Ibuprofen 400 T.V Pharm
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | TV.Pharm, Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm |
Số đăng ký | VD-31233-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên; Chai 200 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Ibuprofen |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am1696 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm, được chỉ định để điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau cơ khớp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm.
1 Thành phần
Mỗi viên thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm bao gồm:
Ibuprofen: hàm lượng 400mg
Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Chỉ định của thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm
Ibuprofen 400 được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi với mục đích:
- Giảm các cơn đau mức độ nhẹ và trung bình như:
Đau đầu, đau nửa đầu;
Đau do viêm khớp dạng thấp, đau cơ hoặc bệnh viêm khớp không nghiêm trọng;
Đau bụng kinh, đau răng, đau dây thần kinh,...
- Hạ sốt và cải thiện các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Mofen 400 (Ibuprofen 400mg): Tác dụng - Chỉ định, Liều dùng
3 Cách sử dụng thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm
Ibuprofen 400 T.V Pharm là dạng viên dùng đường uống, có thể dùng trong hoặc sau bữa ăn hàng ngày
Liều khuyến cáo: dùng 1 viên/lần, cách nhau mỗi 4 giờ và tối đa không quá 3 viên trong vòng 24 tiếng.
Lưu ý:
Thông báo cho bác sĩ nếu bệnh tiến triển nặng hơn hoặc không thấy thuyên giảm sau khi dùng Ibuprofen 10 ngày liên tục đối với người lớn; 3 ngày đối với trẻ em 12-18 tuổi
4 Chống chỉ định
Người mẫn cảm với ibuprofen hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tiền sử quá mẫn với Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác (các triệu chứng quá mẫn bao gồm hen, viêm mũi dị ứng, nổi mày đay).
Tình trạng loét dạ dày tá tràng tiến triển hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.
Tiền sử chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa do dùng thuốc chống viêm không steroid.
Người bị suy tim nặng, bệnh nhân suy thận, suy gan nặng.
Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai trong giai đoạn tháng cuối của thai kỳ.
Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ifetab 400mg (Lọ 200 viên) -Thuốc giảm đau, hạ sốt
5 Tác dụng phụ
Các phản ứng do sử dụng Ibuprofen nhìn chung rất hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng phổ biến nhất được liệt kê gồm:
Thường gặp:
Tiêu hóa: chướng bụng, buồn nôn, nôn,
Da: mẩn ngứa, ngoại ban.
Toàn thân: nhức đầu, sốt, mỏi mệt, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn
Ít gặp:
Hô hấp: hen suyễn, co thắt phế quản, khó thở
Gan: viêm gan, vàng da, bất thường chức năng gan,
Thận: hội chứng thận hư, suy thận.
Toàn thân: thính lực giảm
Máu: thời gian chảy máu kéo dài.
Hiếm gặp:
Các triệu chứng quá mẫn bao gồm: Phù, hội chứng Stevens-Johnson, rụng tóc, hạ natri, Trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn và hôn mê, nhìn mờ, rối loạn màu,...
Máu: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu.
6 Tương tác
Kết hợp ibuprofen và thuốc lợi tiểu giữ kali: có nguy cơ tăng Kali máu
Ibuprofen có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông (như warfarin) đồng thời làm tăng nguy cơ gây xuất huyết dạ dày so với khi dùng từng thuốc đơn độc.
Thuốc ức chế beta (trừ esmolol): giảm tác dụng hạ huyết áp.
Aspirin: dùng đồng thời với ibuprofen làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày.
Sử dụng đồng thời corticoid và thuốc chống viêm không steroid làm tăng nguy cơ loét dạ dày và chảy máu.
Pemetrexed: Ibuprofen có nguy cơ tăng độc tính pemetrexed (thuốc chống viêm không steroid giảm độ thanh thải qua thận của pemetrexed).
Glycosid tim (digoxin): dùng đồng thời với ibuprofen có thể làm trầm trọng thêm suy tim, giảm GFR và làm tăng nồng độ Digoxin huyết tương.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Nguy cơ huyết khối tim mạch: các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), có thể làm tăng nguy cơ của các biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Chúng có thể xuất hiện sớm trong vài tuần đầu điều trị và có thể tăng lên theo thời gian dùng thuốc, phần lớn ở bệnh nhân được chỉ đi định liều cao.
Hen suyễn, viêm mũi mãn tính, viêm xoang mãn tính và/hoặc polyp mũi, sẽ có nguy cơ phản ứng dị ứng (co thắt phế quản, mày đay hoặc phù mạch) khi dùng Acid Acetylsalicylic và/hoặc các thuốc chống viêm không steroid cao hơn những bệnh nhân khác.
Người già: Người lớn tuổi có nguy cơ gia tăng các phản ứng bất lợi của thuốc đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa và thủng dạ dày có thể gây tử vong.
Tiêu hóa: Chảy máu, loét hoặc thủng đường tiêu hóa đôi khi gây tử vong đã được báo cáo với tất cả thuốc chống viêm không steroid.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Ibuprofen có thể làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và không khuyến cáo cho phụ nữ có dự định mang thai.
Ibuprofen không được khuyến cáo cho những bà mẹ đang cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Cần cảnh báo người bệnh thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc sử dụng máy vì Ibuprofen có thể gây chóng mặt, mệt mỏi và rối loạn thị giác
7.4 Xử trí khi quá liều
Các triệu chứng quá liều ibuprofen bao gồm: Đau bụng, buồn nôn, nôn, thờ ơ và ngủ gà, có thể có đau đầu, co cứng, ức chế TKTW, co giật, hạ huyết áp, nhịp nhanh, thở nhanh.
Xử trí quá liều: Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ: rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tẩy muối. Nếu nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu. Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu. Cần phải theo dõi, kiểm soát nguy cơ hạ huyết áp, chảy máu dạ dày và toan hóa máu.
7.5 Bảo quản
Để xa tầm tay trẻ.
Không được để ẩm thấp, đậy kín nắp.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Ibuprofen 400mg Vacopharm là thuốc cùng có chứa thành phần chứa hoạt chất Ibuprofen hàm lượng 400mg, được sử dụng để giảm đau, hạ sốt và chống viêm, được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược Vacopharm - Việt Nam, đóng gói dưới dạng hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.
Thuốc Agirofen 400 cũng có thể là thuốc lựa chọn để thay cho Ibuprofen 400 T.V Pharm bởi có cùng hàm lượng hoạt chất và chỉ định. Thuốc do Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm sản xuất và phân phối, hộp 6 vỉ x 10 viên có giá là 80000 đồng.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-31233-18
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm TV. Pharm
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên; Chai 100 viên; Chai 200 viên
10 Ibuprofen 400 T.V Pharm là thuốc gì?
10.1 Dược lực học
Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Tương tự như các thuốc chống viêm không steroid khác, ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế enzym prostaglandin synthetase và do đó ngăn tạo ra prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của enzym cyclooxygenase. Ibuprofen cũng ức chế tổng hợp prostacyclin ở thận và có thể gây nguy cơ ứ nước do làm giảm dòng máu tới thận. Cần phải lưu ý đến điều này khi chỉ định cho người bệnh có suy thận, suy tim, suy gan và các bệnh có rối loạn về thể tích huyết tương.
Tác dụng chống viêm của ibuprofen xuất hiện sau hai ngày điều trị. Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn aspirin, nhưng kém Indomethacin. Thuốc có tác dụng chống viêm tốt và có tác dụng giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp tự phát ở trẻ em.
10.2 Dược động học
Ibuprofen hấp thu tốt ở ống tiêu hóa. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 - 2 giờ. Thuốc gắn rất nhiều với protein huyết tương. Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 2 giờ. Ibuprofen đào thải rất nhanh qua nước tiểu (1% dưới dạng không đổi, 14% dưới dạng liên hợp).
11 Thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm giá bao nhiêu?
Thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm mua ở đâu?
Thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
Ibuprofen 400 T.V Pharm là thuốc kháng viêm, hạ sốt giảm đau hiệu quá được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của công ty T.V Pharm. Thuốc được cấp phép lưu hành bởi bộ Y Tế và có mặt trên toàn quốc
Thành phần chính Ibuprofen có nhiều ứng dụng trong lâm sàng và là một trong những loại thuốc hạ sốt, chống viêm và giảm đau được sử dụng phổ biến nhất. Các chỉ định thường xuyên bao gồm: điều trị các rối loạn thấp khớp, chẳng hạn như viêm xương khớp (OA), và các triệu chứng chung của đau cấp tính, sốt và viêm [1]
Dạng viên nén nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng và bảo quản, viên giúp đảm bảo tính ổn định cũng như hiệu quả của thuốc trước thay đổi của môi trường, nhiệt độ
ibuprofen có khả năng ức chế vừa phải trên cả COX-1 và COX-2 và thời gian lưu trú trong cơ thể ngắn do đó nguy cơ xuất hiện độc tính trên đường tiêu hóa, tim mạch và gan thận thấp hơn đáng kể so với acetaminophen và aspirin [2]
14 Nhược điểm
Tương tự như các NSAIDs khác, Ibuprofen có nguy cơ gây xuất huyết, kéo dài thời gian chảy máu do ảnh hưởng đến sự kết tập tiểu cầu
Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Aleem Adatia và cộng sự (Ngày đăng: tháng 5 năm 2012). Osteoarthritis of the knee and hip. Part II: therapy with ibuprofen and a review of clinical trials, Journal of Pharmacy and Pharmacology. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024
- ^ Tác giả KD Rainsford (Ngày đăng: năm 2009). Ibuprofen: pharmacology, efficacy and safety, Inflammopharmacology. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2024