1 / 1
thuoc l stafloxin 250 U8142

L-Stafloxin 250

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 342 Còn hàng
Thương hiệuStellapharm, Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm
Công ty đăng kýCông ty TNHH Liên Doanh Stellapharm
Số đăng ký893115390423
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 2 vỉ x 7 viên
Hoạt chấtLevofloxacin
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam319
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Nguyễn Quyên Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Quyên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 331 lần

Thuốc L-Stafloxin 250 được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn trong nhiều trường hợp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc L-Stafloxin 250.

1 Thành phần

Thành phần của mỗi viên L-Stafloxin 250 chứa: 

  • Hoạt chất: Levofloxacin 250mg
  • Tá dược vừa đủ.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim

2 Chỉ định của thuốc L-Stafloxin 250

Thuốc L-Stafloxin 250 là thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn trong nhiều trường hợp như nhiễm khuẩn trên da và mô mềm, đường tiết niệu cả viêm thận – bể thận và cả viêm tuyến tiền liệt mãn tính.

Đồng thời, thuốc L-Stafloxin 250 còn dùng điều trị nhiễm khuẩn một số bệnh đường hô hấp như viêm phổi mắc phải cộng đồng, viêm xoang cấp tính hoặc viêm phế quản mạn tính đợt cấp.  

==>> Bạn có thể tham khảo thêm: Thuốc Levofloxacine SaVi 500 đđiều trị các tình trạng nhiễm khuẩn.

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc L-Stafloxin 250

3.1 Liều dùng

Trường hợpLiều dùngThời gian điều trị
Viêm phổi mắc phải cộng đồng1,25 viên x 1-2 lần/ngày.7-14 ngày
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng1,25 viên x 01 lần/ngày7-14 ngày
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không phức tạp250mg x 01 lần/ngày03 ngày
Viêm thận - bể thận1,25 viên x 01 lần/ngày7-10 ngày
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn1,25 viên x 01 lần/ngày28 ngày
Nhiễm khuẩn da và mô mềm1,25 viên x 1-2 lần/ngày.7-14 ngày
Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính1,25 viên x 01 lần/ngày7-10 ngày
Viêm xoang cấp tính1,25 viên x 01 lần/ngày10-14 ngày
Suy thậnLiều dùng của người suy thận cần được hiệu chỉnh phù hợp dựa vào độ thanh thải creatinin (ml/phút)

3.2 Cách dùng

Thuốc L-Stafloxin 250 dùng đường uống.

4 Chống chỉ định

  • Tiền sử bệnh ở gân cơ do dùng thuốc fluoroquinolone
  • Quá mẫn với các thành phần của L-Stafloxin 250
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người thiếu hụt G6PD
  • Động kinh
  • Quá mẫn với các quinolone khác
  • Trẻ em ˂ 18 tuổi

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Lecifex 500mg điều trị nhiều loại nhiễm trùng.

5 Tác dụng phụ

Tần suấtHệ cơ quan, tổ chứcTác dụng không mong muốn
Thường gặpThường gặpBuồn nôn, tiêu chảy
GanTăng enzym gan
Thần kinhMất ngủ, đau đầu
Ít gặpThần kinhHoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng.
Tiêu hóaĐau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón.
GanTăng bilirubin huyết.
Tiết niệu, sinh dụcViêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục.
DaNgứa, phát ban.
Hiếm gặpTim mạchTăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp
Tiêu hóaKhô miệng, viêm dạ dày, viêm đại tràng màng giả, phù lưỡi.
Cơ xương khớpĐau khớp, yếu hoặc đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân Achille.
Thần kinhCo giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần.
Dị ứngPhù Quinck, choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell.

6 Tương tác

Không nên phối hợp L-Stafloxin 250 với các thuốc như:

  • Muối Sắt, thuốc kháng acid (có chứa nhôm hoặc magnesi)
  • Các thuốc hạ đường huyết
  • Theophylin, fenbufen hoặc các NSAIDs tương tự
  • Sucralfat
  • Warfarin
  • Probenecid và cimetidin

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thuốc L-Stafloxin 250 là thuốc kê đơn, chỉ dùng L-Stafloxin 250 khi có đơn của bác sĩ.

Nên đọc hướng dẫn sử dụng của L-Stafloxin 250 trước khi dùng.

Không dùng L-Stafloxin 250 cho người có tiền sử có dấu hiệu hay triệu chứng của phản ứng có hại khi dùng levofloxacin hoặc các fluoroquinolone khác.

Trong khi điều trị bằng L-Stafloxin 250 thì người bệnh nên tránh tiếp xúc với ánh sáng và cũng như 48 giờ sau điều trị.

Dừng điều trị bằng L-Stafloxin 250 nếu gặp dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện phản ứng quá mẫn
  • Nghi ngờ viêm gân, đứt gân nhất là người >65 tuổi hoặc người dùng corticoid
  • Hạ đường huyết
  • Phản ứng có hại trên thần kinh trung ương
  • Nghi ngờ viêm đại tràng  màng giả

Thận trọng khi dùng L-Stafloxin 250 cho người:

  • Nhược cơ
  • Bệnh lý thần kinh trung ương
  • Có yếu tố làm tăng khoảng QT như bẩm sinh, người lớn tuổi, bệnh tim mạch…
  • Đái tháo đường đang dùng thuốc đường uống hoặc Insulin khi đó cần chú ý kiểm tra đường huyết đều đặn

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Không dùng L-Stafloxin 250 khi mang thai hoặc đang cho con bú. Tham khảo ý kiến bác sĩ.

7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc

Thuốc L-Stafloxin 250 có thể gây buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn thị giác…

7.4 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: Nhầm lẫn, hoa mắt, suy giảm nhận thức, co giật kiểu động kinh, buồn nôn,...

Xử trí: Đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

7.5 Bảo quản 

Nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh xa tầm tay trẻ em.

8 Sản phẩm thay thế 

Thuốc Levofloxacin 250 DHG có chứa cùng hoạt chất và hàm lượng để điều trị nhiều trường hợp nhiễm khuẩn trong cơ thể. Được sản xuất tại Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG với quy cách đóng gói: Hộp 03 vỉ x 10 viên. Giá bán hiện tại đang được cập nhật.

Thuốc L-Stafloxin 500 có chứa cùng hoạt chất được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn. Được sản xuất tại Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm với quy cách đóng gói: Hộp 02 vỉ x 07 viên. Giá bán hiện tại đang được cập nhật.

9 Thông tin chung

SĐK (nếu có): 893115390423

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm

Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên

10 Cơ chế tác dụng 

10.1 Dược lực học

Thuốc L-Stafloxin 250 có chứa kháng sinh Levofloxacin (đồng phân quang học L của Ofloxacin) nhóm quinolon có phổ kháng khuẩn rộng trên cả gram âm và dương. Levofloxacin có cơ chế tác dụng là ức chế topoisomerase IV và DNA gyrase từ đó ngăn cản quá trình phiên mã, tái tạo hoặc tái tổ hợp DNA. Levofloxacin có cơ chế khác với kháng sinh nhóm macrolid, aminoglycosid, β-lactam nên dùng điều trị được các vi khuẩn kháng các kháng sinh trên nhưng nó vẫn gặp phản ứng chéo với các fluoroquinilon khác.

10.2 Dược động học

Levofloxacin hấp thu nhanh. Sau khi uống, nồng độ Levofloxacin đạt Cmax trong 1-2 giờ. Levofloxacin phân bố rộng rãi vào các mô kể cả màng nhầy ở phổi/phế quản hay dịch não tủy nhưng ít. Có 30-40% Levofloxacin liên kết với protein trong máu. Levofloxacin chuyển hóa thấp thành chất không hoạt tính. Levofloxacin có T/2 khoảng 6-8 giờ. Levofloxacin đào thải chủ yếu qua nước tiểu.

11 Thuốc L-Stafloxin 250 giá bao nhiêu?

Thuốc L-Stafloxin 250 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

12 Thuốc L-Stafloxin 250 mua ở đâu?

Thuốc L-Stafloxin 250 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc L-Stafloxin 250 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12.1 Ưu điểm

  • Trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, hiệu quả và độ an toàn của levofloxacin và Ciprofloxacin là tương tự nhau.[1].
  • Điều trị bằng Levofloxacin an toàn và hiệu quả như phương pháp bộ ba đối với nhiễm H. pylori và nó là một lựa chọn điều trị bổ sung.[2].
  • L-Stafloxin 250 sản xuất trong nước, dễ mua hàng.
  • Thuốc dạng viên nén bao phim giúp che dấu mùi vị khó chịu dễ sử dụng và bảo quản.
  • Thuốc L-Stafloxin 250 được sản xuất tại nhà máy đạt GMP của Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm.

12.2 Nhược điểm

  • Không dùng L-Stafloxin 250 khi mang thai, cho con bú, người dưới 18 tuổi.

Tổng 1 hình ảnh

thuoc l stafloxin 250 U8142
thuoc l stafloxin 250 U8142

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Zhisong Xue, Ying Xiang, Yutao Li, Qi Yang (Ngày đăng: tháng 09 năm 2021). A systematic review and meta-analysis of levofloxacin and ciprofloxacin in the treatment of urinary tract infection, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 03 năm 2024.
  2. ^ Tác giả Chen-Li Ye, Guo-Ping Liao, Shuai He, Yan-Na Pan, Ying-Bo Kang, Zhong-Yi Zhang (Ngày đăng: tháng 5 năm 2014). Levofloxacin and proton pump inhibitor-based triple therapy versus standard triple first-line therapy for Helicobacter pylori eradication, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 03 năm 2024.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này có sẵn không ạ?

    Bởi: Mai vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Bạn liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn

      Quản trị viên: Dược sĩ Nguyễn Quyên vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
L-Stafloxin 250 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • L-Stafloxin 250
    M
    Điểm đánh giá: 4/5

    Tư vấn nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633