Ivosenib 250mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Everest Pharmaceuticals, Everest Pharmaceuticals Ltd |
Công ty đăng ký | Everest Pharmaceuticals Ltd |
Số đăng ký | Đang cập nhật |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 60 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Xuất xứ | Bangladesh |
Mã sản phẩm | thanh719 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ung Thư |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên Ivosenib 250mg gồm có:
- Ivosidenib hàm lượng 250mg
- Các tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: viên nén
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ivosenib 250mg
Thuốc Ivosenib 250mg được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân trưởng thành mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) có đột biến IDH1[1] cụ thể trong các trường hợp sau:
- Mới chẩn đoán AML có đột biến IDH1 và không đủ sức khỏe để thực hiện các liệu pháp hóa trị liệu tiêu chuẩn.
- Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy tái phát.
- AML kháng trị, không đáp ứng với các phương pháp điều trị trước đó.
==>> Xem thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Glivec 400mg điều trị bệnh bach cầu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ivosenib 250mg
3.1 Liều dùng
Liều khuyến cáo cho người lớn: dùng 500 mg mỗi ngày (tương đương 2 viên Ivosenib 250 mg), uống một lần mỗi ngày.
Thời gian điều trị tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân với liệu pháp. Điều trị có thể tiếp tục cho đến khi bệnh nhân không còn đáp ứng với thuốc hoặc xuất hiện tác dụng phụ nghiêm trọng.
3.2 Cách dùng
Thuốc Ivosenib 250mg được uống nguyên viên với nước lọc, không nhai, nghiền, hay bẻ viên thuốc.
Thuốc có thể được uống cùng hoặc không cùng thức ăn.
Nên uống Ivosenib 250mg vào một thời điểm cố định trong ngày để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Ivosenib 250mg cho người có tiền sử dị ứng với Ivosidenib hay các tá dược có trong thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Gilternib 40mg Gilteritinib điều trị bệnh bạch cầu tủy cấp tính
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, đau khớp, đau cơ, chán ăn, phát ban da, nhức đầu chóng mặt.
Ít gặp nhưng nghiêm trọng: kéo dài khoảng QT, hội chứng biệt hoá, tăng men gan (AST, ALT), tăng axit uric trong máu, nhiễm trùng nặng, bất thường tế bào máu.
6 Tương tác
Thuốc chống loạn nhịp (như Amiodarone, Sotalol) có thể làm tăng nguy cơ kéo dài khoảng QT khi dùng chung với Ivosenib, gây loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Chất ức chế CYP3A4 (như Ketoconazole, Clarithromycin) làm tăng nồng độ Ivosenib trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Chất cảm ứng CYP3A4 (như Rifampin, Phenytoin) có thể làm giảm hiệu quả của Ivosenib do làm giảm nồng độ thuốc trong máu.
Thuốc kháng viêm không steroid có thể làm tăng nguy cơ độc tính trên gan khi sử dụng đồng thời với Ivosenib.
Warfarin và các thuốc chống đông máu khác có thể tương tác với Ivosenib, làm tăng nguy cơ chảy máu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Ivosenib có thể gây ra kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, có nguy cơ gây loạn nhịp tim nghiêm trọng. Cần kiểm tra ECG trước và trong quá trình điều trị, đặc biệt ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ kéo dài QT.
Kiểm tra chức năng gan định kỳ trong quá trình điều trị. Nếu có biểu hiện tổn thương gan hoặc tăng men gan nghiêm trọng, có thể cần phải tạm ngưng hoặc giảm liều Ivosenib 250mg.
Bệnh nhân lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là chức năng gan và tim mạch cần được theo dõi kỹ lưỡng.
Ivosidenib có thể gây suy giảm miễn dịch, người bệnh cần tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc các nguồn nhiễm trùng tiềm ẩn.
Tránh sử dụng thuốc Ivosenib 250mg đã quá hạn hoặc khi có dấu hiệu bất thường về màu sắc, hình dạng của viên thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không dùng thuốc Ivosenib 250mg khi đang mang thai hoặc cho con bú, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cần sử dụng biện pháp tránh thai trong suốt thời gian điều trị và ít nhất 1 tháng sau khi ngừng thuốc.
7.3 Xử trí khi quá liều
Dừng ngay việc sử dụng Ivosenib 250mg khi có dấu hiệu quá liều hoặc phát hiện triệu chứng bất thường nghiêm trọng. Theo dõi điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra khoảng QT và phát hiện sớm các bất thường về tim mạch. Kiểm tra chức năng gan và thận thông qua các xét nghiệm máu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuốc. Hiện tại, không có thuốc giải độc đặc hiệu Ivosidenib . Xử trí chủ yếu dựa vào điều trị hỗ trợ và xử lý triệu chứng.
7.4 Bảo quản
Thuốc Ivosenib 250mg nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, từ 20°C đến 25°C. Tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp hoặc ở nơi có độ ẩm cao. Đảm bảo thuốc được giữ ở nơi an toàn, tránh xa tầm với của trẻ em.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Idhifa 50mg có chứa Enasidenib với hàm lượng 50mg điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML) có đột biến IDH2. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Bristol Mayer Squibb - Mỹ dưới dạng viên nén.
Thuốc Enasinib 50mg bào chế dạng viên nén do Everest Pharmaceuticals Ltd. sản xuất. Thuốc có thành phần chính là Enasidenib hàm lượng 50mg, có chỉ định tương tự với Ivosenib 250mg.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Ivosidenib là một chất ức chế đột biến IDH1, một enzyme chịu trách nhiệm chuyển đổi isocitrate thành alpha-ketoglutarate (α-KG) trong chu trình Krebs. Trong một số loại ung thư, IDH1 bị đột biến, dẫn đến sản sinh quá mức 2-hydroxyglutarate (2-HG), một chất chuyển hóa oncometabolite có vai trò thúc đẩy sự phát triển ung thư. Nhờ việc ức chế đột biến IDH1, thuốc giúp tế bào ung thư phục hồi khả năng biệt hóa thành các tế bào trưởng thành, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng của khối u.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Ivosidenib được hấp thu tốt qua đường uống. Thời gian để đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax) thường vào khoảng từ 2 đến 4 giờ sau khi uống. Thức ăn có thể làm tăng mức độ hấp thu của Ivosidenib, nhưng không gây ra những thay đổi có ý nghĩa lâm sàng.
Phân bố: Ivosidenib có khả năng phân bố rộng rãi trong các mô của cơ thể với tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 92%.
Chuyển hoá: Ivosidenib chủ yếu được chuyển hóa bởi hệ thống enzyme cytochrome P450, trong đó CYP3A4 là enzyme chính. Ngoài ra, UGT (Uridine 5'-diphospho-glucuronosyltransferase) cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa thuốc này.
Thải trừ: Thời gian bán thải trung bình của Ivosidenib khoảng 93 giờ, cho phép dùng thuốc một lần mỗi ngày. Thuốc và các chất chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua phân (77%) và một phần nhỏ qua nước tiểu (17%).
10 Thuốc Ivosenib 250mg giá bao nhiêu?
Thuốc Ivosenib 250mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Ivosenib 250mg mua ở đâu?
Thuốc Ivosenib 250mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ivosenib 250mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Ivosenib 250mg có thành phần chính là Ivosenib được chỉ định trong điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) có đột biến IDH1. Thuốc giúp ức chế sự phát triển và biệt hóa bất thường của tế bào ung thư, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân mắc AML.
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén dùng đường uống, thuận tiện cho bệnh nhân khi sử dụng và không cần thực hiện các thủ tục phức tạp như tiêm truyền.
- Liều dùng đơn giản, tiết kiệm thời gian cho người bệnh và hạn chế quên liều.
13 Nhược điểm
- Ivosenib 250mg chỉ hiệu quả đối với những bệnh nhân có đột biến IDH1, không thích hợp cho những trường hợp AML khác. Cần thực hiện xét nghiệm gen trước khi bắt đầu điều trị.
- Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, như hội chứng biệt hóa, kéo dài khoảng QT, độc tính trên gan.
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Antonella Bruzzese và cộng sự (Ngày đăng tháng 12 năm 2023), Ivosidenib in acute myeloid leukemia, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2024.