Heptamax 200mg/5ml
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Delta Pharma, Delta Pharma Ltd |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm DOHA |
Số đăng ký | VN-7534-09 |
Dạng bào chế | Bột pha hỗn dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ để pha 15ml hỗn dịch |
Hoạt chất | Azithromycin |
Xuất xứ | Bangladesh |
Mã sản phẩm | aa8799 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Heptamax 200mg/5ml với thành phần chứa azithromycin 200mg được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Heptamax 200mg/5ml
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Heptamax 200mg/5ml
- Dược chất: Azithromycin 200mg.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Heptamax 200mg/5ml
2.1 Tác dụng của thuốc Heptamax 200mg/5ml
Azithromycin là một loại thuốc kháng khuẩn macrolid ổn định trong axit dùng đường uống, có cấu trúc liên quan đến erythromycin, với phổ hoạt tính kháng khuẩn tương tự.
Giống như erythromycin và các macrolid khác, hoạt tính của azithromycin không bị ảnh hưởng bởi việc sản xuất beta-lactamase. Tuy nhiên, các sinh vật kháng erythromycin cũng kháng azithromycin.
Hiệu quả lâm sàng của azithromycin đã được khẳng định trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới (bao gồm cả bệnh nhi), da và mô mềm (bao gồm cả bệnh nhi), trong viêm niệu đạo/viêm cổ tử cung không biến chứng liên quan đến N. gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis hoặc U. urealyticum và trong điều trị bệnh lyme giai đoạn đầu.
2.2 Chỉ định thuốc Heptamax 200mg/5ml
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: Viêm phổi cộng đồng, giai đoạn cấp của viêm phế quản mạn.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang, viêm amidan.
Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Agitro 500 điều trị viêm đường hô hấp, sinh dục
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Heptamax 200mg/5ml
3.1 Liều dùng thuốc Heptamax 200mg/5ml
Liều dùng 1 lần được tính theo cân nặng như sau:
- 8-15kg: 10mg/kg/ngày.
- 15-25kg: 200mg/ngày.
- 26-35kg: 300mg/ngày.
- 36-45kg: 400mg/ngày.
Thời gian điều trị trong 3 ngày. Nếu điều trị trong 5 ngày thì liều dùng là 10mg/kg, dùng 1 lần vào ngày đầu tiên sau đó là 5mg/kg, dùng từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của liệu trình.
3.2 Cách dùng thuốc Heptamax 200mg/5ml hiệu quả
Pha thuốc với một lượng nước vừa đủ đến vạch.
Thời điểm uống thuốc tối thiểu là 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi ăn.
4 Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của Heptamax 200mg/5ml.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Zaromax 100 điều trị nhiễm khuẩn da, mô mềm, hô hấp, tiết niệu
5 Tác dụng phụ
Rất thường gặp: Tiêu chảy.
Thường gặp: Đau đầu, nôn, đau bụng, buồn nôn,...
Ít gặp: Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng, giảm bạch cầu, chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn vị giác, suy giảm thị lực,...
6 Tương tác
Digoxin: Tăng nồng độ chất nền P-glycoprotein.
Dẫn chất nấm cựa gà: Tăng nguy cơ nhiễm độc nấm cựa gà.
Cyclosporin: Tăng nồng độ của cyclosporin trong máu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thông báo cho người bệnh về những tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình điều trị.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có bệnh về gan.
Ngưng sử dụng thuốc khi xuất hiện rối loạn chức năng gan.
Không khuyến cáo sử dụng azithromycin với dẫn chất nấm cựa gà.
Bội nhiễm vi khuẩn không nhạy cảm bao gồm cả nấm có thể xảy ra.
Thận trọng khi sử dụng azithromycin ở những bệnh nhân kéo dài QT bẩm sinh hoặc mắc phải, đang điều trị bằng các chất gây kéo dài khoảng QT, rối loạn điện giải, nhịp tim chậm.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ sử dụng Heptamax 200mg/5ml cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú khi có chỉ định của bác sĩ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp xảy ra quá liều, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để có hướng xử trí kịp thời.
7.4 Bảo quản
Heptamax 200mg/5ml được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
Để xa tầm với của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-7534-09
Nhà sản xuất: Delta Pharma Ltd
Đóng gói: Hộp 1 lọ để pha 15ml hỗn dịch
9 Thuốc Heptamax 200mg/5ml giá bao nhiêu?
Thuốc Heptamax 200mg/5ml hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Heptamax 200mg/5ml có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 và 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Heptamax 200mg/5ml mua ở đâu?
Thuốc Heptamax 200mg/5ml mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Azithromycin có hiệu quả tương tự như erythromycin và các loại thuốc thường được sử dụng khác bao gồm clarithromycin, beta-lactam (penicillin và Cephalosporin), kháng sinh quinolon và tetracyclin trong một số bệnh nhiễm trùng bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm niệu đạo/viêm cổ tử cung không biến chứng liên quan đến N. gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis hoặc U. urealyticum và trong điều trị bệnh Lyme giai đoạn đầu. [1]
- Erythromycin và azithromycin cũng có hiệu quả trong điều trị viêm niệu đạo không do lậu cầu và viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis. So với erythromycin, Clarithromycin và azithromycin có khả năng dung nạp tốt hơn. [2]
- Dạng hỗn dịch dễ sử dụng cho trẻ nhỏ.
- Thuốc được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo chất lượng.
12 Nhược điểm
- Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây nên tình trạng phát triển quá mức các chủng vi khuẩn không nhạy cảm.
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả D H Peters và cộng sự (Ngày đăng năm 1992). Azithromycin. A review of its antimicrobial activity, pharmacokinetic properties and clinical efficacy, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023
- ^ Tác giả GW Amsden (Ngày đăng năm 1996). Erythromycin, clarithromycin, and azithromycin: are the differences real?, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2023