Latoxol
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar), Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar) |
Số đăng ký | 893100124225 (SĐK cũ: VD-19850-13) |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ x 60ml |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | Ambroxol |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | min037 |
Chuyên mục | Thuốc Hô Hấp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Latoxol là thuốc gì?
Thành phần có trong Latoxol chứa: Ambroxol hydroclorid 360mg/60ml
Dạng bào chế: Siro
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Latoxol
Thuốc Latoxol được chỉ định làm tiêu chất nhầy ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, viêm phế quản cấp tính, viêm phế quản dạng hen, hen phế quản, bệnh hô hấp cấp tính, bệnh hô hấp mạn tính, ngăn ngừa các biến chứng ở phổi sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấp cứu.

==>> Xem thêm thuốc: Olesom S Siro điều trị ho do viêm phế quản
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Latoxol
3.1 Liều dùng
Liều dùng cho người lớn và trẻ nhỏ > 10 tuổi: sử dụng 5 ml/lần x 2-3 lần/ngày
Liều dùng cho trẻ em 5-10 tuổi: sử dụng 2,5 ml/lần x 2-3 lần/ngày
3.2 Cách dùng
Latoxol syrup Bidiphar chai 60ml dạng siro, sử dụng đường uống trực tiếp, uống sau khi ăn.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Latoxol cho người có bất cứ mẫn cảm nào với các thành phần của thuốc
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân đang điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Mucosolvan Kindersaft 30mg/5ml điều trị tiêu chất nhầy
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng không mong muốn đã được báo cáo khi dùng Latoxol bao gồm dị ứng ngoài da, phát ban, miệng khô, tăng transaminase, phản vệ cấp tính,…
6 Tương tác
Sử dụng đồng thời Latoxol với một số thuốc nhóm kháng sinh như doxicyclin, Erythromycin hay cefuroxim làm tăng nồng độ thuốc kháng sinh trong nhu mô phổi.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
• Thận trọng khi dùng Latoxol cho bệnh nhân viêm loét Đường tiêu hóa, có nguy cơ xuất huyết
• Cân nhắc trước khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị ho ra máu, do thuốc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết do làm tan cục máu đông.
• Sử dụng Latoxol đúng liều lượng khuyến cáo của bác sĩ.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Hiện tại chưa có đầy đủ dữ liệu chứng minh an toàn khi dùng Latoxol cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, thận trọng khi sử dụng, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
7.3 Lưu ý với người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Latoxol không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Hiện tại chưa có thông tin về triệu chứng khi dùng quá liều thuốc Latoxol. Bệnh nhân dùng liều cao hơn nhiều lần so với hướng dẫn của bác sĩ nghi ngờ quá liều cần được đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị triệu chứng kịp thời.
7.5 Bảo quản
Latoxol không nên đặt tại nơi gần khu vui chơi của trẻ nhỏ. Tốt nhất, Latoxol nên được đặt tại nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Latoxol hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các sản phẩm thay thế sau:
• Siro Amtalidine 30mg/10ml có thành phần Ambroxol, được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm và thương mại Phương Đông, điều trị các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp, hộp 1 chai 60ml.
• Amxolstad 60mg/10ml có thành phần Ambroxol, được sản xuất bởi Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm, điều trị các bệnh đường hô hấp cấp và mạn tính, hộp 1 chai 60ml.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Ambroxol hydroclorid có công dụng chính làm long đờm và tiêu chất nhầy, thể hiện tác dụng tốt khi điều trị cho bệnh nhân bị viêm tắc nghẽn phổi tình trạng nhẹ, viêm tắc nghẽn phổi tình trạng trung bình. Khi dùng điều trị Ambroxol cho bệnh nhân gặp tình trạng nặng, hiệu quả không thể hiện rõ rệt.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Dùng Ambroxol ở liều điều trị, thuốc hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn. Sau khi uống thuốc khoảng ½ đến 3 giờ, nồng độ thuốc đạt ngưỡng tối đa trong huyết thành.
Phân bố: Khoảng 90% Ambroxol liên kết với protein huyết tương.
Chuyển hóa: Ambroxol chuyển hóa chính tại gan.
Thải trừ: Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương khoảng 7 đến 12 giờ, tỷ lệ thuốc bài tiết qua thận khoảng 90%.
10 Thuốc Latoxol giá bao nhiêu?
Thuốc Latoxol chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Latoxol mua ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc Latoxol trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
• Thuốc Latoxol dạng siro dễ uống, dùng được cả cho trẻ nhỏ chưa nuốt được viên.
• Thuốc an toàn, hiệu quả, cho tác dụng điều trị tiêu chất nhầy sau liệu trình điều trị.
13 Nhược điểm
• Sau khi dùng Latoxol có thể có một số tác dụng không mong muốn như dị ứng, mẩn đỏ ngoài da, khô miệng.
Tổng 5 hình ảnh




