Liều dùng của Lecifex 500mg phụ thuộc vào từng chỉ định [1]:

  • Viêm phổi mắc phải bệnh viện: 1 viên/1- 2 lần/ngày, điều trị trong 7 - 14 ngày.
  • Viêm phổi mắc phải cộng đồng: 750 mg/lần/ngày, điều trị trong 5 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu có biến chứng kể cả viêm thận - bể thận cấp: 250 mg/lần/ngày điều trị trong 7 - 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm không biến chứng: 1 viên/lần/ngày, điều trị trong 7 - 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng: 750 mg/lần/ngày, điều trị trong 7 - 14 ngày.
  • Viêm tuyến tiền liệt vi khuẩn mạn: 1 viên/lần/ngày, điều trị trong 28 ngày.
  • Lao kháng thuốc (nhiễm khuẩn trực khuẩn lao): 1 - 2 viên/lần/ngày. Phải sử dụng kết hợp với các thuốc kháng lao khác. 
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp: 250 mg/lần/ngày trong 3 ngày.
  • Đợt nhiễm khuẩn cấp của viêm phế quản mạn tính: 1 viên/lần/ngày, điều trị trong 7 - 10 ngày.
  • Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: 1 viên/lần/ngày, điều trị  trong 10 - 14 ngày.

Lưu ý với những liều nhỏ hơn hoặc khác 500mg thì không bẻ thuốc mà cần chuyển sang loại có hàm lượng thấp hơn phù hợp với liều.

Thuốc cần dùng đường uống, người bệnh có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào tiện lợi mà không cần phụ thuộc vào bữa ăn. Thuốc cần được uống nguyên viên, không bẻ, không nghiền nát. 

4 Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc nếu bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người dị ứng hay có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người từng có tiền sử dị ứng với các kháng sinh khác nhóm Quinolon
  • Bệnh nhân có tiền sử động kinh
  • Người bệnh bị thiếu hụt G6PD
  • Người bệnh có tiền sử mắc bệnh ở gân Achilles do dùng fluoroquinolon.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc Azithromycin 500 DHG - Thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả 

5 Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn:

  • Tác dụng không mong muốn mà người dùng dễ gặp nhất là các vấn đề liên quan đến rối loạn thần kinh, bệnh nhân đau đầu, mất ngủ, cảm thấy buồn nôn, nôn, nổi mẩn, viêm phần phụ, đau bụng khó tiêu, đầy hơi, ngứa, đau lưng, đau ngực
  • Một số trường hợp ít gặp hơn, thuốc có thể gây hoa mắt, chóng mặt, căng thẳng, táo bón, tăng bilirubin huyết hoặc bội nhiễm nấm candida sinh dục.
  • Trường hợp hiếm gặp hơn nữa là thuốc có thể gây loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp, viêm đại tràng, viêm dạ dày, đau cơ, yếu cơ, viêm gân gót chân, choáng, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell. Các tác dụng phụ này tuy hiếm gặp nhưng mức độ tương đối nguy hiểm, người bệnh cần được phổ biến về cách nhận biết dấu hiệu của các tác dụng phụ nghiêm trọng.

6 Tương tác

Lecifex 500mg cần phải lưu ý khi sử dụng cùng với các thuốc sau do sẽ tạo ra các tương tác bất lợi:

  • NSAIDs: dùng chung gây tăng nguy cơ kích thích thần kinh trung ương. `
  • Theophylin: có thể gây tăng nồng độ theophylin trong máu.
  • Warfarin: tăng tác dụng chống đông máu, tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Các thuốc hạ đường huyết: tăng nguy cơ rối loạn đường huyết.
  • Antacid, Sucralfat, ion kim loại, multivitamin: làm giảm hấp thu levofloxacin

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

  • Thuốc có thể gây nguy cơ viêm gân gót chân cao, nguy cơ này tăng lên đáng kể khi dùng cùng với các Corticoid.
  • Uống Levofloxacin có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nhược cơ ở bệnh nhân đã có tiền sử bệnh.
  • Thuốc có nhiều tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như rối loạn tâm thần, kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật, run rẩy, bồn chồn, đau đầu, mất ngủ, tăng áp lực nội sọ, , trầm cảm, lú lẫn, ảo giác,ác mộng,.. Người bệnh có vấn đề, tiền sử bệnh thần kinh cần phải được theo dõi sát sao khi dùng thuốc.
  • Thuốc có thể gây sốc phản vệ và có nguy cơ khiến da người bệnh trở nên nhạy cảm ánh sáng.
  • Cần thận trọng với bệnh nhân có nhiều bệnh nền như rối loạn đường huyết hoặc tiền sử bệnh tim mạch.
  • Thận trọng khi dùng thuốc và cần giảm liều hoặc giãn khoảng cách dùng thuốc với bệnh nhân suy thận. 
  • Người bệnh cần tuân thủ thời gian điều trị, không tự ý ngưng dùng thuốc, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc, làm việc điều trị khó khăn hơn. 
  • Nhìn chung thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn nên chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng các điều trị khác.

7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc tuyệt đối chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và cho con bú vì Levofloxacin gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi và trẻ nhỏ.

7.3 Xử trí khi quá liều

Nếu người bệnh gặp các triệu chứng nôn, tiêu chảy kéo dài, nổi ban đỏ, chóng mặt, khó thở thì cần ngưng thuốc và nếu các triệu chứng trầm trọng và có dấu hiệu ngộ độc, dị ứng thì cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.

7.4 Bảo quản 

Thuốc Lecifex 500mg cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 25 độ C.

8 Sản phẩm thay thế 

Trong trường hợp thuốc Lecifex 500mg hết hàng, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất:

Boraflox của Hàn Quốc chứa 500mg Levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn tốt, thuốc có giá 310.000 đồng / hộp 30 viên.

Levofloxacin 500mg Imexpharm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm - Việt Nam có giá thành tiết kiệm hơn do được sản xuất trong nước, thuốc có giá 55.000 đồng / hộp 10 viên.

9 Nhà sản xuất

SĐK: VD-30812-18

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Glomed - Việt Nam

Đóng gói: Hộp 10 viên.

10 Thuốc Lecifex 500mg giá bao nhiêu?

Thuốc Lecifex 500mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Lecifex 500mg mua ở đâu?

Thuốc Lecifex 500mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Lecifex 500mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Levofloxacin có phổ tác dụng rộng, đang có triển vọng phát triển thành phác đồ mới điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày và nếu kết hợp với Pyrvinium, Levofloxacin sẽ có tác dụng đối với cả các chủng Staphylococcus aureus kháng thuốc. [2]
  • Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim nên cải thiện được sinh khả dụng hấp thu cũng như che giấu được mùi vị của thuốc.
  • Thuốc được sản xuất tại Việt Nam với quy trình đạt chuẩn GMP-WHO và công thức chuyển giao từ Abbott - Hoa Kỳ nên đạt chất lượng tương đương thuốc ngoại nhập mà giá thành tiết kiệm hơn. 

13 Nhược điểm

  • Thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn trên toàn thân.
  • Thuốc không dùng cho người < 18 tuổi cũng như phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Tổng 13 hình ảnh

lecifex 500 1 F2241
lecifex 500 1 F2241
lecifex 500 2 L4800
lecifex 500 2 L4800
lecifex 500 3 U8117
lecifex 500 3 U8117
lecifex 500 4 N5076
lecifex 500 4 N5076
lecifex 500 5 I3818
lecifex 500 5 I3818
lecifex 500 6 N5567
lecifex 500 6 N5567
lecifex 500 7 F2841
lecifex 500 7 F2841
lecifex 500 8 O5248
lecifex 500 8 O5248
lecifex 500 9 N5246
lecifex 500 9 N5246
lecifex 500 10 V8466
lecifex 500 10 V8466
lecifex 500 11 D1148
lecifex 500 11 D1148
lecifex 500 12 C1236
lecifex 500 12 C1236
lecifex 500 13 B0234
lecifex 500 13 B0234

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý Dược phê duyệt, xem và tải bản PDF tại đây.
  2. ^ Tác giả Chen-Li Ye 1, Guo-Ping Liao, Shuai He, Yan-Na Pan, Ying-Bo Kang, Zhong-Yi Zhang (Ngày đăng tháng 5 năm 2014). Levofloxacin and proton pump inhibitor-based triple therapy versus standard triple first-line therapy for Helicobacter pylori eradication, Pubmed. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2023.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này dùng được cho bà bầu không ạ?

    Bởi: Dung vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Lecifex 500mg 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Lecifex 500mg
    T
    Điểm đánh giá: 4/5

    Thuốc hiệu quả cao, viêm tiết niệu nặng mà thuốc điều trị tốt lắm

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633