Hemafolic 50mg/5ml
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Nadyphar (Dược phẩm 2/9), Công ty cổ phần dược phẩm 2/9 TP HCM |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm 2/9 TP HCM |
Số đăng ký | VD-25593-16 |
Dạng bào chế | Dung dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 18 ống x 5 ml |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Acid Folic (Vitamin B9), Sắt |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa2347 |
Chuyên mục | Thuốc Tác Dụng Lên Quá Trình Đông Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 9942 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Hemafolic được biết đến khá phổ biến với công dụng điều trị thiếu máu do thiếu Sắt ở phụ nữ có thai và cho con bú. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc Hemafolic.
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi ống (10ml) Hemafolic có thành phần:
100 mg Phức hợp Sắt (III) hydroxyd và Polymaltose.
1mg Acid folic
Tá dược: vừa đủ 1 ống.
Dạng bào chế: Dung dịch uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Hemafolic
2.1 Hemafolic là thuốc gì?
Acid folic: Trong cơ thể người, Acid folic tham gia vào quá trình tổng hợp Nucleoprotein, giúp tạo hồng cầu có chức năng sinh lý bình thường. Acid folic tạo ra Tetrahydrofolat trong các tế bào. Chất Tetrahydrofolat liên quan tới nhiều quá trình chuyển hóa, đặc biệt là tổng hợp Thymidylat của Acid nucleic. Thiếu Acid folic làm giảm tổng hợp Thymidylat sẽ tăng nguy cơ tạo nguyên hồng cầu khổng lồ dẫn đến thiếu máu. Acid folic tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa các Acid amin, sản sinh format và đào thải Acid formic. Nhu cầu Acid folic tăng cao ở thai phụ. Thiếu Acid folic có thể làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi rất nguy hiểm [1]
Sắt: Ion Sắt là thành phần tạo ra các Enzyme như Cytochrom oxydase, Xanthin oxydase. Đây là các Enzyme cần cho quá trình chuyển đổi và sử dụng năng lượng của tế bào. Đăc biệt, Sắt tạo ra Hemoglobin và Myoglobin - các hợp chất không thể thiếu cho vận chuyển và sử dụng Oxy của cơ thể. Hemoglobin mang Oxy từ phổi tới mô và Myoglobin giúp sử dụng và dự trữ Oxy ở cơ. Nếu thiếu Sắt, cơ thể sẽ thiếu Hemoglobin và Myoglobin, dẫn đến thiếu Oxy. Thiếu Oxy là nguyên nhân gây nhiều bệnh, thậm chí là tử vong ở người. Có thể điều trị các bất thường về tạo hồng cầu do thiếu Sắt bằng cách bổ sung Sắt cho các bệnh nhân này. Đối với những đối tượng có nhu cầu về Sắt và Acid folic cao nếu không được bổ sung đầy đủ và kịp thời thì cơ thể không thể phát triển bình thường và dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác [2]
2.2 Chỉ định của thuốc Hemafolic
Hemafolic 50mg/5ml được bác sĩ chỉ định sử dụng để
Điều trị hoặc dự phòng cho người có nguy cơ cao mắc bệnh thiếu máu do thiếu Sắt bao gồm:
Người mắc các bệnh trên hệ tiêu hóa làm cơ thể không hấp thu được các chất dinh dưỡng và Sắt dẫn đến thiếu Sắt, thiếu máu.
Bệnh nhân sau phẫu thuật bị mất một lượng máu lớn mà cơ thể không tự bù đắp được.
Người mắc các bệnh trên hệ cơ quan tạo máu.
Bổ sung Sắt và Acid folic cho các đối tượng có nhu cầu cao gồm:
Trẻ trong lứa tuổi dậy thì.
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
Phụ nữ bị mất máu nhiều sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt, người mới ốm dậy.
Thuốc Hemafolic được chỉ định dùng cho người lớn và trẻ em hơn 12 tuổi.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc có cùng hoạt chất: Sắt Fefovit Nanor: Cách dùng - liều dùng, lưu ý khi sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Hemafolic
3.1 Liều dùng thuốc Hemafolic
Căn cứ vào tình trạng bệnh lý và nhu cầu về Sắt và Acid folic của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định, liều dùng cho từng đối tượng.
Thông thường, liều dùng thuốc Hemafolic cho các đối tượng như sau:
Người trưởng thành trên 18 tuổi: uống 1 ống mỗi lần, ngày uống 2-3 lần.
Trẻ em trên 12 tuổi đến dưới 18 tuổi: chỉ cần bổ sung 1 ống mỗi lần, ngày 1-2 lần tùy nhu cầu cơ thể.
3.2 Cách dùng thuốc Hemafolic
Người dùng nên sử dụng thuốc Hemafolic đều đặn hằng ngày trong thời gian bác sĩ chỉ định.
Sử dụng thuốc bằng cách lấy tay bẻ đầu ống thuốc và uống phần dung dịch bên trong.
Để thuốc phát huy được tác dụng cao nhất, người bệnh nên uống thuốc vào trong hoặc sau bữa ăn.
Nếu bạn cảm thấy dung dịch thuốc Hemafolic đặc và khó uống thì bạn có thể pha loãng dung dịch thuốc này với một lượng nước vừa đủ rồi uống trực tiếp.
Sau khi bẻ đầu ống thuốc, người bệnh nên sử dụng ngay tránh để dung dịch thuốc tiếp xúc với không khí quá lâu làm thuốc bị oxy hóa gây mất tác dụng.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Hemafolic cho:
Người bị dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người đang bị thừa Sắt và Acid folic không sử sụng thuốc này.
Bệnh nhân bị thiếu máu nhưng không do nguyên nhân thiếu Sắt thì không dùng.
Trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dụng thuốc Hemafolic.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Folihem - Điều trị và phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt
5 Tác dụng phụ
Sau khi sử dụng thuốc Hemafolic, một số bệnh nhân gặp phải các tác dụng không mong muốn như:
Cảm giác khó chịu buồn nôn và nôn.
Gây rối loạn hệ tiêu hóa mà thường gặp nhất là tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy, đôi khi bệnh nhân đi ngoài ra phân đen.
6 Tương tác
Thành phần ion Sắt (III) dưới dạng phức hợp của Sắt (III) hydroxyd không gây tương tác với các thức ăn hay đồ uống nào.
Dược chất Acid folic trong sản phẩm này gây giảm nồng độ trong huyết tương của thuốc chống co giật nếu dùng chung với nhau.
Acid Folic trong chế phẩm cũng bị giảm tác dụng điều trị bệnh thiếu máu do nguyên hồng cầu khổng lồ nếu uống cùng với Co-trimoxazol.
Folat trong sản phẩm có thể bị giảm hấp thu khi bệnh nhân sử dụng chung với Sulfasalazin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đọc kỹ tờ hướng dẫn trước khi dùng thuốc Hemafolic.
Tuân thủ đúng hướng dẫn và liều dùng của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
Kiểm tra hạn sử dụng để tránh dùng sản phẩm đã hết hạn. Không dùng những ống thuốc được đóng trong bao bì hở, ống thủy tinh bị nứt, dung dịch thuốc có màu, mùi lạ.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú là đối tượng sử dụng của thuốc Hemafolic.
Người mang thai hoặc cho con bú mà bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc thì chống chỉ định sử dụng sản phẩm này.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây tình trạng buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng. Trong trường hợp này, không nên tự lái xe hay điều khiển máy móc thiết bị.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Hemafolic trong bao bì kín, trong phòng sạch sẽ, khô thoáng, tránh rung lắc nhiều làm ống thủy tinh đựng dung dịch thuốc bị vỡ, nứt.
Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm do có thể làm thuốc bị hỏng hoặc bị mất tác dụng.
Nhiệt độ bảo quản duy trì dưới 30°C.
Để xa tầm tay của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-25593-16.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 - Nadyphar.
Đóng gói: Hemafolic 10 ml (Hộp 10 ống).
9 Thuốc Hemafolic giá bao nhiêu ?
Thuốc Hemafolic 10ml giá bao nhiêu? Hiện nay Hemafolic 50mg/5ml đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc đã được cập nhật ở đầu trang hoặc để biết chi tiết về sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi bạn đọc có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 88 8633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Hemafolic mua ở đâu?
Thuốc Hemafolic mua ở đâu chính hãng và uy tín nhất ? Bạn đọc có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Hemafolic để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân hoặc liên hệ qua số hotline hoặc nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Thuốc Hemafolic chứa thành phần Sắt III và acid folic, thường được chỉ định để điều trị và dự phòng thiếu máu cho người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi, bao gồm cả phụ nữ có thai và cho con bú [3]
Hàm lượng các thành phần đã được nghiên cứu phù hợp với nhu cầu của cơ thể, đảm bảo cho hiệu quả hấp thu tối ưu, không gây kích ứng với dạ dày cũng như toàn cơ thể.
Thuốc có chứa Sắt (III), tương đương với dạng tồn tại của sắt trong cơ thể do đó dễ dàng được hấp thu tại hệ tiêu hóa.
Bổ sung đồng thời sắt và acid folic giúp tăng đáng kể hiệu quả sản xuất Hồng cầu mới, đồng thời làm giảm đáng kể nồng độ sắt trong tuyến tụy, gan và lá lách so với bổ sung Sắt đơn độc [4]
Dạng sirô có mùi vị thơm ngon, dễ dàng sử dụng, kể cả với phụ nữ mang thai có tình trạng nghén.
Được sản xuất trong nước do đó có giá thành phải chăng và ổn định, dễ dàng tìm mua ở nhà thuốc trên cả nước.
12 Nhược điểm
Việc bổ sung sắt có thể gây tình trạng nóng, nổi mụn táo bón.
Ống thủy tinh dễ vỡ, cần bảo quản xa tầm với trẻ nhỏ.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Hanna Czeczot (Ngày đăng: ngày 13 tháng 8 năm 2008). [Folic acid in physiology and pathology], Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả Matteo Briguglio và cộng sự (Ngày đăng: 12 tháng 1 năm 2022). The Central Role of Iron in Human Nutrition: From Folk to Contemporary Medicine, Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Joanna Suliburska, Katarzyna Skrypnik, Agata Chmurzyńska (Ngày đăng: tháng 6 năm 2022). Folic Acid Affects Iron Status in Female Rats with Deficiency of These Micronutrients, Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2023