Huether-50
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-28463-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Topiramate |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa3076 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1846 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Huether-50 được chỉ định để kiểm soát những cơn động kinh và ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Huether-50.
1 Thành phần
Thuốc Huether-50 có thành phần: Topiramat 50mg.
Dạng bào chế: viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Huether-50
2.1 Tác dụng của thuốc Huether-50
2.1.1 Dược lực học
Topiramat là một dẫn xuất sulfamat của monosaccharid D-fructose, và 40% khối lượng của nó chiếm bởi oxy, với các tác động hiệu quả, góp phần chống động kinh như:
Topiramat chặn các kênh natri, điều này có thể dẫn đến việc kiểm soát quá trình khử cực kéo dài trong cơn co giật [1].
Thuốc có khả năng ảnh hưởng lên các thụ thể AMPA/Kinase là giảm quá trình khử cực của màng và hỗ trợ hoạt động của thụ thể GABA-A, làm tăng cường tác dụng ức chế.
Thuốc điều hòa hoạt động của thụ thể NMDA thông qua chất ức chế anhydrase carbonic, nhờ đó giúp bảo vệ chống lại cơn động kinh.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Topiramat được hấp thụ nhanh, không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, nồng độ đạt đỉnh trong huyết tương sau khi uống 2 giờ với liều dùng 400mg. Khi sử dụng từ 200-800 mg/ngày sẽ làm nồng độ topiramat trong huyết tương tăng tuyến tính.
Phân bố: Topiramat có 15-41% liên kết với protein huyết tương khi khoảng nồng độ trong máu là 0,5-250 microgam/mL. Sự gắn kết với protein huyết tương giảm khi lượng topiramat trong máu tăng lên.
Chuyển hóa: Hầu hết Topiramate sau khi uống được chuyển hóa trong cơ thể bằng các cách hydroxyl hóa, thủy phân và glucuronid hóa. Topiramate ức chế enzym CYP2C19 và cảm ứng enzym CYP3A4.
Thải trừ: khoảng 70% liều topiramate được sử dụng được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu khi dùng độc lập. Thời gian bán hủy trung bình của topiramate là khoảng 65 giờ. Tuy nhiên, đây cũng có sự khác biệt ở nhứng bệnh nhân suy thận, suy gan hoặc trẻ em [2].
2.2 Chỉ định thuốc Huether-50
Đơn trị liệu cho bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên có những cơn động kinh khởi phát cục bộ hoặc có những cơn động kinh có co cứng - co giật toàn thân.
Điều trị hỗ trợ ở người lớn và trẻ em từ 2 - 16 tuổi có những cơn động kinh khởi phát cục bộ hoặc có những cơn động kinh có co cứng - co giật toàn thân, và bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên bị cơn động kinh có kèm hội chứng Lennox Gestaut.
Dự phòng đau nửa đầu [3].
==>> Xem thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Prosgesy 50mg giải pháp đầu tay cắt cơn động kinh
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Huether-50
3.1 Liều dùng thuốc Huether-50
Việc sử dụng topiramat có thể sử dụng trước hoặc sau bữa ăn, tùy theo đáp ứng và dung nạp của từng bệnh nhân mà cần điều chỉnh cẩn thận liều dùng topiramat. Để đạt được hiệu quả tốt thì liều đầu tiên nên dùng liều thấp và chuẩn liều.
Đối tượng | Liều lượng | |
Điều trị động kinh | Trẻ em từ 2-10 tuổi | Liều dùng từ 3-8 viên/ngày x 2 lần/ngày Chỉnh liều tùy thuộc cân nặng |
Người lớn | Liều dùng được khuyến cáo là 8 viên/ngày x 2 lần/ngày, Điều chỉnh mức liều tăng dần theo tuần | |
Điều trị hỗ trợ | Người lớn từ 17 tuổi trở lên | Liều dùng khuyến cáo từ 4-8 viên/ngày x 2 lần/ngày. Việc sử dụng nên được bắt đầu từ liều thấp (20-50 mg/ngày), sau đó mỗi tuần tăng dần 25-50 mg cho đến liều tối ưu và không vượt quá 400 mg/ngày |
Dự phòng đau nửa đầu | Liều dùng được khuyến cáo là 2 viên/ngày x 2 lần/ngày, nên bắt đầu liều thấp 25mg sau đó tăng dần vào mỗi tuần đến khi đạt liều tối ưu. | |
Với bệnh nhân suy thận | Bệnh nhân suy thận cần được giảm liều dùng, cụ thể là ở bệnh nhân có Độ thanh thải creatinin dưới 70 ml/phút thì giảm 50%. Với bệnh nhân thẩm phân máu thì cần bổ sung topiramat sau khi thẩm phân. | |
Với bệnh nhân suy gan | Với bệnh nhân suy gan tuy độ thanh thải topiramat giảm nhưng không cần xem xét giảm liều. |
Cách dùng thuốc Huether-50 hiệu quả
Sử dụng với nước và không cần quan tâm đến bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định với các đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Không sử dụng thuốc với người đang bị bệnh tăng nhãn áp.`
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Topamax 25mg điều trị cơn động kinh cục bộ
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng ngoại ý phụ thuộc vào liều lượng và khác nhau giữa bệnh nhân động kinh và bệnh đau nửa đầu trong các thử nghiệm vì các thử nghiệm sử dụng các liều lượng khác nhau dựa trên tình trạng bệnh.
Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất ở bệnh nhân điều trị động kinh bao gồm sự bất thường ở hệ thần kinh trung ương (dị cảm, mệt mỏi, các vấn đề về nhận thức, chóng mặt, buồn ngủ, chậm vận động tâm thần, khó khăn về trí nhớ / tập trung, lo lắng, lú lẫn), nội tiết / chuyển hóa (giảm cân, chán ăn), hô hấp (nhiễm trùng), khác (sốt, đỏ bừng).
Các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất trong các thử nghiệm liên quan đến bệnh nhân đau nửa đầu là dị cảm và rối loạn nhịp thở.
Các tác dụng phụ nguy hiểm hơn bao gồm:
- Cận thị cấp tính và tăng nhãn áp góc đóng thứ phát.
- Oligohidrosis và tăng thân nhiệt: không phổ biến và có thể hồi phục khi ngừng thuốc.
- Nhiễm toan chuyển hóa: do ức chế các isoenzyme anhydrase carbonic, topiramat có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa thứ phát sau nhiễm toan ống thận loại II, tăng pH nước tiểu, giảm citrat nước tiểu, tăng calci niệu, tạo sỏi calci phosphat, khuyết tật khoáng hóa xương.
- Hành vi và ý muốn tự sát.
- Phản ứng bất lợi về nhận thức / tâm thần kinh: ảnh hưởng của topiramat lên quá trình ghi nhớ liên quan đến hồi hải mã ảnh hưởng đến trí nhớ không gian nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập.
- Nhiễm độc thai nhi: Tiếp xúc trong thời kỳ mang thai có liên quan đến dị tật bẩm sinh và chậm phát triển. Tăng nguy cơ dị tật tái phát trong những lần mang thai sau này.
- Tăng natri huyết và bệnh não: một báo cáo trường hợp mô tả một bệnh nhân trẻ phát triển bệnh não chuyển hóa với suy hô hấp do thiếu oxy, rất có thể do sử dụng đồng thời axit valproic và topiramate. Các bác sĩ lâm sàng nên thận trọng với bệnh não có thể xảy ra do tăng nồng độ Canxi máu ở bất kỳ bệnh nhân nào đang dùng các thuốc này có biểu hiện suy giảm ý thức và suy giảm nhận thức.
- Sỏi thận: dùng topiramat lâu dài có thể gây sỏi niệu; do đó, xét nghiệm máu để tìm cân bằng acid-base, pH nước tiểu và citrat được khuyến cáo ở những bệnh nhân bị sỏi thận.
- Dị cảm: là nguyên nhân thường gặp nhất khi ngừng thuốc.
- Suy giảm chức năng gan: cần theo dõi chặt chẽ hơn và theo dõi nồng độ trong huyết thanh thường xuyên hơn để tối ưu hóa kết quả lâm sàng.
6 Tương tác
Thuốc Huether-50 có thành phần là topiramat có tương tác với các thuốc như sau:
- Thuốc chuyển hóa bởi enzyme gan.
- Ampitriptylin.
- Thuốc chống co giật: Phenytoin, carbamazepin, acid valproic, Phenobarbital, primidon.
- Thuốc trị tiểu đường: glyburid, Metformin.
- Thuốc gây rối loạn thân nhiệt.
- Thuốc ức chế carbonic anhydrase: acetazolamid, diclorphenamid, zonisamid.
- Rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương.
- Digoxin.
- Dihydroergotamin.
- Diltiazem.
- Hydroclorothiazid.
- lithi.
- Thuốc tránh thai đường uống.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần theo dõi bắt buộc nồng độ bicarbonat huyết thanh ban đầu hoặc định kỳ ở bệnh nhân dùng topiramat do những lo ngại về nhiễm toan chuyển hóa, tăng clo máu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những di chứng nghiêm trọng như sự phát triển của chứng nhuyễn xương và/hoặc loãng xương với tăng nguy cơ gãy xương, tăng nguy cơ sỏi thận hoặc đọng calci ở thận. Nếu tình trạng nhiễm toan chuyển hóa xuất hiện và kéo dài thì nên xem xét và quyết định ngừng hoặc giảm liều.
Khi bệnh nhân sử dụng gặp các triệu chứng ở mắt bao gồm cận thị cấp có liên quan với Glocom góc đóng thứ phát, giảm thị lực đột ngột, đau mắt, cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức để ngừng topiramat và điều trị thích hợp.
Trên lâm sàng ghi nhận các trường hợp trẻ có triệu chứng Oligohidrosis bao gồm giảm tiết mồ hôi và tăng thân nhiệt sau khi sử dụng Topiramat. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ sự giảm tiết mồ hôi và tăng thân nhiệt, đặc biệt là trong thời tiết nắng nóng, bì đủ nước cho trẻ.
Với bệnh nhân, dùng Topiramat điều trị động kinh cần chú ý khi làm những việc mà có thể gây nguy hiểm do không thể kiểm soát được bản thân như lái xe, vận hành máy móc, bơi lội,.. do có thể gặp những cơn co giật ngoài ý muốn.
Chưa có bằng chứng minh được độ an toàn và hiệu quả khi dùng Topiramat cho trẻ em dưới 2 tuổi.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Đối với phụ nữ mang thai
Dữ liệu đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu có nguy cơ bị sứt môi ở bào thai. Topiramat cũng đã được chứng minh là gây nhiễm toan chuyển hóa, dẫn đến hạn chế sự phát triển của thai nhi và các hiện tượng thiếu oxy. Vì vậy, chỉ sử dụng topiramat cho phụ nữ mang thai khi lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ xảy ra độc tính.
7.2.2 Đối với phụ nữ đang cho con bú
Topiramat đã được tìm thấy trong sữa mẹ, có khả năng xảy ra các tác dụng phụ như tăng huyết áp và giảm cân khi cho con bú, nhưng chưa rõ ảnh hưởng của thuốc lên trẻ em nên cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
8 Xử trí khi quá liều
8.1 Triệu chứng quá liều
Khi sử dụng quá liều, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng hoặc dấu hiệu như sau:
Trong quá liều topiramate cấp tính, các đặc điểm lâm sàng thường gặp nhất được báo cáo là buồn ngủ, chóng mặt, kích động và giãn đồng tử.
Trong trường hợp quá liều nghiêm trọng, co giật tăng trương lực toàn thân thứ hai sau đó là hôn mê sâu, buồn ngủ, rối loạn vận động não đã được báo cáo.
Nhiễm toan chuyển hóa từ nhẹ đến trung bình đã được quan sát thấy khi dùng quá liều topiramate. Do đó, điều quan trọng là phải đánh giá tình trạng khí máu động mạch (ABG) ở bất kỳ bệnh nhân nào có biểu hiện quá liều topiramate cấp tính.
8.2 Cách xử trí
Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng quá liều, nên cố gắng loại thuốc ra khỏi Đường tiêu hóa bằng cách rửa dạ dày hay uống Than hoạt tính. Thẩm tách máu là một phương pháp hiệu quả để loại bỏ topiramate khỏi cơ thể. Hiện tại, không có thuốc giải độc đặc hiệu cho quá liều topiramate. Người bệnh cần được bù nước đầy đủ. Trên lâm sàng ghi nhận một số bệnh nhân uống từ 6-40g topiramat thì kết quả lâm sàng thì không trầm trọng, mọi bệnh nhân đều hồi phục. Còn bệnh nhân uống 96-110g topiramat hôn mê khi đưa vào viện trong 20-24 giờ thì phục hồi hoàn toàn sau 3-4 ngày.
8.3 Bảo quản
Thuốc cần được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh ánh sáng.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-28463-17.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú.
Đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
10 Thuốc Huether-50 giá bao nhiêu?
Giá thuốc Huether-50 là bao nhiêu? Thuốc Huether-50 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Huether-50 mua ở đâu?
Thuốc Huether-50 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Huether-50 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu nhược điểm của Thuốc Huether-50
13 Ưu điểm
- Được sản xuất bởi công ty sản xuất thuốc gốc hàng đầu Việt Nam, có nhiều thuốc chất lượng cao được xuất khẩu sang các nước Châu Á và EU.
- Dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP, GMP-WHO.
- Thời điểm sử dụng thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.
- Thuốc dạng viên, dễ uống, dễ mang theo bên người.
- Nghiên cứu trên lâm sàng bệnh nhân động kinh kháng thuốc người Bulgaria được điều trị bằng topiramat có liên quan đến việc cải thiện mức độ cơn co giật ở mức thấp và ổn định, cải thiện tốt và ổn định tần số co giật, khả năng kiểm soát cơn co giật trở nên tồi tệ hơn và xuất hiện các dạng co giật mới, tính an toàn và khả năng dung nạp tốt [4].
14 Nhược điểm
- Liều dùng cần được hiệu chỉnh chính xác để đưa kết quả tốt.
- Không thể ngừng thuốc đột ngột.
Tổng 16 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Kamron A. Fariba, Abdolreza Saadabadi (Ngày cập nhật 2 tháng 5 năm 2022). Topiramate, StatPearls. Ngày truy cập 9 tháng 10 năm 2022.
- ^ Donavon B. Johnson, Judy Quick. (Ngày cập nhật 3 tháng 4 năm 2022). Topiramate And Phentermine, StatPearls. Ngày truy cập 9 tháng 10 năm 2022.
- ^ Chuyên gia của Drugbank (Ngày cập nhật 8 tháng 10 năm 2022). Topiramat, Drugbank. Ngày truy cập 9 tháng 10 năm 2022.
- ^ Ekaterina Viteva, Zahari Zahariev (Ngày đăng 31 tháng 12 năm 2020). Topiramate Effectiveness as Add-on Therapy in Bulgarian Patients with Drug-resistant Epilepsy. Ngày truy cập 14 tháng 10 năm 2022.