Hapacol caplet 500
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dược Hậu Giang - DHG, Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. |
Số đăng ký | VD-20564-14 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7017 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 7033 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Hapacol caplet 500 được bác sĩ chỉ định để giảm đau và hạ sốt. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Hapacol caplet 500.
1 Thành phần
Giá thuốc Hapacol Caplet 500? Thành phần của thuốc Hapacol caplet 500 có trong 1 viên gồm;
- Acetaminophen: 500 mg
- Tá dược (Tinh bột mì, aerosil, magnesi stearat, PVP K30, natri benzoat, màu xanh green): vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén dài.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Hapacol caplet 500
2.1 Tác dụng của thuốc Hapacol caplet 500
Hapacol caplet 500 là thuốc có công dụng giảm đau – hạ sốt rất hữu hiệu.
Với thành phần chính là Acetaminophen, có tác dụng tác động lên vùng trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Thuốc làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên. Acetaminophen hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.
Cơ chế hoạt động của Acetaminophen: Theo ghi nhãn của FDA, cơ chế hoạt động chính xác của acetaminophen vẫn chưa được thiết lập đầy đủ - mặc dù vậy, nó thường được phân loại cùng với NSAID (thuốc chống viêm không steroid) do khả năng ức chế con đường cyclooxygenase (COX). Nó được cho là thực hiện các hành động trung tâm mà cuối cùng dẫn đến giảm bớt các triệu chứng đau. Một giả thuyết cho rằng acetaminophen làm tăng ngưỡng đau bằng cách ức chế hai dạng đồng phân của cyclooxygenase, COX-1 và COX-2, có liên quan đến quá trình tổng hợp prostaglandin (PG). Prostaglandin chịu trách nhiệm khơi gợi cảm giác đau. Acetaminophen không ức chế cyclooxygenase ở các mô ngoại vi và do đó không có tác dụng chống viêm ngoại biên. Mặc dù axit acetylsalicylic ( Aspirin) là chất ức chế không thể đảo ngược COX và trực tiếp ngăn chặn vị trí hoạt động của enzym này, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng acetaminophen (paracetamol) ngăn chặn COX một cách gián tiếp. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng acetaminophen ngăn chặn có chọn lọc một loại biến thể của enzym COX, loại enzym này khác với các biến thể COX-1 và COX-2 đã biết. Enzyme này đã được gọi là COX-3. Tác dụng hạ sốt của acetaminophen có thể là do tác động trực tiếp lên các trung tâm điều nhiệt trong não, dẫn đến giãn mạch ngoại vi, đổ mồ hôi và mất nhiệt cơ thể. Cơ chế hoạt động chính xác của loại thuốc này chưa được hiểu đầy đủ vào thời điểm này, nhưng nghiên cứu trong tương lai có thể đóng góp vào kiến thức sâu hơn.[1]
2.2 Chỉ định thuốc Hapacol caplet 500
Thuốc Hapacol caplet 500 được chỉ định để điều trị các trường hợp:
- Điều trị các triệu chứng đau như: đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức cơ xương, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng, đau do đến ngày chu kỳ kinh nguyệt.
- Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hoặc những bệnh có liên quan đến sốt.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Hapacol 250 Flu điều trị cảm cúm, nghẹt mũi
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Hapacol caplet 500
3.1 Liều dùng thuốc Hapacol caplet 500
Liều khuyến cáo đối với người lớn và trẻ nhỏ có độ tuổi trên 12: sử dụng 1 viên/ lần. Trong trường hợp bị đau nhiều, người lớn có thể sử dụng 2 viên/lần.
Lưu ý: Khoảng cách giữa 2 lần uống không được ít hơn 4 - 6 tiếng, không sử dụng quá 8 viên/ngày.
Đối với bệnh nhân bị suy thận nặng, khoảng cách giữa 2 lần uống ít nhất là 8 giờ.
Hoặc làm theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
3.2 Cách dùng của thuốc Hapacol caplet 500
Dùng thuốc bằng đường đường uống, uống thuốc với cốc nước ấm đầy. Nuốt toàn bộ viên nén giải phóng kéo dài; không nghiền nát, nhai hoặc hòa tan trong chất lỏng.
Nên sử dụng thuốc sau bữa ăn để hạn chế sự ảnh hưởng của thuốc đến dạ dày.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Hapacol caplet 500 cho đối tượng bị mẫn cảm với Acetaminophen hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho đối tượng có độ tuổi dưới 12.
Chống chỉ định đối với bệnh nhân bị thiếu máu, có bệnh tim hay phổi.
Chống chỉ định đối với bệnh nhân suy gan nặng hoặc bệnh gan hoạt động nặng.[2]
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Hapacol 150 FLU : liều dùng, cách dùng, giá bán
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ gây ra liên quan đến acetaminophen như: đau dạ dày (phía trên bên phải); ăn mất ngon; mệt mỏi, ngứa ngáy; nước tiểu sẫm màu, phân màu đất sét; hoặc vàng da (vàng da hoặc mắt).
6 Tương tác thuốc
Coumarin và dẫn chất Indandion: Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.
Thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid: làm tăng tính độc hại gan của Paracetamol.
Rượu: Sử dụng nhiều rượu nhiều và dài ngày làm tăng độc tính trên gan của Paracetamol.
Isoniazid: Dùng đồng thời với Acetaminophen có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không sử dụng đồng thời nhiều chế phẩm có chứa acetaminophen.
Tránh uống rượu, bia. Nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và làm tăng độc tính đối với gan.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Với phụ nữ có thai: Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết, có cân nhắc về tác hại do thuốc gây ra.
Với phụ nữ đang cho con bú: Không gây ảnh hưởng đến trẻ, có thể sử dụng được.
7.3 Quá liều và xử trí
Các dấu hiệu đầu tiên của quá liều acetaminophen bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, đau dạ dày, đổ mồ hôi và lú lẫn hoặc suy nhược. Các triệu chứng muộn hơn có thể bao gồm đau ở dạ dày trên, nước tiểu sẫm màu và vàng da hoặc tròng trắng mắt.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Quá liều acetaminophen có thể gây tử vong.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Hapacol caplet 500 ở nơi khô và thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20564-14.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Hapacol caplet 500 giá bao nhiêu?
Thuốc Hapacol caplet 500 hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá thuốc Hapacol Caplet 500 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Hapacol caplet 500 mua ở đâu?
Thuốc Hapacol caplet 500 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Paracetamol là thuốc được dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ trên Đường tiêu hóa, tuy nhiên, mặc dù vậy, hàng năm, số ca nhiễm độc gan do paracetamol gây ra trên toàn thế giới đều tăng đều đặn. Trước vấn đề ngày càng tăng về sự an toàn của acetaminophen, người ta đặt câu hỏi về tính hợp lệ của việc bán thuốc mà không cần toa bác sĩ.[3]
Dạng bào chế là viên nén dài là một sử dụng đơn giản, dễ dàng và không bị khó uống bởi mùi vị và hoạt chất của thuốc.
Giá cả phải chăng, dễ mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
12 Nhược điểm
Thuốc có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng liều cao và kéo dài.
Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 12 tuổi.[4]
Tổng 4 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Pubchem, Acetaminophen, Pubchem. Truy cập ngày 17 tháng 02 năm 2023
- ^ Chuyên gia Drugs, Acetaminophen,Drugs. Truy cập ngày 17 tháng 02 năm 2023
- ^ Chuyên gia Pubmed, Paracetamol: mechanism of action, applications and safety concern, Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 02 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây