Kauskas-100
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-28468-17 |
Dạng bào chế | viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Lamotrigine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | thanh548 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén Kauskas-100 chứa:
Hoạt chất: Lamotrigin 100 mg
Tá dược: vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén
2 Tác dụng - chỉ định của thuốc Kauskas-100
Thuốc Kauskas-100 được chỉ định cho các trường hợp sau:
Động kinh | Người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên | Thuốc có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp trong điều trị động kinh cục bộ và toàn thể, bao gồm cả các cơn co cứng - co giật. |
Điều trị động kinh liên quan đến hội chứng Lennox-Gaustaut. Lamotrigin thường được dùng trong phác đồ phối hợp, nhưng cũng có thể được dùng đơn trị liệu cho hội chứng này. | ||
Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi | Thuốc được dùng kết hợp để điều trị động kinh cục bộ hoặc toàn thể, bao gồm các cơn co cứng - co giật và co giật do hội chứng Lennox-Gaustaut. | |
Được chỉ định đơn trị liệu trong điều trị cơn vắng ý thức. | ||
Rối loạn lưỡng cực | Người lớn từ 18 tuổi trở lên | Thuốc được chỉ định để phòng ngừa các giai đoạn trầm cảm ở bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực, đặc biệt là những người có xu hướng trải qua các giai đoạn trầm cảm. Lưu ý rằng Lamotrigin không được sử dụng để điều trị cấp tính cho các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm. |
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Kauskas 50mg - điều trị hiệu quả bệnh động kinh
3 Liều dùng và cách dùng thuốc Kauskas-100
Tái sử dụng Lamotrigin: Nếu bệnh nhân ngưng dùng Lamotrigin trong một thời gian và muốn bắt đầu lại, bác sĩ cần cân nhắc điều chỉnh liều để tránh nguy cơ phát ban nghiêm trọng. Nên tăng dần liều cho đến liều duy trì theo phác đồ an toàn, đặc biệt nếu thời gian ngưng thuốc dài hơn 5 lần thời gian bán thải của Lamotrigin. Nếu bệnh nhân từng gặp phản ứng nổi ban do Lamotrigin, không nên tái sử dụng thuốc trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ. [1]
Điều trị động kinh | Người lớn và trẻ em từ 13 tuổi trở lên | Đơn trị liệu | Tuần 1 và 2: 25 mg mỗi ngày (dùng 1 lần/ngày). |
Tuần 3 và 4: 50 mg mỗi ngày (dùng 1 lần/ngày). | |||
Liều duy trì thông thường: 100-200 mg mỗi ngày (chia làm 1-2 lần). Có thể tăng liều tối đa 50-100 mg sau mỗi 1-2 tuần. Liều tối đa là 500 mg/ngày. | |||
Khi phối hợp với Valproat | Tuần 1 và 2: 12,5 mg/ngày (hoặc 25 mg cách ngày). | ||
Tuần 3 và 4: 25 mg mỗi ngày (dùng 1 lần/ngày). | |||
Liều duy trì: 100-200 mg/ngày (chia 2 lần/ngày). Có thể tăng liều tối đa 25-50 mg mỗi 1-2 tuần. | |||
Khi phối hợp với các chất cảm ứng quá trình glucuronid hóa | Tuần 1 và 2: 50 mg/ngày (dùng 1 lần/ngày). | ||
Tuần 3 và 4: 100 mg/ngày (chia 2 lần/ngày). | |||
Liều duy trì: 200-400 mg/ngày (chia 1-2 lần/ngày). Liều tối đa là 700 mg/ngày. | |||
Khi phối hợp với các thuốc có tương tác dược động học chưa rõ với Lamotrigin | Điều chỉnh liều theo phác đồ phối hợp với Valproat. | ||
Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi | Đơn trị liệu | Tuần 1 và 2: 0,3 mg/kg/ngày (dùng 1-2 lần/ngày). | |
Tuần 3 và 4: 0,6 mg/kg/ngày (chia 1-2 lần/ngày). | |||
Liều duy trì thông thường: 1-15 mg/kg/ngày (chia 1-2 lần/ngày). Có thể tăng tối đa 0,6 mg/kg/ngày sau mỗi 1-2 tuần, với liều tối đa là 200 mg/ngày. | |||
Khi phối hợp với Valproat | Tuần 1 và 2: 0,15 mg/kg/ngày (dùng 1 lần/ngày). | ||
Tuần 3 và 4: 0,3 mg/kg/ngày (dùng 1 lần/ngày). | |||
Liều duy trì: 1-5 mg/kg/ngày (chia 1-2 lần/ngày). Có thể tăng liều tối đa 0,3 mg/kg/ngày mỗi 1-2 tuần, với liều tối đa là 200 mg/ngày. | |||
Điều trị rối loạn lưỡng cực | Người lớn từ 18 tuổi trở lên | Tuần 1 và 2: 25 mg/ngày (dùng 1 lần/ngày). | |
Tuần 3 và 4: 50 mg/ngày (chia 1-2 lần/ngày). | |||
Tuần 5: 100 mg/ngày (chia 1-2 lần/ngày). | |||
Tuần 6: Liều mục tiêu thông thường là 200 mg/ngày (chia 1-2 lần/ngày). Liều duy trì có thể từ 100-400 mg/ngày. |
4 Chống chỉ định
Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Lamotrigin hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc không nên sử dụng.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Lamotrigin SPM 50 - điều trị động kinh hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc được phân loại theo tần suất xuất hiện và hệ cơ quan:
Rất thường gặp (≥ 1/10) | Hệ thần kinh: Nhức đầu. Da và mô dưới da: Phát ban. |
Thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10) | Tâm thần: Tính cách hung hăng, khó chịu. Hệ thần kinh: Buồn ngủ, chóng mặt, run rẩy, mất ngủ, kích động. Hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khô miệng. Cơ xương và mô liên kết: Đau khớp. Toàn thân: Mệt mỏi, đau, đau lưng. |
Ít gặp (1/1.000 ≤ ADR < 1/100) | Hệ thần kinh: Mất phối hợp vận động. Thị giác: Nhìn đôi, mờ mắt. Da và mô dưới da: Rụng tóc. |
Hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR < 1/1.000) | Hệ thần kinh: Rung giật nhãn cầu, viêm màng não vô trùng. Thị giác: Viêm kết mạc. Da và mô dưới da: Hội chứng Stevens-Johnson. |
Rất hiếm gặp (ADR < 1/10.000) | Máu và hệ bạch huyết: Rối loạn huyết học như giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt. Hệ miễn dịch: Hội chứng quá mẫn, bao gồm sốt, sưng hạch bạch huyết, phù mặt, rối loạn máu và gan, đông máu rải rác trong lòng mạch, suy đa cơ quan. Tâm thần: Lú lẫn, ảo giác, co giật cơ. Hệ thần kinh: Đứng không vững, rối loạn vận động, làm nặng thêm bệnh Parkinson, rối loạn ngoại tháp, múa giật, tăng tần suất động kinh. Gan và mật: Suy gan, rối loạn chức năng gan, tăng chỉ số xét nghiệm chức năng gan. Da và mô dưới da: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, phản ứng da kèm tăng bạch cầu ái toan và triệu chứng toàn thân (DRESS). Cơ xương và mô liên kết: Phản ứng tương tự lupus. Tác dụng phụ chưa rõ tần suất: Máu và hệ bạch huyết: Sưng hạch bạch huyết. Tâm thần: Ác mộng. |
6 Tương tác
Tương tác thuốc: Các nghiên cứu về tương tác thuốc chỉ được thực hiện trên người trưởng thành. Lamotrigin được chuyển hóa bởi enzyme UDP-glucuronyl transferase. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy Lamotrigin gây cảm ứng hoặc ức chế mạnh các enzyme chuyển hóa oxy hóa thuốc trong thực tế lâm sàng, cũng như không có tương tác với các thuốc được chuyển hóa bởi enzyme cytochrom P450.
- Các thuốc ức chế quá trình glucuronic hóa của Lamotrigin: Valproat.
- Các thuốc cảm ứng quá trình glucuronic hóa của Lamotrigin: Phenytoin, Carbamazepin, Phenobarbital, Primidon, Rifampicin, Lopinavir/ritonavir, phối hợp Ethinyloestradiol/levonorgestrel, Atazanavir/ritonavir.
- Các thuốc không ảnh hưởng đáng kể đến quá trình glucuronic hóa của Lamotrigin: Oxcarbazepin, Felbamat, Gabapentin, Levetiracetam, Pregabalin, Topiramat, Zonisamid, Lithi, Bupropion, Olanzapin, Aripiprazol.
Tương tác liên quan đến các thuốc chống động kinh khác:
- Valproat làm giảm quá trình chuyển hóa Lamotrigin, dẫn đến tăng gấp đôi thời gian bán thải của thuốc. Vì vậy, cần điều chỉnh liều phù hợp khi sử dụng đồng thời với Valproat.
- Các thuốc chống động kinh như Phenytoin, Carbamazepin, Phenobarbital và Primidon có thể kích thích enzyme gan, làm tăng chuyển hóa Lamotrigin. Do đó, cũng cần hiệu chỉnh liều khi sử dụng cùng với các thuốc này.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Phản ứng da nghiêm trọng: Tác dụng phụ trên da có thể xảy ra trong vòng 8 tuần đầu khi sử dụng Lamotrigin. Mặc dù ban da có thể nhẹ và tự khỏi, trong một số trường hợp nghiêm trọng, cần nhập viện và ngừng thuốc ngay lập tức. Đã có báo cáo về các tình trạng nguy hiểm như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN), và hội chứng phát ban do thuốc kèm theo tăng bạch cầu ưa acid và các triệu chứng toàn thân (DRESS).
Tác động lâm sàng và nguy cơ tự tử: Ý định và hành vi tự tử đã được ghi nhận ở một số bệnh nhân đang sử dụng Lamotrigin. Cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện suy giảm tâm trạng và dấu hiệu liên quan đến tự tử, đặc biệt trong giai đoạn đầu điều trị hoặc khi có sự thay đổi liều lượng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] KAUSKAS-200 điều trị bệnh động kinh, rối loạn lưỡng cực.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ mang thai:
Đối với phụ nữ đang điều trị động kinh, việc ngưng thuốc đột ngột có thể gây ra tác dụng ngược và gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Nên điều trị bằng đơn trị (dùng một loại thuốc duy nhất) càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ bất thường bẩm sinh, vì sử dụng nhiều thuốc có thể làm tăng nguy cơ này.
Cần sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả điều trị. Lamotrigin có khả năng ức chế nhẹ enzyme dihydrofolic acid reductase, có thể gây nguy cơ tổn thương cơ tim ở thai nhi. Do đó, nên bổ sung Acid Folic khi phụ nữ có ý định mang thai và trong suốt thai kỳ.
Nồng độ Lamotrigin trong máu có thể giảm trong thời gian mang thai, làm giảm khả năng kiểm soát cơn co giật. Sau khi sinh, nồng độ thuốc tăng nhanh trở lại, gây nguy cơ tác dụng phụ. Vì vậy, cần theo dõi nồng độ Lamotrigin và các tác dụng phụ trong suốt thời kỳ trước, trong và sau khi mang thai.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú:
Lamotrigin qua được sữa mẹ, nồng độ trong sữa mẹ có thể đạt tới 50% nồng độ trong huyết thanh mẹ. Điều này có thể gây ra các tác dụng dược lý ở trẻ sơ sinh. Cần cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng Lamotrigin cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Đáp ứng của mỗi người đối với thuốc chống động kinh là khác nhau. Do đó, khuyên bệnh nhân báo cáo bất kỳ vấn đề nào họ gặp phải liên quan đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi sử dụng Lamotrigin.
Chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, Lamotrigin có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như chóng mặt và nhìn đôi, do đó nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân phải lái xe hoặc vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Có báo cáo về các trường hợp quá liều Lamotrigin, với liều lên đến 10-20 lần liều điều trị tối đa, bao gồm các triệu chứng như: cử động mắt không kiểm soát, thất điều, hôn mê, động kinh cơn lớn. Trong một số trường hợp, kéo dài khoảng QRS cũng được ghi nhận ở bệnh nhân dùng quá liều Lamotrigin, cho thấy nguy cơ nhiễm độc nặng.
Xử trí: Điều trị hỗ trợ bao gồm sử dụng than hoạt để giảm hấp thu thuốc từ đường tiêu hóa. Không có kinh nghiệm nhiều về việc sử dụng thẩm phân máu trong quá liều Lamotrigin. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng 20% Lamotrigin được loại bỏ khỏi cơ thể sau 4 giờ thẩm phân máu.
7.5 Bảo quản
Bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.
8 Sản phẩm thay thế
Fycompa 4mg chứa hoạt chất Perampanel, được chỉ định trong điều trị bổ trợ các cơn động kinh cục bộ và co giật toàn thể cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Thuốc giúp kiểm soát cơn động kinh và co giật hiệu quả. Giá: 1.000.000 VNĐ/hộp gồm 2 vỉ x 14 viên
Dalekine 200mg là thuốc chống động kinh với thành phần Sodium valproate, giúp điều trị động kinh và rối loạn lưỡng cực. Sản phẩm giúp ổn định tình trạng bệnh và ngăn ngừa co giật. Giá: 90.000 VNĐ/hộp (4 vỉ x 10 viên)
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Lamotrigin là một loại thuốc chống co giật hoạt động bằng cách chặn các kênh natri, từ đó ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh và ức chế việc giải phóng glutamat – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng liên quan đến cơn động kinh. Tuy nhiên, cơ chế chính xác mà Lamotrigin tác động trong điều trị rối loạn lưỡng cực vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Lamotrigin được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua Đường tiêu hóa, không bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển hóa qua gan lần đầu. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt sau khoảng 2,5 giờ sau khi uống, mặc dù thời gian này có thể kéo dài do ảnh hưởng của thức ăn, nhưng tổng lượng thuốc hấp thu không bị thay đổi.
Phân bố: Khoảng 55% Lamotrigin gắn kết với protein huyết tương. Các trường hợp ngộ độc do thuốc bị đẩy ra khỏi protein huyết tương rất hiếm. Thể tích phân bố của thuốc dao động từ 0,92 đến 1,22 L/kg.
Chuyển hóa: Lamotrigin được chuyển hóa chủ yếu thông qua enzyme UDP-glucuronyl transferase thành chất chuyển hóa glucuronide không hoạt tính. Lamotrigin cũng có khả năng tự cảm ứng chuyển hóa của mình, tuy nhiên, tác dụng này ở mức nhẹ và không có ảnh hưởng đáng kể đến lâm sàng.
Thải trừ: Độ thanh thải của Lamotrigin trong huyết tương ở người bình thường là khoảng 30 mL/phút. Thuốc chủ yếu được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa liên hợp glucuronic, với chưa đến 10% thuốc được thải trừ dưới dạng không đổi. Khoảng 2% thuốc được thải trừ qua phân. Độ thanh thải và thời gian bán thải của Lamotrigin không phụ thuộc vào liều dùng.
Thời gian bán thải: Trung bình là khoảng 33 giờ (dao động từ 14 đến 103 giờ), nhưng có thể thay đổi đáng kể khi sử dụng cùng các thuốc khác.
10 Thuốc Kauskas-100 giá bao nhiêu?
Thuốc Kauskas-100 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Kauskas-100 mua ở đâu?
Thuốc Kauskas-100 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Kauskas-100 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Hiệu quả trong điều trị động kinh và rối loạn lưỡng cực: Thuốc chứa hoạt chất Lamotrigin, hiệu quả trong điều trị động kinh cục bộ hoặc toàn thể và rối loạn lưỡng cực. Đây là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân cần kiểm soát các triệu chứng này.
- Sử dụng đa dạng: Kauskas-100 có thể sử dụng cho trẻ em từ 2 đến 12 tuổi và người lớn trên 13 tuổi, cả trong điều trị đơn trị và phối hợp với các thuốc khác. Thuốc cũng được chỉ định cho trẻ em mắc hội chứng Lennox-Gaustaut.
- Điều trị dự phòng cho rối loạn lưỡng cực: Thuốc có khả năng phòng ngừa giai đoạn trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực, giúp ngăn chặn tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Dạng bào chế tiện lợi: Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, giúp người dùng dễ dàng sử dụng và bảo quản.
13 Nhược điểm
- Nguy cơ phản ứng da nghiêm trọng: Thuốc có thể gây ra ban da nghiêm trọng, đặc biệt trong 8 tuần đầu sử dụng. Điều này có thể bao gồm các bệnh như hội chứng Steven-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc, đe dọa tính mạng.
- Tác dụng phụ không mong muốn: Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm: nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, phát ban da, ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc do có thể gây buồn ngủ và nhìn đôi.
- Tương tác thuốc: Thuốc có thể gây tương tác với nhiều loại thuốc khác, đặc biệt là valproat, làm tăng nguy cơ phát ban và các biến chứng. Ngoài ra, thuốc tránh thai nội tiết có thể làm giảm hiệu quả của Lamotrigin, gây khó khăn trong việc duy trì liều lượng hiệu quả.
- Không phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi: Không có đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ em dưới 2 tuổi, vì vậy thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng này
Tổng 14 hình ảnh