1 / 6
thuoc intatacro 0 5 1 C0201

Intatacro 0.5

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuIntas Pharmaceuticals, Intas Pharmaceuticals Ltd.
Công ty đăng kýIntas Pharmaceuticals Ltd.
Số đăng kýVN-17069-13
Dạng bào chếViên nang gelatine
Quy cách đóng góiHộp 5 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtTacrolimus
Xuất xứẤn Độ
Mã sản phẩmnn622
Chuyên mục Thuốc ức chế miễn dịch

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Hoàng Bích Biên soạn: Dược sĩ Hoàng Bích
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Thành phần trong mỗi viên thuốc Intatacro 0.5 chứa:

  • Tacrolimus hàm lượng 0.5mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nang gelatine.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Intatacro 0.5

Thuốc Intatacro 0.5 chứa hoạt chất Tacrolimus, một chất ức chế miễn dịch mạnh, được dùng để phòng ngừa hiện tượng thải ghép ở bệnh nhân sau ghép gan hoặc thận.

Tacrolimus còn được chỉ định trong các trường hợp thải ghép kháng trị ở bệnh nhân ghép gan hoặc thận. Việc điều trị với Tacrolimus thường được phối hợp cùng corticosteroid tuyến thượng thận để tăng cường hiệu quả.[1]

==>> Xem thêm thuốc: Thuốc bôi ngoài da Immulimus 0,1%: tác dụng và cách dùng

Thuốc Intatacro 0.5 chứa hoạt chất Tacrolimus hàm lượng được chỉ định trong phòng ngừa hoặc điều trị thải ghép kháng trị cơ quan ở bệnh nhân ghép gan và thận

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Intatacro 0.5

3.1 Liều dùng

Liều khởi đầu được chia làm 2 lần dùng/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ, với liều dùng cụ thể như sau:

  • Người lớn ghép thận: 0.2 mg/kg/ngày.
  • Người lớn ghép gan: 0.1–0.15 mg/kg/ngày.
  • Trẻ em ghép gan: 0.15–0.2 mg/kg/ngày.

3.2 Cách dùng

Thuốc Intatacro 0.5 được dùng bằng đường uống vào lúc đói, , ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn.

4 Chống chỉ định

Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Intatacro 0.5.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Sovalimus 0,03% 10g điều trị hiệu quả bệnh viêm da

5 Tác dụng phụ

5.1 Thường gặp

Thường gặp ở bệnh nhân ghép gan:

  • Ngứa, phát ban
  • Tràn dịch màng phổi, khó thở, xẹp phổi
  • Đau bụng, sốt, suy nhược, đau lưng, phù ngoại biên, tích tụ dịch trong ổ bụng
  • Thiếu máu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu
  • Tăng hoặc giảm Kali máu, tăng đường huyết, giảm magiê máu
  • Rối loạn chức năng thận, tăng creatinine, nhiễm trùng đường tiểu, thiểu niệu
  • Tăng huyết áp
  • Tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, rối loạn chức năng gan, biếng ăn, nôn
  • Đau đầu, run, khó ngủ, giả liệt.

5.2 Ít gặp

Ít gặp ở bệnh nhân ghép gan và ghép thận:

  • Đổ mồ hôi, loét da, mất màu da, rậm lông, herpes, viêm da do nấm, viêm da tiết bã, rụng tóc, trứng cá
  • Viêm mũi, viêm xoang, thay đổi giọng nói, viêm phế quản, ho, phù phổi, viêm họng
  • Đau khớp, chuột rút, co thắt cơ, rối loạn khớp, đau cơ, nhược cơ, loãng xương
  • Phản ứng dị ứng, viêm mô tế bào, sốt, phù toàn thân, nhiễm trùng huyết
  • Rối loạn đông máu, bầm máu, giảm tiểu cầu, thay đổi tế bào máu
  • Hội chứng Cushing, tiểu đường
  • Rối loạn chuyển hóa: nhiễm toan, tăng men gan, giảm bicarbonate, tăng bilirubin, tăng cholesterol, tăng acid uric, giảm Canxi, giảm natri, tăng cân
  • Tiểu khó, tiểu ra máu, suy thận, thiểu niệu, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, viêm đường tiết niệu
  • Đau ngực, viêm tĩnh mạch, nhịp tim nhanh, huyết khối, giãn mạch
  • Biếng ăn, khó tiêu, đầy hơi, xuất huyết tiêu hóa, tăng men gan, viêm gan, tổn thương gan, viêm thực quản, viêm dạ dày, tắc ruột
  • Thay đổi thị lực, đau tai, viêm tai giữa, ù tai
  • Rối loạn giấc ngủ, kích động, hay quên, lo lắng, lú lẫn, co giật, trầm cảm, chóng mặt, rối loạn tâm thần, ảo giác, tăng trương lực cơ, giật cơ, căng thẳng, buồn ngủ, suy nghĩ bất thường
  • Nhiễm trùng, run, tăng huyết áp, giảm chức năng thận, táo bón, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng, khó ngủ

5.3 Hiếm gặp

Ở bệnh nhân ghép gan và ghép thận:

  • Phì đại cơ tim và rối loạn chức năng thất với biểu hiện lâm sàng.

Thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Intatacro 0.5.

6 Tương tác

Thận trọng khi dùng cùng Tacrolimus do nguy cơ làm suy giảm chức năng thận:

  • Aminoglycosides
  • Amphotericin B
  • Cisplatin

Khi chuyển từ Cyclosporine sang Tacrolimus, liều đầu tiên Tacrolimus nên dùng sau ít nhất 24 giờ kể từ liều cyclosporine cuối cùng.

Thuốc có thể làm giảm nồng độ Tacrolimus trong máu:

  • St. John’s Wort (Hypericum perforatum)
  • Phenytoin
  • Rifampin
  • Phenobarbital
  • Rifabutin
  • Carbamazepine

Thuốc có thể làm tăng nồng độ Tacrolimus trong máu:

  • Nefazodone
  • Protease inhibitors
  • Omeprazole
  • Methylprednisolone
  • Ethinyl estradiol
  • Danazol
  • Cyclosporine
  • Cimetidine
  • Metoclopramide
  • Bromocriptine
  • Cisapride
  • Troleandomycin
  • Itraconazole
  • Nifedipine
  • Erythromycin
  • Fluconazole
  • Nicardipine
  • Clarithromycin
  • Clotrimazole
  • Diltiazem

Ganciclovir, ritonavir: Thuốc độc với thận hoặc chuyển hóa qua CYP3A, khi dùng cùng Tacrolimus cần thận trọng do khả năng tương tác dược động học.

Phenytoin: Tacrolimus có thể làm tăng nồng độ Phenytoin khi dùng đồng thời.

Nước ép bưởi: Nên tránh sử dụng khi đang dùng Tacrolimus.

Tacrolimus có thể làm giảm hiệu quả tiêm chủng; do đó, trong thời gian dùng thuốc nên tránh các loại vắc-xin sống như vắc-xin sởi, quai bị…

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thuốc Intatacro 0.5 có thể gây tăng huyết áp nhẹ đến vừa, cần tránh dùng lợi tiểu giữ kali và theo dõi khi phối hợp thuốc chẹn kênh canxi.

Ở bệnh nhân suy gan và thận, thuốc Intatacro 0.5 cần được theo dõi kỹ và điều chỉnh liều do nguy cơ suy thận tăng cao.

Thuốc Intatacro 0.5 có thể liên quan đến phì đại cơ tim, đặc biệt ở trẻ em và người suy thận, nên kiểm tra ECG thường xuyên.

Bệnh nhân dùng thuốc Intatacro 0.5 cần được hướng dẫn xét nghiệm định kỳ và cảnh báo nguy cơ tiểu đường.

Việc theo dõi creatinine, kali, đường huyết và các xét nghiệm máu khác là cần thiết khi sử dụng thuốc Intatacro 0.5 để đảm bảo an toàn.

Thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc Intatacro 0.5.

Thuốc Intatacro 0.5 gây rối loạn thị giác, có thể tăng cường khi dùng với rượu, nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc khi điều trị.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc Intatacro 0.5 thuộc nhóm C, chỉ dùng cho phụ nữ có thai khi lợi ích mẹ vượt nguy cơ cho thai nhi.

Do bài tiết qua sữa mẹ, Intatacro 0.5 không nên dùng cho phụ nữ đang cho con bú.

7.3 Xử trí khi quá liều

Đã có báo cáo về quá liều gấp 30 lần liều khuyến cáo nhưng hầu hết bệnh nhân hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng.

Quá liều Intatacro 0.5 cần được xử trí bằng các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng phù hợp.

7.4 Bảo quản 

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Tránh ánh sáng trực tiếp.

Nhiệt độ dưới 30 độ C.

8 Sản phẩm thay thế 

Nếu thuốc Intatacro 0.5 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau đây:

  • Thuốc Prograf 0.5mg chứa hoạt chất với hàm lượng tương tự, do Astellas Ireland Co.,Ltd. sản xuất.
  • Thuốc CKDTacrobell 0.5mg chứa hoạt chất với hàm lượng tương tự, do Chong Kun Dang Pharmaceutical Corp sản xuất.

9 Cơ chế tác dụng 

9.1 Dược lực học

Tacrolimus kéo dài tuổi thọ của vật chủ và mảnh ghép trong các ca ghép. Tacrolimus ức chế hoạt động của tế bào lympho T qua cơ chế gắn kết với protein nội bào FKBP-12. Phức hợp Tacrolimus-FKBP-12 sau đó kết hợp với calcium, calmodulin và calcineurin, làm ức chế phosphatase calcineurin.

Sự ức chế này ngăn cản hoạt hóa nhân NF-AT, yếu tố chính trong việc khởi phát sao chép gen lymphokine như interleukin-2 và gamma interferon, dẫn đến ức chế kích hoạt tế bào T và tăng cường hiệu quả miễn dịch, ngăn ngừa thải ghép.

9.2 Dược động học

9.2.1 Hấp thu

Tacrolimus hoạt động chủ yếu nhờ chất mẹ. Hấp thu qua Đường tiêu hóa không hoàn toàn và có thể thay đổi.

Hấp thu tốt nhất khi dùng thuốc dùng lúc đói.

9.2.2 Phân bố

Tacrolimus liên kết mạnh với protein huyết tương, chủ yếu Albumin và alpha1-acid glycoprotein, khoảng 99%.

Thuốc có ái lực cao với hồng cầu.

9.2.3 Chuyển hóa

Tacrolimus chuyển hóa chủ yếu tại gan qua hệ enzyme cytochrome P-450 (CYP3A).

Sản phẩm chuyển hóa chính là 13-demethyl Tacrolimus.

9.2.4 Thải trừ

Thuốc thải trừ chủ yếu qua phân (khoảng 92,6%).

Thời gian bán thải cuối cùng khoảng 34,8 giờ ở người khỏe mạnh dùng đường tĩnh mạch.

Độ thanh thải trung bình là 0,041 L/giờ/kg.

10 Thuốc Intatacro 0.5 giá bao nhiêu?

Thuốc Intatacro 0.5 chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Intatacro 0.5 mua ở đâu?

Bạn có thể mang đơn thuốc của bác sĩ kê đơn thuốc Intatacro 0.5 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Thuốc Intatacro 0.5 giúp ngăn chặn hiện tượng thải ghép ở bệnh nhân sau phẫu thuật ghép gan và thận.
  • Thuốc Intatacro 0.5 được bào chế dưới dạng viên nang gelatine dễ sử dụng và bảo quản.
  • Thuốc Intatacro 0.5 được sản xuất bởi Intas Pharmaceuticals Ltd., công ty dược phẩm có quy mô lớn và hoạt động lâu năm tại Ấn Độ.
  • Tacrolimus (ban đầu được gọi là FR000506) hiện đóng vai trò then chốt trong liệu pháp ức chế miễn dịch, góp phần đáng kể vào sự phổ biến và thành công của kỹ thuật ghép tạng kể từ ca ghép thận người đầu tiên vào năm 1954.[2]

13 Nhược điểm

  • Thuốc Intatacro 0.5 có khả năng gây phì đại cơ tim, cần theo dõi kỹ khi điều trị.

Tổng 6 hình ảnh

thuoc intatacro 0 5 1 C0201
thuoc intatacro 0 5 1 C0201
thuoc intatacro 0 5 2 I3837
thuoc intatacro 0 5 2 I3837
thuoc intatacro 0 5 3 P6574
thuoc intatacro 0 5 3 P6574
thuoc intatacro 0 5 4 A0212
thuoc intatacro 0 5 4 A0212
thuoc intatacro 0 5 5 G2848
thuoc intatacro 0 5 5 G2848
thuoc intatacro 0 5 6 N5585
thuoc intatacro 0 5 6 N5585

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng do Cục quản lý Dược phê duyệt, tại đây.
  2. ^ Fung JJ, (Ngày đăng: Ngày 15 tháng 5 năm 2004), Tacrolimus and transplantation: a decade in review, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2025
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    lúc no uống được không

    Bởi: Ý vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, thức ăn có thể làm giảm tóc đọ và mức độ hấp thu thuốc Intatacro 0.5, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy k nên uống lúc no mà nên dùng lúc đói ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Bích vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Intatacro 0.5 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Intatacro 0.5
    V
    Điểm đánh giá: 5/5

    Nhân viên nhà thuốc rất dễ thương, tư vấn kỹ càng và luôn niềm nở

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789