1 / 15
thuoc hatrizol 20mg 1 O5754

Hatrizol 20mg

Thuốc kê đơn

35.000
Đã bán: 84 Còn hàng
Thương hiệuDược Hậu Giang - DHG, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược Hậu Giang
Số đăng kýVD-2114014
Dạng bào chếViên nang chứa vi hạt bao tan trong ruột
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtOmeprazole
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmAA3019
Chuyên mục Thuốc Tiêu Hóa

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Nguyễn Trang Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 2227 lần

Thuốc Hatrizol 20mg được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét hành tá tràng và trào ngược dạ dày. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng?  Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Hatrizol 20mg trong bài viết sau đây. 

1 Thành phần

Thành phần: Một viên nang Hatrizol 20mg gồm có:

Omeprazol…………………………………………. 20mg.

Tá dược……………………………………. vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nang chứa vi hạt bao tan trong ruột.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Hatrizol 20mg 

2.1 Tác dụng của thuốc Hatrizol 20mg

2.1.1 Dược lực học của Omeprazole

Omeprazol là một chất chống tiết dịch dạ dày, thường được gọi là chất ức chế bơm proton (PPI). Nó ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình tiết axit dạ dày bằng cách ức chế sự xuất hiện của enzym Adenosine triphosphatase (ATPase) trên bề mặt tế bào thành dạ dày.

Omeprazol có thể kìm hãm được vi khuẩn Helicobacter pylori ở người bệnh loét tá tràng và/hoặc viêm thực quản trào ngược bị nhiễm vi khuẩn này. Phối hợp omeprazol với một số kháng sinh (như Clarithromycin, amoxicilin) có thể tiệt trừ H. pylori, đồng thời giúp ổ loét nhanh liền hơn[1].

2.1.2 Dược động học của Omeprazol

  • Hấp thu: Hấp thu nhanh nhưng thay đổi qua đường tiêu hóa. Sinh khả dung: Khoảng 30-40%. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương (Tmax): 0,5-3,5 giờ.
  • Phân bố: Omeprazol có khả năng đi vào sữa mẹ. Liên kết với protein huyết tương: Khoảng 95%.
  • Chuyển hóa: Được chuyển hóa chủ yếu ở gan bởi CYP2C19 thành hydroxyl-omeprazole; và mức độ thấp hơn bởi CYP3A4 đối với omeprazole sulfone.
  • Thải trừ: Bài tiết chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 77% dưới dạng chất chuyển hóa, một lượng nhỏ dưới dạng chất không chuyển hóa); phân (số lượng ít). Thời gian bán thải (T1/2): 0,5-3 giờ[2]

Thuốc Hatrizol Omeprazol 20mg có thành phần hoạt chất là Omeprazol, có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid - nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày/tá tràng, trào ngược dạ dày…; do đó giúp làm giảm các triệu chứng như ợ chua, khó nuốt và ho. Thuốc này giúp chữa lành tổn thương do axit trong dạ dày và thực quản, giúp ngăn ngừa loét và có thể phòng ngừa ung thư thực quản. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang chứa vi hạt bao tan trong ruột giúp tăng sinh khả dụng cũng như hiệu quả điều trị của thuốc.

2.2 Chỉ định thuốc Hatrizol 20mg 

Thuốc Hatrizol 20mg được chỉ định cho các bệnh chứng sau:

  • Loét dạ dày, loét hành tá tràng.
  • Trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Hội chứng Zollinger-Elison.
  • Chứng khó tiêu do dạ dày tăng tiết acid quá mức.
  • Phòng ngứa viêm loét dạ dày do stress, loét do dùng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Omecaplus 20mg điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Hatrizol 20mg 

3.1 Liều dùng thuốc Hatrizol 20mg 

Nên dùng thuốc theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ, thông thường chỉ dùng một lần mỗi ngày. Dưới đây là liều dùng tham khảo của thuốc Hatrizol 20mg:

Liều dùng tham khảo của thuốc Hatrizol 20mg
BệnhLiều lượng
Viêm thực quản do trào ngược dạ dày-thực quản1-2 viên/ngày, trong 4-8 tuần; liều duy trì 1 viên/ngày.
Loét dạ dày/tá tràng
  • Loét dạ dày: 1 viên/ngày, trường hợp nặng 2 viên/ngày, trong 8 tuần.
  • Loét tá tràng: 1 viên/ngày, trường hợp nặng 2 viên/ngày, trong 4 tuần.
Hội chứng Zollinger-Ellison3 viên/ngày, đối với liều > 4 viên thì chia ra 2 lần/ngày.
Nhiễm H.pylori trong loét dạ dày/tá tràngPhối hợp với kháng sinh (amoxicilin, clarithromycin): 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
Loét dạ dày do dùng NSAID1 viên/ngày.

Liều dùng nên được điều chỉnh đối với bệnh nhân suy gan, trẻ em và người cao tuổi.

3.2 Cách dùng thuốc Hatrizol 20mg hiệu quả

Uống thuốc vào buổi sáng với cốc nước đầy, khi bụng đói, thường là trước khi ăn khoảng 30 phút để thuốc có thể phát huy công dụng tốt nhất.

Không nghiền nát, phá vỡ hoặc nhai viên nang Hatrizol 20mg. Làm như vậy có thể giải phóng tất cả thuốc cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ; đồng thời làm giảm hiệu quả điều trị của sản phẩm.

Thuốc Hatrizol 20mg cùng với thuốc kháng sinh diệt H.pylori thường được các bác sĩ kê đơn chỉ định trong các bệnh lý có đồng thời hai triệu chứng tăng acid dịch vị dạ dày và nhiễm H.pylori. Nên dùng 2 thuốc này theo đúng chỉ định.

Nếu cần, có thể dùng thuốc kháng axit cùng với thuốc này. Nếu bạn cũng đang dùng Sucralfate, hãy dùng omeprazole ít nhất 30 phút trước sucralfate.

Sử dụng thuốc này thường xuyên để có đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Để giúp bạn ghi nhớ, hãy uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tiếp tục dùng thuốc này trong thời gian điều trị được chỉ định ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Hatrizol 20mg nếu có tiền sử dị ứng với một hay nhiều thành phần nào của sản phẩm.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Duhuzin 40 chữa trào ngược viêm loét dạ dày 

5 Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Hatrizol 20mg bao gồm: nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa và đầy bụng.

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng nhưng không phổ biến. Hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp phải các tình trạng sau: Phát ban với bong tróc da hoặc mụn nước, đau bụng dữ dội hoặc chuột rút, phân lỏng hoặc có máu, hoặc tiêu chảy nghiêm trọng.

Các phản ứng phụ rất hiếm khi gặp như phản vệ, thiếu máu, rối loạn thính giá, ảo giác, viêm gan vàng da, bệnh não, đau khớp…

Thông báo cho bác sĩ của bạn nếu bất kỳ tác dụng phụ nào không biến mất hoặc nghiêm trọng.

6 Tương tác

Omeprazole được chuyển hóa qua CYP450, do đó làm giảm chuyển hóa của Diazepam, Phenytoin, warfarin.. 

Thuốc có thể làm tăng mức ciclosporin trong máu, làm tăng hiệu quả của dicoumarol và kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Một số hoạt chất có thể tương tác với thuốc này bao gồm: nifedipin, Cilostazol, Clopidogrel, Methotrexate (đặc biệt là điều trị liều cao), rifampin, clarithromycin…

Một số hoạt chất cần axit dạ dày để cơ thể có thể hấp thụ chúng đúng cách. Omeprazole làm giảm axit dạ dày, vì vậy nó có thể thay đổi hoạt động của các hoạt chất này. Một số hoạt chất bị ảnh hưởng bao gồm atazanavir, Erlotinib, levoketoconazole, nelfinavir, pazopanib, rilpivirine, một số thuốc kháng nấm ( Itraconazole, Ketoconazole, posaconazole)...

Omeprazole rất giống với esomeprazole. Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có chứa Esomeprazole trong khi sử dụng omeprazole[3]

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Nếu bạn được chỉ định dùng Hatrizol 20mg trong thời gian dài, bạn nên tiến hành các xét nghiệm định kỳ để kiểm tra các phản ứng phụ có thể xảy ra, ví dụ như nồng độ magnesi hay Vitamin B12 trong máu. 

Trong trường hợp quên liều, hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu gần tới thời gian phải uống liều tiếp theo, bỏ qua liều vừa quên để tránh tình trạng quá liều.

Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là: bệnh gan, lupus ban đỏ.

Một số triệu chứng thực sự có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Nên đi khám tại các chuyên khoa nếu bạn có: ợ chua kèm theo choáng váng/đổ mồ hôi/chóng mặt, đau ngực/hàm/cánh tay/vai (đặc biệt là khó thở, đổ mồ hôi bất thường), sụt cân không rõ nguyên nhân .

Thuốc ức chế bơm proton (bao gồm omeprazole) có thể làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài, liều cao hơn và ở người lớn tuổi. Nên bổ sung calci, vitamin D… theo khuyến cáo của bác sĩ.

Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là sốt, ho và nhiễm trùng mũi / họng / đường thở. Vì vậy, cần thật thận trọng khi sử dụng thuốc Hatrizol 20mg cho trẻ.

Lái xe và vận hành máy móc: Để tránh xảy ra các vấn đề hay tai nạn không mong muốn, không lái xe và vận hành máy móc trong quá trình dùng thuốc vì thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Trong thời kỳ mang thai, thuốc Hatrizol 20mg chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ của bạn.

Thuốc này đi vào sữa mẹ, do đó phụ nữ đang nuôi con bú không nên sử dụng. 

7.3 Xử trí khi quá liều

Khi uống Hatrizol 20mg với liều lớn hơn nhiều so với mức an toàn, bạn có thể gặp một số triệu chứng, bao gồm: Buồn nôn, nôn, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, thờ ơ, trầm cảm và lú lẫn. Khi đó, hãy tới các cơ sở y tế để được điều trị triệu chứng kịp thời.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc Hatrizol 20mg ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh ánh mặt trời trực tiếp chiếu vào.

Không để ở nơi có nhiệt độ cao, vì có thể làm chảy vỏ nang.Nhiệt độ bảo quản thuốc nên dưới 30 độ C.

Tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-2114014.

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

9 Thuốc Hatrizol 20mg giá bao nhiêu?

Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá Hatrizol 20mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Hatrizol 20mg mua ở đâu?

Thuốc Hatrizol 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Hatrizol 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu nhược điểm của thuốc Hatrizol 20mg 

12 Ưu điểm

  • Dạng viên nang chứa vi hạt bao tan trong ruột giúp tăng sinh khả dụng của thuốc; đồng thời có thể bảo vệ thuốc khỏi các ảnh hưởng của thức ăn, đồ uống - các yếu tố gây biến đổi hấp thu. Ngoài ra, trong trường hợp có thiếu sót của một vài vi hạt, hiệu quả điều trị chung vẫn không bị ảnh hưởng vì số lượng vi hạt rất lớn.
  • So với các thuốc kháng histamin H2 hoặc kháng acid, Hatrizol 20mg mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
  • Thuốc là sản phẩm của Dược Hậu Giang, một trong những công ty dược uy tín, chất lượng nhất trên thị trường thuốc Việt Nam.

13 Nhược điểm

  • Thuốc có tác dụng tạm thời (hồi phục), không điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh.

Tổng 15 hình ảnh

thuoc hatrizol 20mg 1 O5754
thuoc hatrizol 20mg 1 O5754
thuoc hatrizol 20mg 2 V8162
thuoc hatrizol 20mg 2 V8162
thuoc hatrizol 20mg 3 T8182
thuoc hatrizol 20mg 3 T8182
thuoc hatrizol 20mg 4 R7102
thuoc hatrizol 20mg 4 R7102
thuoc hatrizol 20mg 9 Q6174
thuoc hatrizol 20mg 9 Q6174
thuoc hatrizol 20mg 10 P6261
thuoc hatrizol 20mg 10 P6261
thuoc hatrizol 20mg 11 G2567
thuoc hatrizol 20mg 11 G2567
thuoc hatrizol 20mg 5 E1400
thuoc hatrizol 20mg 5 E1400
thuoc hatrizol 20mg 6 S7773
thuoc hatrizol 20mg 6 S7773
thuoc hatrizol 20mg 12 T8016
thuoc hatrizol 20mg 12 T8016
thuoc hatrizol 20mg 13 L4380
thuoc hatrizol 20mg 13 L4380
thuoc hatrizol 20mg 6 E1777
thuoc hatrizol 20mg 6 E1777
thuoc hatrizol 20mg 8 A0002
thuoc hatrizol 20mg 8 A0002
thuoc hatrizol 20mg 14 D1272
thuoc hatrizol 20mg 14 D1272
thuoc hatrizol 20mg 15 O5050
thuoc hatrizol 20mg 15 O5050

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Dược thư Quốc gia Việt Nam 2 (Tái bản năm 2018). Omeprazol trang 1080 đến 1082, Dược thư Qốc gia Việt Nam 2 - NXB Y học. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  2. ^ Omeprazol, MIMS. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
  3. ^ Omeprazole - Uses, Side Effects, and More, WebMD. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2022
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc Hatrizol có sản ở cửa hàng không ạ?

    Bởi: Ngọc Bích vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hatrizol 20mg 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hatrizol 20mg
    HM
    Điểm đánh giá: 5/5

    Mình bị đau dạ dày do lười ăn, thức khuya, bác sĩ kê cho thuốc hatrizol với mấy thuốc bổ khác uống đc 3 4 hôm thấy dịu hẳn

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633