Ivagim 7,5
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Agimexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm |
Số đăng ký | VD-35992-22 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng kể từ ngày sản xuất |
Hoạt chất | Ivabradin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | ah37 |
Chuyên mục | Thuốc Tim Mạch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ivagim 7,5 thường được dùng để điều trị đau thắt ngực ổn định mãn tính và suy tim mạn tính. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn chi tiết về thuốc Ivagim 7,5.
1 Thành phần
Mỗi viên thuốc Ivagim 7,5 có chứa:
- Ivabradin hàm lượng 7,5mg.
- Tá dược khác vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Công dụng của thuốc Ivagim 7,5
Ivagim 7,5 là thuốc gì? Thuốc được chỉ định để điều trị cho các bệnh nhân sau:
- Người trưởng thành bị đau thắt ngực ổn định mãn tính do mắc bệnh động mạch vành nhưng có nhịp xoang và nhịp tim ở mức bình thường lớn hơn hoặc bằng 70 nhịp/phút trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân không sử dụng được thuốc chẹn Beta do không dung nạp được hoặc thuộc nhóm chống chỉ định dùng thuốc.
- Dùng phối hợp với thuốc chẹn Beta ở người chưa kiểm soát được bệnh nếu chỉ dùng thuốc chẹn Beta.
- Người bị suy tim thể mạn ở mức độ NYHA II đến IV mà đồng thời tâm thu bất thường chức năng và có nhịp xoang và nhịp tim lớn hơn hoặc bằng 75 nhịp mỗi phút. Những trường hợp này cần dùng cùng thuốc chẹn Beta hoặc nếu người bệnh không dùng được thuốc chẹn Beta.
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Aubtin 7.5mg - điều trị triệu chứng đau thắt ngực
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Ivagim 7,5
Liều dùng cho bệnh nhân đau thắt ngực ổn định mạn tính:
- Trước khi điều trị và trong quá trình điều trị, bệnh nhân phải được kiểm tra và đánh giá nhịp tim.
- Khởi đầu được khuyên dùng là 5mg Ivabradin 1 lần, ngày uống 2 lần cho những bệnh nhân trưởng thành dưới 75 tuổi. Điều trị liên tục trong vòng 3 tuần đến 4 tuần nếu người bệnh vẫn còn triệu chứng nhưng cơ thể được dung nạp tốt liều ban đầu, đồng thời bệnh nhân có nhịp tim bình thường trên mức 70 nhịp/phút thì có thể tăng liều theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng không được vượt quá 7,5mg Ivabradin 1 lần, ngày dùng 2 lần.
- Bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc Ivagim 7,5 nếu sau 3 tháng dùng thuốc mà không hiệu quả hoặc chỉ đáp ứng các triệu chứng một cách hạn chế.
- Bệnh nhân cần dùng liều giảm là 2,5mg 1 lần, ngày dùng 2 lần khi dùng liều ban đầu mà nhịp tim giảm xuống dưới 50 nhịp/phút hoặc có các triệu chứng do nhịp tim chậm như hạ huyết áp, chóng mặt hoặc mệt mỏi. Sau khi điều trị bằng liều giảm thì phải theo dõi nhịp tim. Dừng thuốc nếu nhịp tim dưới 50 nhịp/phút và các triệu chứng kể trên vẫn xảy ra.
Liều dùng cho bệnh nhân suy tim mạn tính:
- Chỉ dùng thuốc này cho bệnh nhân suy tim nhưng mức độ ổn định
- Liều khởi đầu được khuyên dùng là 5mg Ivabradin 1 lần, ngày uống 2 lần. Sau nửa tháng điều trị, nếu nhịp tim bệnh nhân lúc nghỉ tăng trên 60 nhịp/phút thì dùng liều tăng là 7,5mg Ivabradin 1 lần, ngày uống 2 lần; nếu nhịp tim bệnh nhân lúc nghỉ dưới 50 nhịp/phút thì dùng liều giảm là 2,5 mg Ivabradin 1 lần, ngày uống 2 lần. Nếu nhịp tim từ 50 nhịp/phút đến 60 nhịp/phút thì vẫn dùng liều 5mg Ivabradin 1 lần, ngày uống 2 lần.
- Bệnh nhân đang dùng liều 7,5mg hoặc 5mg Ivabradin 1 lần, ngày uống 2 lần thì nên giảm liều nếu nhịp tim lúc nghỉ dưới 50 nhịp/phút. Các bệnh nhân đang dùng liều 5mg hoặc 2,5mg Ivabradin 1 lần, ngày uống 2 lần thì nên tăng liều nếu nhịp tim tăng lên. Nếu đã giảm liều mà nhịp tim vẫn dưới 50 nhịp/phút hoặc triệu chứng nhịp chậm vẫn xảy ra thì cần ngừng thuốc.
Đối tượng đặc biệt:
- Người già trên 75 tuổi trở lên dùng liều khởi đầu 2,5 mg 1 lần, ngày uống 2 lần.
- Người có độ thanh thải Creatinin dưới 15 ml/phút (bị suy thận nặng) thì chưa có kinh nghiệm điều trị.
- Người suy gan nặng không dùng thuốc Ivagim 7,5, trường hợp bệnh nhẹ hoặc trung bình thì không cần giảm liều.
- Trẻ em: không sử dụng thuốc cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì chưa biết rõ mức độ an toàn.
Cách dùng: Ngày uống thuốc 2 lần, 1 lần vào buổi sáng và 1 lần vào buổi tối trong bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Dị ứng với thành phần Ivabradin hoặc tá dược của thuốc.
Người có các vấn đề về tuần hoàn và tim mạch bao gồm: đau thắt ngực thể không ổn định, sốc tim, trước khi điều trị mà nhịp tim lúc nghỉ dưới 70 nhịp/phút, đợt cấp của nhồi máu cơ tim, block xoang nhĩ, chức năng nút xoang bất thường, suy tim cấp, huyết áp tụt dưới 90/50 mmHg, người bị phụ thuộc vào máy tạo nhịp tim, block nhĩ thất mức độ 3.
Người bị suy gan nặng.
Người dưới 18 tuổi, người mang thai, cho con bú hoặc có khả năng mang thai do quan hệ mà không dùng biện pháp phòng tránh.
Người đang sử dụng Verapamil, Diltiazem các thuốc có tác dụng ức chế mạnh Cytochrom P450 3A4.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Nisten F 7.5mg - Thuốc điều trị bệnh lý mạch vành
5 Tác dụng không mong muốn thuốc Ivagim 7,5
Khi dùng thuốc Ivagim 7,5 bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:
Rất thường gặp: mắt bị chói sáng.
Thường gặp: chóng mặt, nhìn mờ, nhịp tim rối loạn, ngoại tâm thu thất, tâm nhĩ rung, block nhĩ thất độ 1, không kiểm soát được huyết áp.
Ít gặp: chuột rút, người mệt, nhịp tim chậm, suy nhược, buồn nôn, đi ngoài, đau bụng, táo bón, khó thở, tụt huyết áp, đánh trống ngực, nhìn đôi, thị giác giảm.
Hiếm gặp: ban đỏ, viêm da, mày đay, cảm thấy bất ổn.
Rất hiếm gặp: block nhĩ thất mức độ 2 hoặc 3, Rối loạn chức năng nút xoang
6 Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Thuốc kéo dài khoảng QT gồm một số thuốc tim mạch hoặc kháng sinh | Tăng tác dụng phụ là kéo dài khoảng QT nếu dùng cùng nhau |
Thuốc gây ức chế hoặc gây cảm ứng CYP3A4 | Kết hợp với nhau làm ảnh hưởng tới dược động học của thuốc |
Thuốc gây ức chế mạnh CYP3A4 | Chống chỉ định dùng cùng nhau |
Thuốc gây ức chế trung bình CYP3A4. | Dùng cùng nhau làm tăng nồng độ của thuốc Ivabradin |
Nước ép Bưởi chùm | Nồng độ Ivabradin tăng lên nếu uống cùng |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Những đối tượng cần thận trọng khi dùng thuốc gồm có:
Người bị hạ huyết áp mức độ vừa và nhẹ, chống chỉ định với bệnh nhân bị nặng.
Thận trọng với người bệnh đang dùng thuốc lợi tiểu làm giảm Kali vì có thể làm tăng tỉ lệ vị rối loạn rối loạn nhịp tim.
Người bị tăng huyết áp, bệnh nhân rung nhĩ – loạn nhịp tim.
Người có khoảng QT kéo dài bẩm sinh hoặc đang dùng thuốc kéo dài khoảng QT.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Không dùng thuốc Ivagim 7,5 cho người mang thai, cho con bú, hoặc có khả năng mang thai.
7.3 Xử trí khi quá liều
Nếu dùng quá liều có thể làm chậm nhịp tim một cách nghiêm trọng trong thời gian dài. Nếu quá liều cần tới ngay bệnh viện để được điều trị.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở phòng sạch sẽ có nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế thuốc Ivagim 7,5
Trong trường hợp thuốc Ivagim 7,5 hết hàng, thì bạn có thể cân nhắc chuyển sang thuốc sau:
- Procoralan 7.5mg, thuốc do dược phẩm Les Laboratoires Servier Industrie (Pháp) sản xuất. Thuốc dùng cho người bị đau thắt ngực ổn định ở bệnh nhân mạch vành có nhịp xoang bình thường và người suy tim mạn mức độ NYHA II-IV kèm với rối loạn chức năng tâm thu. Thuốc hiện đang được bán với giá 649.000VNĐ/hộp.
- Nisten 5mg, thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao phim do dược phẩm Đạt Vi Phú sản xuất. Thuốc chứa Ivabradine hàm lượng 5mg được chỉ định cho người bị bệnh mạch vành và đau thắt ngực mạn tính ở người bị mạch vành nhưng nhịp nút xoang bình thường
9 Thông tin chung
Số đăng ký: VD-35992-22.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm.
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Cơ chế tác dụng của Ivabradin là thuốc ngăn cản một cách chọn lọc và đặc hiệu dòng ion If - dòng ion có vai trò trong việc điều hoà nhịp tim, điều khiển sự khử cực ở kỳ tâm trương. Thuốc chỉ có tác động đặc hiệu trên nút xoang mà không tác động tới hoạt động khác như thời gian dẫn truyền trong nhĩ, nhĩ - thất, trong thất hay sự co cơ tim hay sự tái cực ở thất.
Ngoài tác dụng trên tim, Ivabradin cũng tác động cả với dòng Ih võng mạc. Khi độ sáng thay đổi đột ngột thì có thể gây ra hiện tượng chói sáng.[1]
10.2 Dược động học
Hấp thu và sinh khả dụng: Thuốc được hấp thu rất nhanh và gần như hoàn toàn bằng đường uống. Sau khoảng 1 tiếng từ thời điểm uống thuốc đạt nồng độ cao nhất trong máu nếu dùng thuốc khi đói. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 40% nếu bào chế ở dạng viên nén bao phim.[2]
Phân bố: Khoảng 70% lượng thuốc gắn được vào Protein huyết tương
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hoá nhiều ở gan và ruột do oxy hoá nhờ CYP3A4.
Thải trừ: Nửa đời thải trừ chính trong huyết tương khoảng 2 tiếng và nửa đời thải trừ có hiệu lực là 11 tiếng. Thuốc được đào thải cả qua phân và nước tiểu.
11 Thuốc Ivagim 7,5 giá bao nhiêu?
Thuốc Ivagim 7,5 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Ivagim 7,5 mua ở đâu?
Thuốc Ivagim 7,5 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ivagim 7,5 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Ivagim 7,5 có hiệu quả cao trong điều trị các tình trạng bệnh lý được chỉ định với thời gian khởi phát tác dụng nhanh chóng.
- Người bệnh không phải chi trả nhiều chi phí điều trị do giá thành thuốc phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều đối tượng bệnh nhân.
14 Nhược điểm
- Không dùng thuốc cho bệnh nhân dưới 18 tuổi, người có thai, cho con bú do mức độ an toàn không được đảm bảo.
- Thuốc gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho người dùng và tương tác với nhiều thuốc nếu dùng kết hợp.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Cerner Multum (đăng ngày 13 tháng 3 năm 2023), Ivabradine, Drug.com. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2023.
- ^ Tác giả Cerner Multum (đăng ngày 10 tháng 9 năm 2023), Ivabradine Tablets, Drug.com. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2023.