1 / 19
itraxcop H2258

Itraxcop

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Đã bán: 196 Còn hàng

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuMicro Labs, Micro Labs Limited
Công ty đăng kýMicro Labs Limited
Số đăng kýVN-17112-13
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtItraconazole
Xuất xứẤn Độ
Mã sản phẩmth87
Chuyên mục Thuốc Chống Nấm

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Nguyễn Trang Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 13944 lần

Thuốc Itraxcop được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến kí sinh trùng, nấm mốc. Vậy, thuốc Itraxcop có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng thuốc Itraxcop. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về thuốc Itraxcop trong bài viết sau đây. 

1 Thành phần

Thành phần: Thuốc Itraxcop có chứa các thành phần sau:

  • Itraconazole (dưới dạng hạt) hàm lượng 100mg. 
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Nhóm thuốc: thuốc chống nấm.

Dạng bào chế: Viên nang cứng. 

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Itraxcop

2.1 Tác dụng của thuốc Itraxcop

Tác dụng và cơ chế tác dụng của Itraconazole:

Itraconazole ức chế tổng hợp ergosterol của tế bào vi nấm mà ergosterol là một thành phần thiết yếu của màng tế bào vi nấm, do đó thuốc có tác dụng kháng nấm.

Itraconazole ức chế sự phát triển của nhiều loại vi nấm gây bệnh cho người ở nồng độ thông thường từ ≤ 0,025-0,8 mcg/ml, bao gồm: vi nấm dermatophytes, các vi nấm và nấm men khác.

2.2 Chỉ định thuốc Itraxcop

Itraxcop được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Phụ khoa: Candida âm đạo - âm hộ. 

Ngoài da, niêm mạc, nhãn khoa: nhiễm nấm ngoài da, lang ben, nhiễm Candida ở miệng, viêm giác mạc mắt do nấm. 

Nấm móng do dermatophyte và/hoặc nấm men. 

Nấm nội tạng: nhiễm nấm nội tạng do nấm Aspergillus và Candida, nhiễm nấm Cryptococcus (kể cả viêm màng não do Cryptococcus: ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch bị nhiễm Cryptococcus và hầu hết các bệnh nhân nhiễm Cryptococcus ở hệ thần kinh trung ương, chỉ sử dụng Itraconazole khi liệu pháp ban đầu tỏ ra không phù hợp hoặc vô hiệu), nhiễm nấm Histoplasma, Sporothrix, Paracoccidioides, Blastomyces và các nhiễm nấm nội tạng hoặc nhiễm nấm vùng nhiệt đới hiếm gặp khác.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Sporal 100mg là thuốc gì, giá bao nhiêu tiền? có tác dụng gì?

3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Itraxcop 100mg

3.1 Liều dùng thuốc Itraxcop

Điều trị nhiễm nấm Candida âm hộ – âm đạo: sử dụng liều 2 viên (100mg) x 2 lần/ngày dùng trong khoảng thời gian 1 ngày, hoặc có thể sử dụng liều 2 viên x 1 lần/ngày và dùng trong khoảng thời gian điều trị là 3 ngày. 

Bệnh nhân điều trị lang ben: sử dụng liều 2 viên x 1 lần/ngày, điều trị trong vòng 7 ngày. 

Bệnh nhân có các dấu hiệu mắc nấm ngoài da :

Sử dụng liều 2 viên x 1 lần/ngày dùng trong khoảng thời gian 1 tuần hoặc 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong khoảng thời gian điều trị là 2 tuần. 

Bệnh nhân mắc nấm tại vị trí ở lòng bàn chân, lòng bàn tay: sử dụng liều điều trị 2 viên x 2 lần/ngày dùng trong 1 tuần  hoặc 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong khoảng thời gian điều trị là 1 tháng. 

Bệnh nhân điều trị nhiễm Candida ở miệng – họng: sử dụng liều điều trị 1 viên x 1 lần/ngày dùng trong khoảng thời gian 2 tuần. 

Bệnh nhân được chỉ định mắc bệnh nấm móng sử dụng thuốc để điều trị: chia làm 2-3 đợt để điều trị, mỗi đợt điều trị trong khoảng thời gian 1 tuần, ngày uống 4 viên, sáng 2 viên, chiều 2 viên. 

3.2 Cách dùng thuốc Itraxcop hiệu quả

Uống nguyên viên, không nhai hay nghiền nát viên thuốc.

Uống trong hoặc sau bữa ăn để có hấp thu tối đa.

4 Chống chỉ định

Không được dùng thuốc Itraxcop 100mg trên các đối tượng sau:

Bệnh nhân bị mẫn cảm với itraconazole hoặc các azol cũng như các thành phần của thuốc.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Người bệnh đang điều trị với terfenadin, astemizol, triazolam dạng uống, Midazolam dạng uống và cisaprid để tránh những tác dụng ngoại ý.

Trẻ em: Các dữ kiện lâm sàng về việc dùng Itraconazole ở trẻ em còn hạn chế. Do đó không nên dùng thuốc Itraxcop ở trẻ em trừ khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ có thể xảy ra. 

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Spobet 100mg Thuốc trị nấm da, nấm móng, lang ben.

5 Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc: khó tiêu, nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và choáng váng. Có gặp phát ban da, hội chứng Stevens - Johnson. 

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc để có hướng xử lý kịp thời.

6 Tương tác

Itraxcop dùng đồng thời với thuốc gây cảm ứng enzym gây giảm nồng độ itraconazole trong máu, làm giảm điều trị kháng nấm.

Sử dụng thuốc Itraxcop với thuốc chống đông máu, corticoid gây giảm hiệu quả của Itraxcop.

Bệnh nhân nên liệt kê tất cả các thuốc, thực phẩm chức năng, thức ăn đang dùng cho bác sĩ điều trị để có các lời khuyên và hướng dẫn để sử dụng thuốc Itraxcop đạt hiệu quả cao nhất và tránh các tác dụng phụ xấu không mong muốn.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân suy gan do itraconazole được chuyển hóa qua gan, cần điều chỉnh liều khi cần thiết.

Điều chỉnh liệu ở bệnh nhân suy thận.

Sử dụng đúng liều theo chỉ định của nhân viên y tế ban đầu, không được tự ý tăng liều hoặc giảm liều để đạt được kết quả tốt nhất.

Bệnh nhân không tự ý dừng thuốc mà phải tham khảo ý kiến của nhân viên y tế trước khi có ý định dừng thuốc.

7.2 Lưu ý cho phụ nữ mang thai và bà mẹ đang cho con bú

Phụ nữ mang thai: Itraconazole gây độc cho chuột cống mẹ, liên quan tới liều dùng, gây độc với thai và quái thai nếu cho chuột mẹ dùng mỗi ngày 40 - 160 mg/kg và ở chuột nhắt mẹ nếu dùng mỗi ngày khoảng 80 mg/kg. Trên chuột cống, độc tính gây quái thai biểu hiện chính ở rối loạn bộ xương, con chuột nhắt, là thoái vị não và/ hoặc tật lưỡi to ở thai. Chưa có nghiên cứu ở người mang thai. Chỉ dùng thuốc trong thai kỳ khi lợi ích cho mẹ vượt hẳn nguy cơ có thể gây ra cho con.

Phụ nữ cho con bú: Itraconazole bài tiết qua sữa người mẹ, vì vậy không dùng cho mẹ trong thời kỳ cho con bú.

7.3 Bảo quản 

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ nhỏ hơn 30 độ C. 

Để xa tầm tay của trẻ em.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VN-17112-13.

Nhà sản xuất: Công ty Micro Labs., Ltd - ẤN ĐỘ.

Đóng gói: Mỗi hộp gồm 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nang cứng.

9 Thuốc Itraxcop giá bao nhiêu?

Thuốc Itraxcop hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Itraxcop mua ở đâu?

Thuốc Itraxcop mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Itraxcop để mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, hoặc số 120 Đội Cấn, Ba Đình Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.


Tổng 19 hình ảnh

itraxcop H2258
itraxcop H2258
itraxcop1 N5514
itraxcop1 N5514
thuoc itraxcop 01 V8137
thuoc itraxcop 01 V8137
thuoc itraxcop 02 R6567
thuoc itraxcop 02 R6567
thuoc itraxcop 03 E1775
thuoc itraxcop 03 E1775
thuoc itraxcop 04 J3434
thuoc itraxcop 04 J3434
thuoc itraxcop 05 I3522
thuoc itraxcop 05 I3522
thuoc itraxcop 06 S7257
thuoc itraxcop 06 S7257
itraxcop2 Q6518
itraxcop2 Q6518
itraxcop3 P6545
itraxcop3 P6545
itraxcop4 L4275
itraxcop4 L4275
thuoc itraxcop 07 R7345
thuoc itraxcop 07 R7345
thuoc itraxcop 08 D1565
thuoc itraxcop 08 D1565
itraxcop5 L4803
itraxcop5 L4803
thuoc itraxcop 09 E1158
thuoc itraxcop 09 E1158
thuoc itraxcop 10 I3223
thuoc itraxcop 10 I3223
thuoc itraxcop 11 R7530
thuoc itraxcop 11 R7530
thuoc itraxcop 12 O6465
thuoc itraxcop 12 O6465
thuoc itraxcop 13 J4487
thuoc itraxcop 13 J4487
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mình muốn mua loại này 15 viên có bán k ạ?

    Bởi: Lê Thị Nguyệt vào


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Giá intracop nhiêu tiền 1 viên bạn. Mua nhiều có xuất hóa đơn được ko .bán trong TPHCM

    Bởi: Nguyễn Duy Trung vào


    Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    tôi bị lang ben có sử dụng được thuốc itraxcop không?

    Bởi: nguyễn ngân vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Itraxcop 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Itraxcop
    DH
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên tư vấn nhiệt tình, thuốc itraxcop dùng hiệu quả

    Trả lời Cảm ơn (0)
  • Itraxcop
    AK
    Điểm đánh giá: 5/5

    Mẫu mã Thuốc itraxcop Rất an toàn và hiệu quả. Thuốc itraxcop, Quý Anh Kiều Đã gới thiệu bạn cho nhà thuốc rùi

    Trả lời Cảm ơn (6)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900.888.633