Hepaqueen Plus
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Mediplantex, Công ty cổ phần dược TW Mediplantex |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược TW Mediplantex |
Số đăng ký | VD-32063-19 |
Dạng bào chế | Viên nang mềm |
Quy cách đóng gói | Hộp 12 vỉ x 5 viên |
Hoạt chất | Silymarin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa5550 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4961 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Hepaqueen Plus được chỉ định để điều trị các tổn thương, các bệnh hay mắc phải tại gan, giúp bảo vệ đồng thời tăng cường khả năng giải độc của gan. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Hepaqueen Plus.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Hepaqueen Plus chứa:
Dược chất: Silymarin 140mg.
Tá dược: Titan dioxyd, lecithin, dầu cọ, methylparaben,… vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang mềm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Hepaqueen Plus
2.1 Tác dụng của thuốc Hepaqueen Plus
Silymarin, một flavonolignan có nguồn gốc từ Silybum marianum, sở hữu các hoạt động dược lý đa dạng liên quan đến việc bảo vẹ hệ thống tim mạch, gan cũng như nhiều lợi ích khác cho cơ thể. Các nghiên cứu về việc dùng Silymarin chó thây dù dùng liều cao nhưng Silymarin vẫn khá an toàn và ít dẫn đến tác dụng phụ có hại đến sức khỏe.
Silymarin là hoạt chất rất tốt cho sức khỏe của gan. Silymarin có khả năng chống oxy hóa, tham gia bảo vệ, tăng cường khả năng giải độc gan. Silymarin tham gia vào quá trình hồi phục và tái tạo các tế bào gan mới. Từ đó giúp tăng cường chức năng gan.[1]
2.2 Chỉ định thuốc Hepaqueen Plus
Thuốc Hepaqueen Plus chỉ định để:
Điều trị các bệnh về gan như:
- Xơ gan.
- Viêm gan virus.
- Gan nhiễm mỡ.
Dự phòng, khắc phục tổn thương tại gan do:
- Rượu bia.
- Ngộ độc thực phẩm.
- Hóa chất.
- Dùng thuốc gây độc cho gan.
Khắc phục rối loạn chức năng gan như:
- Chán ăn, khó tiêu.
- Mệt mỏi.
- Mẩn ngứa, dị ứng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Silyvercell trị tổn thương gan, giải độc gan
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Hepaqueen Plus
3.1 Liều dùng thuốc Hepaqueen Plus
Liều dùng: 1 viên/lần, ngày 2-3 lần.
3.2 Cách dùng thuốc Hepaqueen Plus hiệu quả
Thuốc Hepaqueen Plus dùng đường uống.
Uống thuốc Hepaqueen Plus với nước.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Hepaqueen Plus cho người:
Trẻ <18 tuổi.
Tắc mật hoàn toàn.
Suy gan nặng.
Phụ nữ mang thai.
Bà mẹ cho con bú.
Mẫn cảm với thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc High-Liver High Liver: điều trị rối loạn tiêu hóa, viêm gan
5 Tác dụng phụ
Khi dùng thuốc Hepaqueen Plus liều mỗi ngày lớn hơn 1500mg có thể gây:
- Dị ứng nhẹ.
- Nhuận tràng.
Tuy nhiên các dấu hiệu quá mẫn thường nhẹ không nguy hiểm đến sức khỏe.
6 Tương tác
Chưa ghi nhận bất cứ dấu hiệu tương tác, thay đổi nào khi dùng Hepaqueen Plus với các thuốc, chất khác.
Không nên dùng thuốc Hepaqueen Plus với các chất, thuốc khác.
Khi gặp tương tác khi dùng Hepaqueen Plus với các thuốc khác thì cần báo với bác sĩ để được điều trị sớm.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không uống Hepaqueen Plus quá hạn.
Dùng thuốc Hepaqueen Plus đúng liều.
Kiểm tra kỹ chất lượng thuốc Hepaqueen Plus trước khi uống.
Báo với bác sĩ khi xuất hiện dấu hiệu lạ khi uống Hepaqueen Plus.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Các mẹ không nên uống Hepaqueen Plus khi chưa được bác sĩ chỉ định do chưa có thông báo, nghiên cứu cụ thể về độ an toàn của Hepaqueen Plus. Nếu muốn uống thuốc giải độc, bảo vệ, điều trị các tổn thương tại gan thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo về biểu hiện quá liều khi tự ý dùng Hepaqueen Plus liều cao hơn chỉ định. Khi bị quá liều, triệu chứng ngộ độc có thể giống với tác dụng phụ nhưng với mức độ nặng hơn. Khi bị quá liều, nên báo với bác sĩ để được giải độc kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Hepaqueen Plus nơi khô ráo.
Để thuốc xa tầm với trẻ.
Tránh để thuốc ở nhiệt độ <30 độ.
Tránh ánh nắng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-32063-19.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược TW Mediplantex.
Đóng gói: Hộp 12 vỉ x 5 viên.
9 Thuốc Hepaqueen Plus giá bao nhiêu?
Thuốc Hepaqueen Plus chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Hepaqueen Plus mua ở đâu?
Thuốc Hepaqueen Plus mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Hepaqueen Plus dễ uống.
- Thuốc Hepaqueen Plus sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO của Công ty cổ phần dược TW Mediplantex với nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất, trang thiết bị đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng.
- Thuốc Hepaqueen Plus mang đến tác dụng tốt trong việc bảo vệ, khắc phục tăng cường sức khỏe của gan, giúp giảm các tổn thương ở gan, cho gan được hoạt động khỏe mạnh.
- Nghiên cứu về việc dùng silymarin thấy thuốc có tác dụng tố trong việc làm giảm tình trạng và số lượng các trường hợp tử vong do mắc các bệnh lý, tổn thương tại gan. Silymarin còn giúp cải thiện đáng kể chỉ số đường huyết trong những người bị bệnh đái tháo đường và xơ gan do sử dụng rượu bia. Các tổn thương tại gan cũng được khắc phục, giảm thiểu đáng kể khi dùng silymarin.[2]
- Silymarin dường như có hiệu quả trong việc giảm mức độ transaminase ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.[3]
12 Nhược điểm
- Thuốc Hepaqueen Plus chưa có thồn báo về tương tác gặp phải.
- Thuốc Hepaqueen Plus không dùng được cho người <18 tuổi.
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Shamama Javed, Kanchan Kohli, Mushir Ali (Ngày đăng tháng 9 năm 2011). Reassessing bioavailability of silymarin, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Anton Gillessen, Hartmut H-J Schmidt (Ngày đăng 17 tháng 2 năm 2020). Silymarin as Supportive Treatment in Liver Diseases: A Narrative Review, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Georgios Kalopitas, Christina Antza, Ioannis Doundoulakis, Antonis Siargkas, Elias Kouroumalis, Georgios Germanidis, Myrto Samara, Michail Chourdakis (Ngày đăng 25 tháng 11 năm 2020). Impact of Silymarin in individuals with nonalcoholic fatty liver disease: A systematic review and meta-analysis, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022