1 / 2
thuoc kavosnor 10 10mg 1 M4147

Kavosnor 10/10

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuKhapharco (Dược phẩm Khánh Hòa), Công ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa
Công ty đăng kýCông ty cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa
Số đăng ký893110453223
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtAtorvastatin, Ezetimibe
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmme955
Chuyên mục Thuốc Hạ Mỡ Máu

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Hoàng Bích Biên soạn: Dược sĩ Hoàng Bích
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Thành phần trong mỗi viên thuốc Kavosnor 10/10 chứa:

  •  Atorvastatin (dưới dạng Atorvastatin calcium): 10mg
  • Ezetimibe: 10mg

Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Kavosnor 10/10

Thuốc Kavosnor 10/10 được chỉ định để đièu trị trong các trường hợp sau:

  • Tăng cholesterol máu nguyên phát.
  • Tăng cholesterol máu đồng hợp tử gia đình.
  • Hỗ trợ điều trị cho các phương pháp hạ lipid máu khác.

==>> Xem thêm thuốc chứa hoạt chất tương tự: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ezenstatin 10/10 - Thuốc điều trị mỡ máu

Thuốc Kavosnor 10/10 - Điều trị tăng cholesterol máu

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Kavosnor 10/10

3.1 Liều dùng

Liều ban đầu phổ biến: 1 viên (10/10 mg) mỗi ngày.

Cần giảm LDL-C ≥55%: Có thể khởi đầu với liều cao hơn, 40/10 mg/ngày.

Tăng cholesterol máu có tính di truyền đồng hợp tử: Có thể sử dụng liều 40/10 mg hoặc tối đa 80/10 mg mỗi ngày (sử dụng hàm lượng phù hợp).

Sau khoảng 2 tuần điều trị, nên kiểm tra lại chỉ số lipid máu để xem xét hiệu chỉnh liều lượng cho phù hợp với mục tiêu điều trị.

Đối tượng đặc biệt:

  • Người cao tuổi hoặc suy thận: Không cần chỉnh liều.
  • Trẻ em: Chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả, không khuyến cáo sử dụng.

3.2 Cách dùng

Thuốc Kavosnor 10/10 được dùng bằng đường uống trực tiếp, cần nuốt nguyên viên với nước. Không nên bẻ, nhai hoặc ngậm viên thuốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Dùng thuốc vào lúc đói hoặc no vào một thời điểm cố định mỗi ngày.

4 Chống chỉ định

Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Kavosnor 10/10.

Phụ nữ có thai hoặc cho con bú

Bệnh gan đang tiến triển hoặc transaminase huyết thanh tăng kéo dài chưa rõ nguyên nhân.

Đã từng gặp tình trạng đau hoặc yếu cơ liên quan đến thuốc hạ lipid máu.

Có tiền sử bệnh túi mật khi dùng kèm fenofibrat hoặcđang điều trị bằng Acid fusidic

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Ator VPC 10mg giảm cholesterol, điều trị rối loạn lipid máu

5 Tác dụng phụ

Tần suấtThường gặp (≥1/100)Ít gặp (1/1.000 đến <1/100)Hiếm gặp (<1/1.000)Một số tác dụng phụ
Tác dụng phụ
  • Đau đầu
  • Viêm phế quản
  • Yếu cơ
  • Tăng Kali máu
  • Buồn nôn
  • Táo bón
  • Viêm xoang
  • Mất ngủ
  • Đau khớp
  • Đầy hơi
  • Nhìn mờ
  • Tiêu chảy
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đau bụng
  • Đau cơ
  • Kết quả xét nghiệm men gan tăng trên 3 lần giới hạn bình thường 
  • Loạn vị giác
  • Cúm
  • Nhức đầu kéo dài
  • Ban da
  • Viêm họng
  • Khó thở
  • Tăng creatin phosphokinase kèm yếu cơ
  • Viêm mũi
  • Nhịp tim nhanh
  • Trầm cảm
  • Ho
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Dị cảm
  • Tăng đường huyết lúc đói và HbA1c
  • Viêm cơ
  • Nguy cơ khởi phát đái tháo đường
  • Tiêu cơ vân dẫn đến suy thận cấp do myoglobin niệu
  • Suy giảm trí nhớ, hay quên, lú lẫn 
  • Một số tác dụng phụ khác đã được ghi nhận
  • Viêm gan
  • Hoại tử biểu bì
  • Hội chứng Stevens-Johnson
  • Viêm tụy
  • Giảm tiểu cầu
  • Phản ứng quá mẫn
  • Suy gan
  • Phát ban dạng bóng nước
  • Mề đay
  • Bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • Phù mạch
  • Hồng ban đa dạng
  • Phản vệ
  • Sỏi mật
  • Viêm túi mật

6 Tương tác

Erythromycin, clarithromycin: Làm tăng nồng độ atorvastatin trong máu, do đó cần hạn chế liều khi phối hợp, đặc biệt với Clarithromycin.

Darunavir, saquinavir, fosamprenavir (có hoặc không có ritonavir): Làm tăng phơi nhiễm atorvastatin, cần điều chỉnh liều phù hợp nếu phối hợp.

Nelfinavir: Có khả năng làm tăng tác dụng và độc tính của atorvastatin, vì vậy cần giới hạn liều dùng.

Itraconazol: Làm tăng phơi nhiễm toàn thân của atorvastatin, cần giới hạn liều khi dùng chung để tránh độc tính.

Lopinavir kết hợp ritonavir: Làm tăng nguy cơ tích lũy thuốc, nên thận trọng và ưu tiên sử dụng liều atorvastatin thấp nhất có thể.

Colestipol: Làm giảm nồng độ atorvastatin, nhưng khi dùng phối hợp lại có tác dụng hạ lipid máu mạnh hơn so với từng thuốc đơn lẻ.

Colestyramin: Làm giảm đáng kể sinh khả dụng của ezetimib, cần uống cách xa thời điểm dùng thuốc.

Tipranavir kết hợp ritonavir, telaprevir: Làm tăng đáng kể nồng độ atorvastatin, không nên dùng chung vì nguy cơ cao gặp tác dụng phụ trên cơ.

Diltiazem: Làm tăng nồng độ atorvastatin trong tuần hoàn, cần giám sát khi sử dụng cùng lúc.

Efavirenz, Rifampicin, phenytoin: Làm giảm nồng độ atorvastatin trong máu, có thể làm giảm hiệu quả điều trị.

Thuốc kháng acid chứa magnesi và nhôm: Làm giảm nồng độ atorvastatin trong huyết tương nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả lâm sàng. Có thể làm giảm hấp thu của ezetimib.

Fenofibrat, gemfibrozil: Làm tăng nguy cơ tổn thương cơ và hình thành sỏi mật khi dùng đồng thời, không nên phối hợp.

Niacin liều cao: Tăng khả năng gây tác dụng phụ trên cơ xương, nên cân nhắc giảm liều atorvastatin khi dùng chung.

Acid fusidic: Làm tăng nguy cơ tiêu cơ vân, cần tránh sử dụng kết hợp.

Colchicin: Có thể gây độc tính trên cơ khi phối hợp với atorvastatin, cần cẩn trọng.

Thuốc chống đông như warfarin, fluindion: Có thể ảnh hưởng đến chỉ số đông máu, cần theo dõi sát khi dùng kết hợp.

Cyclosporin: Làm tăng đáng kể nồng độ atorvastatin trong máu, cần tránh phối hợp để giảm nguy cơ độc tính.

Digoxin: Làm tăng nồng độ Digoxin trong huyết tương, cần theo dõi đáp ứng điều trị khi phối hợp.

Thuốc tránh thai đường uống: Làm tăng phơi nhiễm hormone sinh dục nữ, nên cân nhắc khi lựa chọn biện pháp tránh thai ở phụ nữ dùng atorvastatin.

Nước ép bưởi: Làm ức chế chuyển hóa atorvastatin, có thể dẫn đến tăng nồng độ thuốc trong máu nếu dùng với lượng lớn.

Rượu: Làm tăng nguy cơ gây độc cho gan khi sử dụng cùng kéo dài, cần hạn chế hoặc tránh dùng.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thận trọng ở người có tiền sử bệnh gan hoặc thường xuyên uống rượu.

Trong quá trình điều trị, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như đau cơ, yếu cơ hoặc cứng cơ, cần xét nghiệm creatin kinase (CK) để đánh giá nguy cơ bệnh cơ và xử trí kịp thời.

Một số trường hợp hiếm có thể gặp các biểu hiện nghiêm trọng như tiêu cơ vân hoặc globin cơ niệu kịch phát, cần theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng, đặc biệt ở người cao tuổi, người bị suy giáp chưa kiểm soát, suy thận, hoặc có tiền sử bệnh cơ.

Nguy cơ bệnh cơ tăng lên rõ rệt khi dùng đồng thời với Gemfibrozil, các fibrat khác, niacin liều cao, Colchicin. Cần thận trọng và cân nhắc nguy cơ – lợi ích khi phối hợp các thuốc này.

Bệnh nhân có tiền sử bản thân hoặc gia đình mắc bệnh cơ di truyền, từng gặp tác dụng phụ cơ liên quan đến statin hoặc fibrat trước đó, hoặc có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, bệnh gan, dùng rượu nhiều nên được theo dõi CK trước và trong khi điều trị.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu xuất hiện tình trạng mệt mỏi, yếu cơ hoặc các biểu hiện bất thường khác, nên ngưng thuốc và đánh giá lại tình trạng lâm sàng.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc Kavosnor 10/10 chống chỉ định dùng cho 2 đối tượng trên.

7.3 Xử trí khi quá liều

Khi sử dụng quá liều thuốc Kavosnor 10/10 hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ.

7.4 Bảo quản 

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Tránh ánh sáng trực tiếp.

Nhiệt độ không quá 30 độ C.

8 Sản phẩm thay thế 

Nếu thuốc Kavosnor 10/10 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau đây:

  • Thuốc Atovze 10/10 có hoạt chất với hàm lượng tương tự, do Công ty cổ phần Dược phẩm Savi sản xuất.
  • Thuốc Ezecept 10/10 có hoạt chất với hàm lượng tương tự, do Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm sản xuất.

9 Cơ chế tác dụng 

9.1 Dược lực học

Mã ATC: C10BA05.

Thuốc Kavosnor 10/10 kết hợp giữ 2 thuốc mang đến tác động kép: vừa ngăn cản tổng hợp cholesterol nội sinh tại gan, vừa ức chế hấp thu cholesterol từ ruột non.

Atorvastatin là một statin tổng hợp, hoạt động thông qua ức chế enzym HMG-CoA reductase – enzym chủ chốt xúc tác chuyển HMG-CoA thành acid mevalonic, tiền chất quan trọng trong chu trình sinh tổng hợp cholesterol. Việc ức chế enzym này không chỉ làm giảm tổng hợp cholesterol tại gan mà còn thúc đẩy tăng biểu hiện thụ thể LDL, từ đó tăng thu nhận LDL-C từ máu, giúp giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương.

Ezetimib tác động tại bờ bàn chải của ruột non, nơi nó đặc hiệu ức chế protein vận chuyển sterol Niemann-Pick C1-Like 1 (NPC1L1) – phân tử trung gian chính trong quá trình hấp thu cholesterol. Nhờ đó, ezetimib làm giảm lượng cholesterol đi vào hệ tuần hoàn từ nguồn ngoại sinh.

9.2 Dược động học

9.2.1 Atorvastatin

Hấp thu

  • Atorvastatin được hấp thu nhanh sau khi uống, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 1–2 giờ. 
  • Sinh khả dụng đường uống tăng theo liều dùng.

Phân bố

  • Phân bố ưu tiên vào gan, là cơ quan chính để tác dụng điều trị.
  • Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương hơn 98%
  • Thể tích phân bố khoảng 400 lít.

Chuyển hóa

  • Atorvastatin được chuyển hóa mạnh tại gan thông qua enzyme cytochrom P450 3A4, tạo ra các chất chuyển hóa có hoạt tính như ortho- và parahydroxy. 

Thải trừ

  • Phần lớn thuốc và các chất chuyển hóa được bài tiết qua mật sau khi chuyển hóa gan.
  • Thời gian bán thải của atorvastatin khoảng 14 giờ, nhưng tác dụng dược lý được kéo dài do các chất chuyển hóa, với thời gian bán thải hoạt tính lên đến 20–30 giờ. 
  • Dưới 2% liều dùng được thải qua nước tiểu.

9.2.2 Ezetimib

Hấp thu

  • Sau khi uống, ezetimib được hấp thu nhanh và nhanh chóng chuyển thành dạng liên hợp có hoạt tính là ezetimib-glucuronid.
  • Nồng độ đỉnh của dạng glucuronid đạt sau 1–2 giờ, còn ezetimib tự do đạt đỉnh muộn hơn, từ 4–12 giờ.

Phân bố

  • Ezetimib phân bố chủ yếu ở ruột và gan.
  • Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 90%.

Chuyển hóa

  • Chuyển hóa chủ yếu tại ruột non và gan qua liên hợp glucuronid.

Thải trừ

  • Ezetimib và các chất chuyển hóa được thải trừ chậm khỏi huyết tương nhờ chu trình gan ruột.
  • Thời gian bán thải khoảng 22 giờ.

10 Thuốc Kavosnor 10/10 giá bao nhiêu?

Thuốc Kavosnor 10/10 chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Kavosnor 10/10 mua ở đâu?

Bạn có thể mang đơn thuốc của bác sĩ kê đơn thuốc Kavosnor 10/10 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Một nghiên cứu so sánh hiệu quả giữa liệu pháp phối hợp atorvastatin 10 mg với ezetimib 10 mg và atorvastatin liều cao 40 mg đơn độc trên bệnh nhân đau thắt ngực ổn định. Sau 12 tháng, cả hai nhóm đều giảm LDL-C tương đương và mức độ thoái triển mảng xơ vữa động mạch vành ở mức trung gian cũng tương tự nhau. Kết quả cho thấy phác đồ phối hợp liều thấp có hiệu quả tương đương với đơn trị liệu liều cao về kiểm soát lipid và làm giảm mảng xơ vữa.[1]
  • Có dạng viên nén bao phim dễ sử dụng, thuận tiện cho người bệnh trong việc tuân thủ điều trị hàng ngày.
  • Thuốc Kavosnor 10/10 được sản xuất bởi Công ty CP Dược phẩm Khánh Hòa – đơn vị uy tín trong ngành dược phẩm trong nước.

13 Nhược điểm

  • Nguy cơ xảy ra tác dụng phụ trên cơ xương như đau cơ, yếu cơ hoặc hiếm gặp hơn là tiêu cơ vân.

Tổng 2 hình ảnh

thuoc kavosnor 10 10mg 1 M4147
thuoc kavosnor 10 10mg 1 M4147
thuoc kavosnor 10 10mg 2 E1508
thuoc kavosnor 10 10mg 2 E1508

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Oh PC, Jang AY, Ha K, Kim M, Moon J, Suh SY, Lee K, Han SH, Kang WC, (Ngày đăng: Ngày 1 tháng 9 năm 2021), Effect of Atorvastatin (10 mg) and Ezetimibe (10 mg) Combination Compared to Atorvastatin (40 mg) Alone on Coronary Atherosclerosis, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    nên uống trước hay sau ăn

    Bởi: Nam vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • chào bạn, uống trước hoặc sau ăn đều được nhưng nên cố định giờ uống để đạt hiệu quả điều trị cao nhất ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Bích vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Kavosnor 10/10 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Kavosnor 10/10
    Q
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhân viên tư vấn nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789