Interbone
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Hataphar (Dược phẩm Hà Tây), Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Số đăng ký | VD-30937-18 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Vitamin D3 (Cholecalciferol, Calcitriol), Calcium Carbonate |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6597 |
Chuyên mục | Thuốc Cơ - Xương Khớp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Interbone được chỉ định để điều trị loãng xương hoặc thiếu hụt calci và vitamin D. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Interbone.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Interbone có chứa các thành phần sau:
- Calci carbonat: 750mg.
tương đương Calci 300mg.
- Vitamin D3: 200IU.
- Tá dược (Tinh bột sắn, amidon, gelatin, natri starch glycolat, magnesium stearat, talc, natri lauryl sulfat, crospovidon): vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Interbone
2.1 Tác dụng của thuốc Interbone
2.1.1 Dược lực học
Lượng calci bị ion hóa có trong máu rất quan trọng và được kiểm soát chặt chẽ bởi các biện pháp kiểm soát cân bằng nội môi vì nó hoạt động sinh lý và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tế bào của các mô dễ bị kích thích, chẳng hạn như mạch máu, cơ, tuyến, và thần kinh. Sự hấp thu calci xảy ra ở ruột non bằng cách vận chuyển tích cực phụ thuộc vào Vitamin D và sự khuếch tán. Sau đó, calci được vào xương, đóng vai trò quan trọng cho mật độ khoáng của xương, vì vậy, bổ sung calci giúp ngăn ngừa loãng xương hiệu quả.
Người ta thường xác định rằng vitamin D3 rất quan trọng đối với sức khỏe của xương thông qua hoạt động của nó như một chất điều chỉnh khoáng chất, và do đó, cân bằng nội môi của bộ xương ở động vật có xương sống. Sự thiếu hụt vitamin D3 trong thời thơ ấu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe như chậm phát triển và tác động bất lợi đến việc thu nhận khoáng chất của xương và tái tạo xương dẫn đến còi xương[1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sau khi dùng đường uống thuốc được hấp thu nhanh qua hệ tiêu hóa với nồng độ hấp thu tương ứng của muối calci và vitamin D3 là 23-26% và 78%.
Phân bố: Calci được hấp thu vào xương tới 99%, phần còn lại ở huyết tương, phức hợp anion, ionic theo tỷ lệ 45-5-50. Vitamin D3 phân phối vào hệ tuần hoàn, phần không bị chuyển hóa lưu giữ trong cơ bắp và mô mỡ, còn phần bị chuyển hóa ở trong gan.
Chuyển hóa: Trong khi calci không bị chuyển hóa thì vitamin D3 trải qua chuyển hóa ở gan bởi hệ thống CYP450 rồi giải phóng vào hệ tuần hoàn và tới thận, tiếp tục chuyển thành Calcitriol.
Thải trừ: Calci được loại bỏ qua nước tiểu và phân, còn vitamin D3 chủ yếu đi qua mật và phân[2].
2.2 Chỉ định thuốc Interbone
Thuốc Interbone được sử dụng trong phòng và điều trị các vấn đề sau:
- Loãng xương trong một số trường hợp, như phụ nữ mang bầu, mẹ nuôi con bú, người già…
- Thiếu hụt calci và vitamin D, nhất là những người ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hay có chế độ ăn uống nghèo vitamin D.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Calci-D Mekophar - Bổ sung Vitamin D và Calci cho cơ thể
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Interbone
3.1 Liều dùng thuốc Interbone
Liều dùng thông thường của thuốc Interbone cho người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên là 2 viên mỗi lần, dùng 2 lần mỗi ngày; không nên dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi.
3.2 Cách dùng thuốc Interbone hiệu quả
Thuốc Interbone được dùng bằng đường uống; thời điểm thích hợp là ngay sau khi ăn.
4 Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Sử dụng kéo dài trên người bị suy thận.
Người mắc tăng calci huyết, tăng calci niệu hoặc sỏi tiết niệu.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Calci-D3 Dopharma điều trị loãng xương
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn thường gặp trong khi sử dụng thuốc Interbone là:
- Táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn.
- Phát ban da.
Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc cũng có thể gặp một số triệu chứng hiếm gặp như:
- Tăng calci huyết.
- Thay đổi thần kinh như lú lẫn, mê sảng[3].
Người bệnh cần thông báo với bác sĩ bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thời gian điều trị với thuốc Interbone.
6 Tương tác
Calci | Vitamin D |
Thiazide, clopamide, Ciprofloxacin, clorthlidon, thuốc chống co giật: Ức chế thải trừ calci qua thận làm tăng nồng độ calci trong máu | Cholestyramin, colestipol HCl: Tránh dùng đồng thời với thuốc chứa vitamin D vì có thể làm giảm hấp thu vitamin D ở ruột |
Digoxin: Nguy cơ tăng độc tính với tim khi dùng cùng thuốc chứa calci | Dầu khoáng: Dùng quá nhiều dầu khoáng cũng làm giảm hấp thu vitamin D ở ruột |
Glycoside tim: Tăng mức calci huyết dẫn tới tăng khả năng ức chế enzym Na+/K+/ATPase | Thuốc lợi tiểu thiazide: Dùng chung với vitamin D ở người suy cận giáp có nguy cơ tăng calci máu |
Thực phẩm chứa acid oxalic, phosphat hoặc acid phytinic: Làm giảm hấp thu calci | Phenytoin, thuốc an thần, glucocorticoid: Dùng chung với thuốc chứa vitamin D có thể làm giảm tác dụng của vitamin D |
Thyroxin, bisphosphonat, natri fluoride, quinolon, tetracyclin, sắt: Có thể bị giảm hấp thu khi dùng cùng thuốc chứa muối calci | Digitalis, glycoside tim: Có thể bị tăng tác dụng khi dùng cùng thuốc chứa calci và vitamin D, cần kiểm tra điện tâm đồ và nồng độ calci |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần theo dõi cẩn thận nồng độ calci trong máu và calci niệu khi dùng thuốc Interbone cho người suy thận nhẹ tới vừa hoặc tăng calci niệu nhẹ hoặc điều trị trong thời gian dài.
Nên xét nghiệm calci niệu để loại trừ tăng calci niệu ở người sỏi thận trước khi dùng thuốc chứa calci.
Nếu calci niệu lớn hơn 7,5mmol/24 giờ thì cần giảm liều hoặc ngừng thuốc.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người đang điều trị bệnh tim mạch, người có nguy cơ tăng calci máu (bệnh ác tính, bệnh sarcoidosis), người suy thận hoặc sỏi thận, người bị xơ vữa động mạch.
Cần xem xét lượng calci và vitamin D được bổ sung từ các nguồn khác.
Theo dõi nồng độ phosphat trong huyết tương khi dùng thuốc chứa vitamin D để tránh trường hợp calci hóa lạc chỗ.
Thuốc Interbone có thể dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc Interbone được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc nuôi con bú; tuy nhiên, cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi dùng; nếu sử dụng Sắt, cần uống hai loại này cách nhau ít nhất 4 tiếng.
7.3 Xử trí khi quá liều
Hiếm khi xảy ra quá liều thuốc Interbone. Sử dụng liều cao kéo dài gây quá liều mạn tính với các triệu chứng như tăng calci máu, nhưng nhanh chóng phục hồi sau khi ngừng thuốc, áp dụng biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng thích hợp.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Interbone ở nơi khô mát, nhiệt độ xung quanh dưới 30 độ C, tránh xa tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-30937-18.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Interbone giá bao nhiêu?
Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Interbone có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Interbone mua ở đâu?
Thuốc Interbone mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Nghiên cứu chứng minh việc bổ sung calci kết hợp vitamin D3 giúp ngăn ngừa loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương ở người trên 50 tuổi, phụ nữ mãn kinh…[4]
- Thuốc Interbone với sự kết hợp của calci và vitamin D3 cùng hàm lượng được tối ưu hóa, giúp đem lại tác dụng tốt hơn là dùng riêng lẻ và giảm thiểu tác dụng phụ.
- Dạng viên nén nên dễ sử dụng, không gây khó chịu khi uống, bảo quản và vận chuyển cũng tương đối đơn giản.
- Là sản phẩm của Dược phẩm Hà Tây - đơn vị sản xuất dược phẩm hàng đầu Việt Nam với nhà máy quy mô lớn đạt chuẩn GMP cùng nhiều chứng nhận chất lượng khác.
12 Nhược điểm
- Giá bán tương đối cao so với một số thuốc cùng nhóm được sản xuất trong nước.
- Hiệu quả phụ thuộc cơ địa và tình trạng thiếu hụt của mỗi người.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Liam Williamson và cộng sự (Ngày đăng 10 tháng 2 năm 2017). High dose dietary vitamin D3 increases bone mass and strength in mice, PubMed. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả Kristina Fritz; Katherine Taylor; Mayur Parmar (Ngày cập nhật 1 tháng 8 năm 2022). Calcium carbonate, PubMed. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, tải bản pdf tại đây
- ^ Tác giả John A Sunyecz (Ngày đăng tháng 8 năm 2008). The use of calcium and vitamin D in the management of osteoporosis, PubMed. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2023