1 / 15
hapacol 650 1 B0846

Hapacol 650

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

25.000
Đã bán: 57 Còn hàng
Thương hiệuDược Hậu Giang - DHG, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang DHG
Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược Hậu Giang DHG
Số đăng kýVD-21138-14
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 5 viên, Chai 200 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtParacetamol (Acetaminophen)
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmam1636
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Thu Hà Biên soạn: Dược sĩ Thu Hà
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 2029 lần

Thuốc Hapacol 650 thuốc hạ sốt, giảm đau trong các trường hợp đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau sau nhổ răng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Hapacol 650. 

1 Thành phần

Thành phần: mỗi viên Hapacol 650 có chứa

         Paracetamol ………………………………. 650mg

        Tá dược vừa đủ ……………………………… 1 viên

Dạng bào chế: Viên nén bao phim 

2 Thuốc Hapacol 650 có tác dụng gì?

Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau họng  do cảm cúm, đau răng, đau sau nhổ răng, đau nhức cơ xương, viêm khớp hoặc sau khi tiêm ngừa 

Ngoài ra,thuốc còn được dùng để hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay mắc các bệnh có liên quan đến sốt. 

==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Paracetamol 500mg Enlie: Hạ sốt, giảm đau từ nhẹ đến trung bình 

3 Cách sử dụng thuốc Hapacol 650 

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên/lần.

Nuốt nguyên viên cùng 1 cốc nước đầy, có thể dùng trong hoặc sau các bữa ăn trong ngày.

Lưu ý:

Khoảng cách giữa 2 lần dùng thuốc liên tiếp phải tổi thiểu từ 4 giờ và không uống quá 6 viên trong vòng 24h.

Không tự ý dùng kéo dài paracetamol nếu không có chỉ định của bác sĩ nếu thuộc 1 trong các trường hợp

  • Xuất hiện triệu chứng mới  

  • Sốt cao (39,5°C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.

  • Đau tăng lên và kéo dài hơn 5 ngày.

4 Chống chỉ định

Quá mẫn cảm với một trong các thành phần có trong viên thuốc.

Người bệnh thiếu hụt Glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Trẻ em dưới 12 tuổi. 

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:   Thuốc Acepron 650 (10 Vỉ x 10 Viên) giúp giảm đau, hạ sốt nhẹ và vừa

5 Tác dụng phụ 

Các tác dụng phụ ít gặp của thuốc bao gồm: phản ứng ban da; buồn nôn, nôn; bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày; giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.

Hiếm khi xảy ra các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng

6 Tương tác

Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion.

Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối của paracetamol với gan.

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Thận trọng

Đối với người bị phenylceton – niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartame.

Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.

Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận.

Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính của paracetamol với gan, bệnh nhân cần được khuyến cáo tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Thận trọng với các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú 

Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Chỉ sử dụng paracetamo trong thai kỳ khi có chỉ định của bác sĩ

Ở phụ nữ cho con bú, không quan sát thấy tác dụng có hại của paracetamol lên trẻ bú mẹ 

7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc 

Hapacol 650 có gây buồn ngủ không? Thuốc không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

7.4 Bảo quản 

Nơi khô,mát (dưới 30 độ C). Tránh ánh sáng trực tiếp, 

7.5 Xử trí quá liều 

Quá liều paracetamol do uống lặp lại liều lớn paracetamol đạt tới mức gây độc (7,5 – 10g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày.

Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.

Biểu hiện của quá liều paracetamol gồm buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

Biểu hiện ban đầu của ngộ độc nặng paracetamol gồm kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là các triệu chứng ức chế hệ thần kinh trung ương, như sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

Đối với tình trạng quá liều paracetamol này, việc chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị.

Khi nhiễm độc paracetamol nặng, bạn cần được điều trị hỗ trợ tích cực bằng cách rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.

Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl hoặc N – Acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Ngoài ra, bác sĩ có thể cho dùng methionin, Than hoạt tính hoặc thuốc tẩy muối.

8 Sản phẩm thay thế

Trong trường hợp thuốc Hapacol 650 tạm thời hết hàng, quý khách có thể tham khảo và lựa chọn thay thế bằng các thuốc có cùng thành phần, hàm lượng hoạt chất, cùng chỉ định và có mức giá tương tự với thuốc Hapacol 650 như:

Thuốc Paracold-MKP 650 được sản xuất bởi Dược phẩm Mekopharm, hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim có chứa Paracetamol hàm lượng 650mg có tác dụng hạ sốt, giảm đau trong các cơn đau từ nhẹ đến trung bình như đau thần kinh, đau do chấn thương,... . Hiện thuốc có giá là 65.000₫/ hộp 100 viên. 

Thuốc Cadigesic 650mg cũng là 1 sản phẩm có hàm lượng và thành phần tương tự 650mg paracetamo, được bào chế ở dạng viên nén bao phim, hộp 10 vỉ x 10 viên do Công ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ sản xuất, US-USA pharma là đơn vị đăng ký và chịu trách nhiệm lưu hành.

9 Nhà sản xuất

SĐK: VD-21138-14

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang DHG.

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 5 viên, Chai 200 viên

10 Hapacol 650 là thuốc gì?

10.1 Dược lực học

Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu.

Thuốc tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường.

Paracetamol làm giảm đau bằng cách nâng ngưỡng chịu đau lên.

Ở liều điều trị, với hiệu quả giảm đau và hạ sốt tương đương Aspirin nhưng paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày [1].

10.2 Dược động học

Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn khi qua Đường tiêu hóa. Quá trình chuyển hóa ở gan và thải trừ bởi hoạt động của thận. Thời gian bán thải Paracetamol là 1,25 – 3 giờ.

11 Thuốc Hapacol 650 giá bao nhiêu?

Thuốc Hapacol 650 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

12 Thuốc Hapacol 650 mua ở đâu?

Thuốc Hapacol 650 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

13 Ưu điểm

  • Thuốc Hapacol (Paracetamol) 650mg với thành phần chính là paracetamol (Acetaminophen), là giải pháp được lựa chọn hàng đầu để hạ sốt và giảm nhanh các cơn đau nhức ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.

  • Paracetamol hiện nay là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới, ở dưới dạng kê đơn và cả không kê đơn, được sử dụng ở hầu hết mọi lứa tuổi và tạo thành Bậc 1 trong thang giảm đau của WHO, là phương pháp điều trị đầu tay cho chứng đau và sốt, có vai trò quan trọng trong giảm đau đa phương thức [2]

  • Nhìn chung thuốc tương đối an toàn và không gây độc tính khi được dùng đúng chỉ định, các tác dụng phụ chỉ hiếm khi xảy ra, phần lớn là triệu chứng tiêu hóa hoặc dị ứng ngoài da, có thể tự khỏi mà không cần điều trị

  • Dạng bào chế là viên nén bao phim, dễ dàng sử dụng, thuận tiện để bảo quan hoặc phân liều mang theo. với nhiều quy cách đóng gói phù hợp cho nhu cầu đa dạng của người sử dụng

  • Hapacol là nhãn hiệu được phát triển bởi Dược phẩm Hậu Giang lần đầu tiên vào năm 2003, là dòng sản phẩm giảm đau hạ sốt với thành phần chính là paracetamol. phát triển phù hợp với các nhu cầu và đối tượng sử dụng khác nhau, Ngày nay, Hapacol vẫn là sản phẩm được lựa chọn số 1 khi nhắc đến thuốc giảm đau hạ sốt. 

  • Các nghiên cứu cho thấy Cefpodoxime có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các đợt viêm họng cấp tính trong tương lai và trong việc loại bỏ liên cầu khuẩn nhóm A khỏi amidan của bệnh nhân mắc viêm họng cấp tính tái phát [3]

14 Nhược điểm

  •  Acetaminophen là nguyên nhân hàng đầu gây suy gan cấp tính ở các nước châu Âu và gần 50% trong số đó là kết quả của việc lạm dụng thuốc bừa bãi [4]

  • Thuốc cũng có thể làm xuất hiện dị ứng da hay rối loạn tiêu hóa 


Tổng 15 hình ảnh

hapacol 650 1 B0846
hapacol 650 1 B0846
hapacol 650 2 S7386
hapacol 650 2 S7386
hapacol 650 3 B0427
hapacol 650 3 B0427
hapacol 650 4 C1021
hapacol 650 4 C1021
hapacol 650 5 L4227
hapacol 650 5 L4227
hapacol 650 6 N5811
hapacol 650 6 N5811
hapacol 650 7 U8141
hapacol 650 7 U8141
hapacol 650 8 A0634
hapacol 650 8 A0634
hapacol 650 9 P6504
hapacol 650 9 P6504
hapacol 650 10 M4021
hapacol 650 10 M4021
hapacol 650 12 H2852
hapacol 650 12 H2852
hapacol 650 13 U8326
hapacol 650 13 U8326
hapacol 650 14 R7262
hapacol 650 14 R7262
hapacol 650 15 I3126
hapacol 650 15 I3126
hapacol 650 16 O5776
hapacol 650 16 O5776

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Hapacol 650 do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
  2. ^ Tác giả Chhaya V Sharma và cộng sự (Ngày đăng: tháng 8 năm 2014). Paracetamol: mechanisms and updates, Continuing Education in Anaesthesia Critical Care & Pain. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024
  3. ^ Tác giả: Munck H, Jørgensen AW, Klug TE (Đăng ngày 13 tháng 4 năm 2018). Antibiotics for recurrent acute pharyngo-tonsillitis: systematic review, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024
  4. ^ Tác giả Anita Aminoshariae DDS, MS, Asma Khan BDS, PhD (Ngày đăng: năm 2015). Acetaminophen: Old Drug, New Issues, Journal of Endodontics. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mua nhiều có được ưu đãi không ạ

    Bởi: Thịnh vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Hapacol 650 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Hapacol 650
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    Dịch vụ chuyên nghiệp, dễ mến

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633