Lantota 30mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Thephaco (Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa), Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá |
Số đăng ký | VD-19089-13 |
Dạng bào chế | viên nang |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Lansoprazol |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | nn937 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi viên Lantota 30mg chứa:
- Lansoprazol: 30mg
- Tá dược: Vừa đủ
Dạng bào chế: Viên nang cứng

2 Tác dụng - Chỉ định của Lantota 30mg
Thuốc Lantota 30mg với thành phần chính là Lansoprazol, chỉ định điều trị tình trạng viêm thực quản có trợt loét ở các đối tượng bị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng cấp và các chứng tăng tiết toan bệnh lý
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Goldesome 40mg điều trị Zollinger-Ellison
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Lantota 30mg
3.1 Cách dùng
Lantota 30mg được dùng theo đường uống.
3.2 Liều dùng
Đối với điều trị viêm thực quản có xuất hiện trợt loét:
- Điều trị ngắn hạn: 1 viên Lantota 30mg/ lần/ ngày, dùng từ 4-8 tuần. Nếu các triệu chứng chưa giảm có thể dùng thêm 8 tuần nữa.
- Liều duy trì: 1/ 2 viên Lantota 30mg/ ngày.
Loét dạ dày: ½-1 viên Lantota 30mg / lần/ ngày, dùng từ 4-8 tuần, uống trước bữa sáng.
Loét tá tràng:
- ½ viên Lantota 30mg/ lần/ ngày, trong 4 tuần hoặc đến khi khỏi bệnh
- Xem xét điều chỉnh liều dùng trong trường hợp sử dụng phối hợp Lantota 30mg với các thuốc khác trong điều trị H. pylori cho bệnh nhân loét tá tràng dạng hoạt động
Điều trị tăng tiết toan khác:
- Liều khởi đầu: 2 viên Lantota 30mg/lần/ngày, 1 lần/ngày, sau đó hiệu chỉnh tùy khả năng dung nạp
- Liều duy trì: 15-180mg/ngày, đối với người bệnh gan nặng thì không quá 30 mg/ngày
4 Chống chỉ định
Không dùng cho các đối tượng bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Lantota 30mg
Phụ nữ có thai và cho con bú
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Lantota 30mg: chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, phát ban
Tác dụng phụ ít gặp khi sử dụng thuốc Lantota 30mg: mệt mỏi, thay đổi các chỉ số như enzym gan, hematocrit, hemoglobin, acid uric,...
6 Tương tác
Thuốc chuyển chuyển hóa qua CYP450: Không phối hợp sử dụng thuốc Lantota 30mg cùng với các thuốc này
Thuốc hấp thu trong môi trường acid, ketoconazol, itraconazol: Lantota 30mg có thể gây giảm tác dụng của các thuốc này nếu sử dụng đồng thời.
Sucralfat: Lantota 30mg có thể bị giảm hấp thu nếu uống đồng thời.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Molingas là thuốc gì, giá bao nhiêu tiền? có tác dụng gì?
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Lantota 30mg
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đối với các bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan thì cần hiệu chỉnh liều thuốc Lantota 30mg
Dùng đúng liều, không uống thuốc Lantota 30mg nếu đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng
Các đối tượng cần sự tỉnh táo khi làm việc với máy móc hoặc vận hành xe thì cần thận trọng khi dùng thuốc Lantota
Sau khi điều trị với thuốc Lantota 30mg mà các triệu chứng không thuyên giảm, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ trong thời gian sớm nhất để có phương án điều trị thay thế.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không khuyến cáo dùng thuốc Lantota 30mg cho phụ nữ có thai và cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Lantota 30mg khi uống quá liều có thể làm hạ thân nhiệt, co giật, giảm hô hấp,... Bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị hỗ trợ kịp thời do Lantota 30mg không thể loại bỏ bằng cách thẩm tách.
7.4 Bảo quản
Lantota 30mg nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Lantota hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc sau:
- Thuốc Scolanzo 30mg chứa Lansoprazole 30mg, dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Thuốc này được sản xuất tại Laboratorios Liconsa, S.A, với quy cách đóng hộp gồm Hộp 2 vỉ x 7 viên nang bao tan trong ruột.
- Thuốc Lansoprazole Stella 30mg chứa lansoprazol 30mg, dùng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày – thực quản. Thuốc này được sản xuất tại Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm, với quy cách đóng hộp gồm Hộp 3 vỉ x 10 viên nang cứng.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Lansoprazol ức chế không hồi phục enzym H⁺/K⁺-ATPase nằm ở màng tế bào viền của dạ dày từ đó làm giảm mạnh lượng acid được tiết ra. Lansoprazol là một tiền dược, được hoạt hóa trong môi trường acid của tế bào viền, thường dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến tăng tiết acid như loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), điều trị vi khuẩn Helicobacter pylori khi phối hợp với kháng sinh. [1]
9.2 Dược động học
Lansoprazol có Sinh khả dụng khoảng 80–90% khi dùng đường uống và liên kết mạnh với protein huyết tương (khoảng 97%). Lansoprazol được hoạt hóa trong môi trường acid của tế bào viền dạ dày, chuyển hóa chủ yếu ở gan và cuối cùng thải trừ qua nước tiểu và phân với thời gian bán thải khoảng 1,5-2 giờ.
10 Thuốc Lantota 30mg giá bao nhiêu?
Thuốc Lantota 30mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Lantota 30mg mua ở đâu?
Thuốc Lantota 30mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Lantota 30mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Lantota 30mg chứa hoạt chất Lansoprazol, có thể phối hợp cùng các thuốc khác trong điều trị H.pylori
- Lantota 30mg được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, có dạng viên nang cứng dễ dùng và dễ bảo quản
13 Nhược điểm
- Lantota 30mg có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như: Chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, phát ban
Tổng 5 hình ảnh





Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả I K Moules (đăng 1994), Lansoprazole: pharmacokinetics and pharmacodynamics, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2025