Keppra 250mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | UCB Pharma SA, UCB Pharma SA |
Công ty đăng ký | GlaxoSmithKline |
Số đăng ký | VN-15908-12 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Levetiracetam |
Xuất xứ | Bỉ |
Mã sản phẩm | aa5299 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1491 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Keppra 250mg với thành phần chứa Levetiracetam hàm lượng 250mg được chỉ định để điều trị cơn động kinh ở người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Keppra 250mg
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Keppra 250mg
- Levetiracetam 250mg.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Keppra 250mg
2.1 Keppra 250mg là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Keppra 250mg
Levetiracetam thuộc nhóm pyrrolidine có tác dụng chống co giật khi nghiên cứu trên các mô hình gây co giật cục bộ và toàn thể tiên phát ở động vật thí nghiệm. Levetiracetam không có tác động gây co giật.
Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế chọn lọc cơn động kinh bùng phát mà không làm ảnh hưởng đến sự dẫn truyền bình thường của cơ thể. Levetiracetam cũng đã được chứng minh là có ảnh hưởng gián tiếp đến sự dẫn truyền thần kinh GABAergic. [1]
Các chất chuyển hóa chính của Levetiracetam không có hoạt tính dược lý.
2.2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Levetiracetam được hấp thu nhanh sau khi sử dụng theo đường uống. Khả năng hấp thu không bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của thức ăn. Sinh khả dụng của thuốc gần như tuyệt đối.
Phân bố: Levetiracetam và các chất chuyển hóa của nó gắn với protein huyết tương thấp, chỉ dưới 10%. Thể tích phân bố của thuốc nằm trong khoảng 0,5 - 0,7 L/kg.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa chủ yếu thông qua quá trình thủy phân nhóm acetamide.
Thải trừ: Levetiracetam được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, chỉ một phần rất nhỏ bị thải trừ qua phân.
2.3 Chỉ định thuốc Keppra 250mg
Đơn trị liệu cơn động kinh khởi phát cục bộ ở người lớn và trẻ em trên 16 tuổi có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát.
Điều trị phối hợp trong các trường hợp:
- Cơn động kinh khởi phát cục bộ ở người lớn và trẻ em trên 4 tuổi có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát.
- Cơn co giật ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi bị động kinh giật cơ.
- Cơn co cứng hoặc co giật toàn thể tiên phát ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi bị động kinh toàn thể không rõ nguyên nhân.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Tirastam 500mg điều trị bệnh động kinh
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Keppra 250mg
3.1 Liều dùng thuốc Keppra 250mg
Thuốc Keppra 250mg được sử dụng theo liều lượng do bác sĩ chỉ định.
Người lớn và thanh thiếu niên từ 16 tuổi trở lên | Đơn trị liệu | Liều khởi đầu được khuyến cáo là 1 viên/ngày chia làm 2 lần Có thể tăng liều tùy theo đáp ứng của người bệnh Liều tối đa là 6 viên |
Điều trị kết hợp ở người lớn trên 18 tuổi và thanh thiếu niên (12-17 tuổi) cân nặng 50kg trở lên | Liều khởi đầu là 2 viên/ngày chia làm 2 lần Có thể tăng hoặc giảm liều tùy theo đáp ứng lâm sàng của người bệnh |
Đối với bệnh nhân là người lớn và trẻ em trên 50kg bị suy thận:
- Suy thận nhẹ: 2-4 viên/ngày chia làm 2 lần.
- Suy thận trung bình: 1-3 viên/ngày chia làm 2 lần.
- Suy thận nặng: 1-2 viên/ngày chia làm 2 lần.
- Bệnh nhân đang trong giai đoạn cuối: 2-4 viên/ngày chia làm 2 lần.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên cân nặng dưới 50kg bị suy thận:
- Suy thận nhẹ: 10-30mg/kg/ngày chia làm 2 lần.
- Suy thận trung bình: 10-20mg/kg/ngày chia làm 2 lần.
- Suy thận nặng: 5-10mg/kg/ngày chia làm 2 lần.
- Bệnh nhân đang trong giai đoạn cuối: 10-20mg/kg/lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Keppra 250mg hiệu quả
Thuốc Keppra 250mg được sử dụng theo đường uống.
Uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Keppra 250mg.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Keppra 500mg - thuốc điều trị động kinh, co giật
5 Tác dụng phụ
Thường gặp:
- Viêm mũi, viêm họng, giảm bạch cầu và tiểu cầu.
- Cân nặng thay đổi bất thường, chán ăn.
- Trầm cảm, mất ngủ, bồn chồn, có ý định tự tử, ảo giác, thay đổi tâm trạng, lo âu.
- Nhìn mờ, song thị, ho, rối loạn tiêu hóa.
- Chức năng gan bất thường, phát ban, nổi mẩn.
- Yếu cơ, suy nhược, mệt mỏi.
6 Tương tác
Levetiracetam khi sử dụng đồng thời với Methotrexate có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc do làm giảm Độ thanh thải của methotrexate.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Giảm liều dần, không tự ý ngừng thuốc đột ngột.
Hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân suy gan và suy thận. Đặc biệt đối với những bệnh nhân suy gan nặng, nên đánh giá chức năng thận trước khi chỉ định liều cho bệnh nhân.
Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình điều trị vì có thể xảy ra nguy cơ người bệnh có ý định tự tử.
Sử dụng dạng bào chế thích hợp cho trẻ nhỏ.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không khuyến cáo sử dụng thuốc Keppra 250mg cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú để đảm bảo an toàn.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây ra một số tác động như mệt mỏi, buồn ngủ do đó cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng này.
7.4 Xử trí khi quá liều
Việc xử trí quá liều thuốc chủ yếu là điều trị triệu chứng, có thể gây nôn cho người bệnh khi cần thiết.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc Keppra 250mg ở nơi khô ráo.
Tránh ánh sáng.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-15908-12
Nhà sản xuất: UCB Pharma SA
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Keppra 250mg giá bao nhiêu?
Thuốc Keppra 250mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Keppra 250mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Keppra 250mg mua ở đâu?
Thuốc Keppra 250mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Keppra 250mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, ưu điểm của dạng bào chế này là dược chất không bị phá hủy bởi acid dịch vị do đó cho hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, viên nén bao phim có thể che giấu tốt mùi vị khó chịu của hoạt chất trong thuốc nên thích hợp cho những đối tượng khó uống.
- Thuốc Keppra 250mg được sản xuất bởi UCB Pharma SA của Bỉ với dây chuyền tiên tiến, công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng.
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng levetiracetam, fosphenytoin và valproate đối với các trường hợp động kinh ở trẻ em, người lớn và người lớn tuổi có hiệu quả tương tự nhau. Bất kỳ thuốc nào trong 3 thuốc này đều được coi là lựa chọn đầu tay trong quá trình điều trị. [2]
- Levetiracetam có thể được coi là một lựa chọn thay thế Phenytoin đối với động kinh co giật ở trẻ em mặc dù hiệu quả không quá vượt trội so với phenytoin nhưng tính dễ sử dụng cộng với độ an toàn của levetiracetam vẫn có thể chấp nhận được. [3]
12 Nhược điểm
- Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
- Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Nhóm tác giả của Drugbank (Ngày cập nhật 7 tháng 12 năm 2022). Levetiracetam, Drugbank. Truy cập ngày 08 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả James M Chamberlain và cộng sự (Ngày đăng 11 tháng 4 năm 2020). Efficacy of levetiracetam, fosphenytoin, and valproate for established status epilepticus by age group (ESETT): a double-blind, responsive-adaptive, randomised controlled trial, PubMed. Truy cập ngày 08 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Mark D Lyttle và cộng sự (Ngày đăng 25 tháng 5 năm 2019). Levetiracetam versus phenytoin for second-line treatment of paediatric convulsive status epilepticus (EcLiPSE): a multicentre, open-label, randomised trial, PubMed. Truy cập ngày 08 tháng 12 năm 2022