Intatacro 1
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Intas Pharmaceuticals, Intas Pharmaceuticals Ltd. |
Công ty đăng ký | Intas Pharmaceuticals Ltd. |
Số đăng ký | VN-17070-13 |
Dạng bào chế | Viên nang gelatine cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Tacrolimus |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | nn621 |
Chuyên mục | Thuốc ức chế miễn dịch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên thuốc Intatacro 1 chứa:
- Tacrolimus hàm lượng 1mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang gelatine cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Intatacro 1
Thuốc Intatacro 1 được dùng để dự phòng tình trạng thải ghép ở bệnh nhân sau ghép gan hoặc thận.
Đồng thời còn được chỉ định điều trị các trường hợp thải ghép kháng trị ở người ghép gan hoặc thận. Thường kết hợp cùng corticosteroid thượng thận.[1]
==>> Xem thêm thuốc chứa hoạt chất tương tự: Thuốc Atilimus 0,1% điều trị chàm thể tạng ngắn hạn, dài hạn

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Intatacro 1
3.1 Liều dùng
Bệnh nhân ghép thận:
- Người lớn: Liều khởi đầu khuyến cáo là 0.2mg/ kg/ngày x 2 lần/ngày (cách nhau 12 giờ).
Bệnh nhân ghép gan:
- Người lớn: Liều khởi đầu khuyến cáo là 0.1 - 0.15mg/ kg/ngày x 2 lần/ngày.
- Trẻ em: Liều khởi đầu khuyến cáo là 0.15 - 0.2mg/ kg/ngày x 2 lần/ngày.
3.2 Cách dùng
Thuốc Intatacro 1 uống lúc đang đói, ít nhất 1 giờ trước hoäc 2 giờ sau bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Intatacro 1.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Tacropic 0.03% - điều trị chàm thể tạng
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Intatacro 1:
- Run tay, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn
- Tăng huyết áp và suy giảm chức năng thận
- Rối loạn điện giải như tăng Kali máu, giảm magiê máu
- Tăng đường huyết, có thể cần điều trị insulin
- Ngứa, phát ban, rụng tóc
- Kích động, lú lẫn, co giật, loạn tâm thần
- Bầm máu, giảm hồng cầu, giảm tiểu cầu…
Thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Intatacro 1.
6 Tương tác
Aminoglycosides, Amphotericin B, Cisplatin: Tăng nguy cơ suy chức năng thận khi dùng đồng thời, cần thận trọng.
Cyclosporine: Khi chuyển từ Cyclosporine sang tacrolimus, liều đầu tiên tacrolimus nên dùng sau ít nhất 24 giờ kể từ liều cuối cyclosporine, đặc biệt nếu nồng độ cyclosporine cao, việc dùng tacrolimus có thể trì hoãn hơn.
Các thuốc ức chế CYP3A (tăng nồng độ Tacrolimus): Diltiazem, Nicardipine, Nifedipine, Clotrimazole, Fluconazole, Itraconazole, Clarithromycin, Erythromycin, troleandomycin, cisapride, Metoclopramide, bromocriptine, Cimetidine, Danazol, ethinyl Estradiol, Methylprednisolone, Omeprazole, protease inhibitors, nefazodone.
Các thuốc cảm ứng CYP3A (giảm nồng độ Tacrolimus): Carbamazepine, Phenobarbital, phenytoin, rifampin, rifabutin, St. John’s Wort (Hypericum perforatum).
Thuốc khác: Tacrolimus có thể làm tăng nồng độ Phenytoin và ảnh hưởng đến dược động học của một số thuốc. Nước ép nho ức chế CYP3A, nên tránh sử dụng.
Vacxin: Tacrolimus làm giảm hiệu quả tiêm chủng; nên tránh sử dụng các vacxin sống như sởi, quai bị, rubella, bại liệt, BCG, sốt vàng da, thương hàn trong quá trình điều trị.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc Intatacro 1.
Thuốc Intatacro 1 có thể gây tăng huyết áp nhẹ đến trung bình, cần kiểm soát bằng thuốc hạ áp thông thường và tránh dùng lợi tiểu giữ kali.
Ở bệnh nhân ghép gan có suy gan sau ghép, Thuốc Intatacro 1 có thể làm tăng nguy cơ suy thận do nồng độ thuốc cao, cần theo dõi sát và điều chỉnh liều.
Thuốc Intatacro 1 có thể gây phì đại cơ tim, đặc biệt ở trẻ em và người có suy thận, cần theo dõi điện tâm đồ và cân nhắc giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu cần.
Cần định kỳ kiểm tra creatinine huyết thanh, kali, đường huyết lúc đói và theo dõi các chỉ số máu – chuyển hóa để đảm bảo an toàn điều trị.
Thuốc Intatacro 1 có thể gây đái tháo đường, bệnh nhân nên đi khám nếu có triệu chứng như khát nước, tiểu nhiều hoặc đói thường xuyên.
Thuốc Intatacro 1 có thể gây rối loạn thị giác, không nên lái xe hay vận hành máy móc khi đang điều trị.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc Intatacro 1 chỉ nên dùng cho phụ nữ mang thai khi lợi ích lớn hơn nguy cơ, nên tránh dùng ở bà mẹ cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Quá liều cấp lên đến 30 lần liều điều trị đã được báo cáo.
Khi sử dụng quá liều thuốc Intatacro 1 cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ.
7.4 Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát.
Tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Intatacro 1 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau đây:
- Thuốc Advagraf 1mg chứa hoạt chất Tacrolimus 1mg để phòng ngừa thải ghép ở bệnh nhân sau khi ghép gan, thận, ở trường hợp thải ghép dị sinh. Do Astellas Ireland Co.,Ltd. sản xuất.
- Thuốc Hikimel 1mg chứa hoạt chất Tacrolimus 1mg để phòng ngừa thải ghép ở bệnh nhân sau khi ghép gan, thận, ở trường hợp thải ghép dị sinh. Do Công ty TNHH dược phẩm Đạt Vi Phú sản xuất.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Tacrolimus là thuốc ức chế miễn dịch mạnh, có tác dụng kéo dài thời gian sống của vật chủ và mảnh ghép trong các mô ghép như gan, thận, tim, tủy xương, ruột non, tụy, phổi, khí quản, da và giác mạc.
Cơ chế tác dụng chính của Tacrolimus là ức chế hoạt hóa tế bào lympho T – tế bào trung tâm trong đáp ứng thải ghép. Thuốc liên kết với protein nội bào FKBP-12, tạo thành phức hợp Tacrolimus-FKBP-12 calcium, calmodulin và calcineurin, từ đó ức chế hoạt tính phosphatase của calcineurin.
Việc ức chế calcineurin ngăn chặn sự khử phosphoryl và di chuyển nhân của yếu tố phiên mã NF-AT, làm giảm biểu hiện các gen mã hóa lymphokine như interleukin-2 và interferon-gamma, cuối cùng dẫn đến ức chế miễn dịch và ngăn ngừa thải ghép.
9.2 Dược động học
9.2.1 Hấp thu
Tacrolimus được hấp thu không hoàn toàn và có sự biến thiên đáng kể sau khi uống qua Đường tiêu hóa.
Tốc độ và mức độ hấp thu giảm khi dùng cùng thức ăn, tăng khi dùng lúc đói.
9.2.2 Phân bố
Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của Tacrolimus khoảng 98%, chủ yếu với Albumin và alpha1-acid glycoprotein. Tacrolimus có ái lực cao với hồng cầu.
9.2.3 Chuyển hóa
Chuyển hoá tại gan, chủ yếu qua hệ enzyme cytochrome P450 (CYP3A).
Chất chuyển hóa chính được xác định là 13-demethyl Tacrolimus trong các nghiên cứu in vitro.
9.2.4 Thải trừ
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua phân (92,6%), với chỉ khoảng 2–3% được bài tiết qua nước tiểu.
Thời gian bán thải là 34,8 giờ ở người khỏe mạnh dùng đường tĩnh mạch.
10 Thuốc Intatacro 1 giá bao nhiêu?
Thuốc Intatacro 1 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Intatacro 1 mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn thuốc của bác sĩ kê đơn thuốc Intatacro 1 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Intatacro 1 giúp kéo dài thời gian sống của vật chủ và mảnh ghép trong các mô ghép.
- Dạng bào chế viên nang gelatine cứng giúp bảo vệ hoạt chất ổn định và dễ bảo quản.
- Thuốc Intatacro 1 được sản xuất bởi Intas Pharmaceuticals Ltd., một hãng dược phẩm uy tín từ Ấn Độ với tiêu chuẩn quốc tế.
- Tacrolimus là thuốc ức chế miễn dịch thay thế cyclosporin, được chứng minh hiệu quả vượt trội trong giảm thải ghép cấp và mạn ở nhiều loại ghép tạng.[2]
13 Nhược điểm
- Thuốc Intatacro 1 có thể làm tăng nguy cơ suy thận, đặc biệt là ở bệnh nhân có suy gan sau ghép.
Tổng 5 hình ảnh





Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do Cục quản lý Dược phê duyệt, tại đây.
- ^ Plosker GL, Foster RH, (Ngày đăng: Tháng 2 năm 2000), Tacrolimus: a further update of its pharmacology and therapeutic use in the management of organ transplantation, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2025