Ibucapvic
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Mediplantex, Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex |
Số đăng ký | 893100490924 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Ibuprofen, Paracetamol (Acetaminophen) |
Tá dược | Povidone (PVP), Magnesi stearat, Aerosil, Sodium Croscarmellose |
Hộp/vỉ | Hộp |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | me895 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Trong mỗi viên nang cứng Ibucapvic có chứa thành phần bao gồm:
- Paracetamol với hàm lượng 325mg
- Ibuprofen với hàm lượng 200mg
- Cùng đó là các hàm lượng vừa đủ cho mỗi viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ibucapvic
Thuốc Ibucapvic có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm với sự kết hợp từ hai loại hoạt chất Paracetamol, Ibuprofen.
Chính vì vậy, thuốc Ibucapvic được chỉ định sử dụng trong một số các đối tượng sau:[1]
- Giảm đau, chống viêm trong bệnh lý về đau nhức cơ xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm thần kinh, chấn thương.
- Giảm đau do Đau Bụng Kinh, đau răng, lưng, xương cơ và sau khi tiến hành nhổ răng hay tiểu phẫu.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Ibuprofen 400 T.V Pharm: Giảm đau, hạ sốt
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ibucapvic
Thuốc Ibucapvic được sử dụng bằng đường uống vào thời điểm sau khi ăn khoảng 30 phút.
Liều dùng được cân nhắc trên mỗi người như sau:
- Trẻ em trên 12 tuổi và đối tượng người lớn: sử dụng 1 đến 2 viên mỗi lần, uống 1 lần mỗi 4 đến 6 giờ.
- Đối với trẻ dưới 12 tuổi sẽ sử dụng theo liều cân nhắc của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc trên người đã hay đang có dấu hiệu dị ứng, mẫn cảm với các thành phần có trong viên uống.
Chống chỉ định trên người có tiền sử thiếu máu nhiều lần và mắc các bệnh lý liên quan đến tim, phổi, thận và gan nặng.
Không sử dụng thuốc trên người đang bị thiếu hụt G6PD.
Người bị loét dạ dày, tá tràng, hen và co thắt phế quản, vấn đề về rối loạn chảy máu, bệnh trên tim mạch, suy gan và suy thận không được sử dụng thuốc.
Không dùng nếu bệnh nhân đang điều trị với coumarin và đang ở trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc Thuốc Ibuprofen Stada 400mg giảm đau đầu, đau răng
5 Tác dụng phụ
Với paracetamol:
Thường gặp: ban trên da, mày đay, dị ứng trên da,…
Ít gặp: ban da, nôn, buồn nôn, giảm các số lượng xét nghiệm máu, bệnh trên thận, độc tính trên thận,…
Hiếm gặp: quá mẫn, mất số lượng bạch cầu hạt.
Với ibuprofen:
Thường gặp: chướng bụng, nôn, buồn nôn, chóng mặt, người bồn chồn, hoa mắt,…
Ít gặp: dị ứng, viêm mũi, đau bụng, lớt dạ dày tá tràng, rối loạn trên thính giác, giảm thính lực, kéo dài thời gian chảy máu,…
Hiếm gặp: phù, ban da, tóc rụng, giảm thị lực, giảm các chỉ số xét nghiệm máu, nhiễm độc gan, suy thận, viêm thận, hội chứng thận hư.
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Thuốc coumarin và dẫn chất indandion. | Kéo dài thời gian chảy máu. |
Phenothiazin | Hạ sốt mạnh trên người bệnh. |
Thuốc chống co giật, Isoniazid, rượu | Tăng độc tính trên gan. |
Thuốc chống viêm không steroid khác | Tăng tác dụng phụ trên thần kinh, tăng nguy cơ co giật, loét dạ dày và chảy máu kéo dài. |
Magnesi hydroxyd | Tăng nồng độ của ibuprofen. |
Methotrexat, digoxin | Tăng độc tính của methotrexat, digoxin |
Furosemid | Giảm hiệu quả lợi tiểu. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng đã có biểu hiện thiếu máu hay hội chứng xanh tím trước đó.
Việc sử dụng rượu kéo dài trong thời gian này có thể tăng độc tính trên gan.
Không sử dụng thuốc với mục đích giảm đau quá 10 ngày trên người lớn, và 5 ngày với trẻ nhỏ nếu không có sự cân nhắc theo dõi của các y bác sĩ.
Thận trọng nếu sử dụng thuốc trên người lớn tuổi.
Hoạt chất có thể gây ức chế kết tập tiểu cầu, từ đó làm thời gian chảy máu có thể bị kéo dài.
Các rối loạn thị giác có thể xuất hiện trong thời gian sử dụng thuốc và sẽ nhanh chóng hết khi ngừng dùng thuốc Ibuprofen.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Ibuprofen STELLA 200mg giúp chống viêm, hạ sốt
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ do các tác động gây ra co bóp trên tử cung gây ra nguy cơ chậm đẻ, tăng nguy cơ chảy máu cho người dùng.
Thuốc Ibucapvic có thể được cân nhắc dùng thuốc trên người đang cho trẻ bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Dừng ngay thuốc khi dùng quá liều hay trong thời gian kéo dài. Các biểu hiện như nôn, buồn nôn, co giật, chóng mặt, hoại tử gan, suy thận có thể xảy ra.
Cần điều trị triệu chứng và có các biện pháp điều trị tích cực như rửa dạ dày, gây nôn, lợi tiểu hay sử dụng than hoạt và hoạt chất N-acetylcystein trong thời điểm này. Trong trường hợp nặng, người bệnh cần được tiến hành thẩm tách máu và truyền máu nếu cần thiết.
7.4 Bảo quản
Thuốc cần để trên cao, nhiệt độ dưới 30 độ.
Phòng, tủ đặt thuốc thông thoáng, không đặt sát tường hay mặt đất.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Brufen 100mg/5ml chứa hoạt chất ibuprofen với hàm lượng 100mg cho tác dụng tương tự. Thuốc được sản xuất dạng siro bởi Công ty PT Abbott Laboratories Indonesia, Indonesia. Giá thành là 73,000 đồng cho mỗi chai 60ml.
Thuốc Paracetamol A.T 150sac có thành phần paracetamol và công dụng tương tự. Thuốc tạo thành ở cốm pha Dung dịch bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên, Việt Nam.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Paracetamol cho tác dụng giảm đau, hạ sốt và không có hiệu quả trong điều trị viêm, Hoạt chất cho tác dụng giảm thân nhiệt khi bị sốt bằng cách tác động vào trung tâm điều nhiệt tăng thải nhiệt giảm sinh nhiệt, cho tác động hạ sốt nhưng không gây hạ thấp hơn thân nhiệt bình thường.[2]
Đồng thời Paracetamol cũng tác động vào các ngọn đầu dây thần kinh cảm giác làm giảm các cảm giác đau. Ở liều thông thường, hoạt chất không gây ra các tác động bất lợi trên Đường tiêu hóa và không ảnh hưởng đến thời gian chảy máu.
Ibuprofen thuộc nhóm chống viêm không steroid và là một hoạt chất dẫn xuất từ các acid propionic. Hoạt chất ức chế enzym prostaglandin synthetase, giảm sự tạo thành prostaglandin A2 từ đó cho tác dụng chống viêm. Ngoài ra, Ibuprofen còn cho tác dụng ngăn cản sự tổng hợp prostacyclin trên thận có thể gây ra sự ứ nước tại thận.[3]
Tác dụng hạ sốt của Ibuprofen mạnh hơn so với Aspirin, hiệu quả chống viêm được thấy chỉ sau khoảng 2 ngày sử dụng.
9.2 Dược động học
Paracetamol hấp thu nhanh qua đường uống và cho nồng độ cao nhất trong máu là sau khoảng 30 đến 60 phút uống. Hoạt chất phân bố đến các mô trong cơ thể và 25% paracetamol liên kết với protein huyết tương. Hoạt chất chuyển hóa qua gan và được dưa ra ngoài qua thận ở dạng đã chuyển hóa.
Ibuprofen hấp thu tốt qua đường uống và có được nồng độ cao nhất trong máu sau thời gian 60 phút. Hoạt chất có liên kết với protein huyết tương và đưa ra ngoài thông qua thận ở dạng đã chuyển hóa ở dạng liên hợp.
10 Thuốc Ibucapvic giá bao nhiêu?
Thuốc Ibucapvic hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Ibucapvic mua ở đâu?
Thuốc Ibucapvic ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Ibucapvic đã được phê duyệt lưu hành bởi Cục Quản lý Dược và đưa ra thị trường.
- Hoạt chất có sự kết hợp của hai thành phần làm tăng hiệu quả, tác dụng nhanh và mạnh trong việc giảm đau, hạ sốt và chống viêm.
- Thuốc được bào chế ở dạng viên nang dễ mang theo, tiện lợi và sử dụng khi cần.
13 Nhược điểm
- Phản ứng phụ có thể xuất hiện trên người bệnh, cần theo dõi và tiến hành xử trí ngay khi có dấu hiệu.
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc Ibucapvic do Cục Quản lý Dược phê duyệt. Xem và tải file PDF tại đây.
- ^ Ulderico Freo, Chiara Ruocco và cộng sự (Đăng ngày 31 tháng 7 năm 2021), Paracetamol: A Review of Guideline Recommendations, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.
- ^ Vincent Trung H. Ngo, Tushar Bajaj (Đăng ngày 11 tháng 7 năm 2024), Ibuprofen, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2024.