1 / 10
halofar 2mg 1 N5271

Halofar 2mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Đã bán: 112 Còn hàng

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuDược phẩm Dược liệu Pharmedic, Công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic
Số đăng kýVD-33439-19
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 20 viên
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtHaloperidol
Mã sản phẩmmk2067
Chuyên mục Thuốc Thần Kinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Diệu Linh Biên soạn: Dược sĩ Diệu Linh
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 452 lần

Thuốc Halofar 2mg với hoạt chất chính có trong thuốc là Haloperidol, thường được kê đơn điều trị các chứng rối loạn tâm thần, thuốc có thể sử dụng cho cả trẻ và người lớn. Để hiểu rõ hơn về tác dụng và cách dùng của loại thuốc này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích qua bài viết sau.

1 Thành phần 

Mỗi viên Halofar 2mg có chứa:

  • Haloperidol:................2mg.
  • Tá dược: vừa đủ.

Dạng bào chế: Viên nén.

2 Thuốc Halofar 2mg là thuốc gì? Có tác dụng gì?

Thuốc Halofar 2mg là thuốc kê đơn có chứa Haloperidol cùng các loại tá dược, được chỉ định trong các trường hợp: [1]

  • Người bệnh bị mắc bệnh rối loạn tâm thần cần dùng thuốc để điều trị.
  • Kiểm soát một số dấu hiệu và triệu chứng ở người bệnh mắc Tourette.
  • Giúp điều trị và kiểm soát các hành vi có tính chất nghiêm trọng ở trẻ như: kích động, bạo lực, gây hấn,...
  • Điều trị rối loạn hành vi của trẻ: khó tập trung, ảo giác, ám ảnh,...
  • Thuốc có thể dùng cho bệnh nhân là trẻ nhỏ khi điều trị vấn đề tâm lý bằng các loại thuốc khác không hiệu quả.
Thuốc Halofar 2mg (Hộp 10 vỉ x 20 viên) điều trị bệnh rối loạn tâm thần
Thuốc Halofar 2mg (Hộp 10 vỉ x 20 viên) điều trị bệnh rối loạn tâm thần

3 Liều lượng và cách dùng thuốc

Độ tuổiLiều dùng
Người lớn

Liều điều trị các chứng bệnh có biểu hiện nặng: ngày uống 2-3 lần, liều 0.5mg-2mg mỗi lần.

Liều điều trị các chứng bệnh có biểu hiện trung bình: ngày uống 2-3 lần, liều 3mg-5mg mỗi lần.

Cân nhắc tăng liều uống cho những người bệnh cần được kiểm soát nhanh:

  • Người già, cơ thể suy nhược: liều 0.5mg-2mg, ngày từ 2-3 lần uống.
  • Người bệnh mạn tính:  liều 3mg-5mg, ngày từ 2-3 lần uống.
Trẻ em > 3 tuổi

Cân nặng 15-40kg: dùng liều thấp 0.5mg mỗi ngày, chia 2-3 lần uống.

Tăng thêm 0.5 mg khi cần trong khoảng từ 5-7 ngày. Đến khi đạt được hiệu quả điều trị như ý thì ngừng tăng.

Liều điều trị rối loạn tâm thần: ngày uống 0,05 - 0,15 mg/ kg.

Liều điều trị hội chứng Tourette: ngày uống 0,05 - 0,075 mg/kg.

Trẻ em < 3 tuổiKhông dùng

Nếu người bệnh đạt được đáp ứng khi điều trị với thuốc thì có thể giảm dần mức liều và duy trì ổn định liều hàng ngày.

==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thuốc: Thuốc Cefadroxil 500mg Vidipha - Kháng sinh cephalosporin hấp thu tốt

4 Chống chỉ định

Thuốc Halofar 2mg Pharmedic không được sử dụng khi:

  • Người bệnh bị mắc: hội chứng suy giảm trí nhớ, bệnh Parkinson.
  • Người bị dị ứng với hoạt chất và các thuốc tương tự.
  • Người đang hôn mê, suy tim, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim,....
  • Có chỉ số đo khoảng QT dài do nhiều nguyên nhân hoặc đang dùng các loại thuốc điều trị tình trạng này.
  • Người bệnh bị giảm nồng độ K+ máu.

5 Tác dụng phụ 

Thường gặp

Trầm cảm, chóng mặt, nhức đầu.

Bệnh Parkinson.

Rối loạn trương lực.

Ít gặp

Mất ngủ, ăn không ngon, tiết nhiều nước bọt.

Huyết áp giảm, tim đập nhanh.

Chứng vú to ở nam, nữ tiết nhiều sữa,..

Miệng khô, khó tiêu hóa, táo bón.

Lú lẫn, động kinh, nhìn mờ.

Bí tiểu

Hiếm gặp

Nổi mề đay.

Sốc phản vệ

Tụt đường huyết.

Loạn nhịp tim

Viêm gan tắc mật.

==>> Tham khảo thêm thuốc có cùng tác dụng:  [CHÍNH HÃNG] Thuốc Haldol 2mg/ml 30ml Janssen chống loạn thần

6 Tương tác

Không dùng cùngCác thuốc có khả năng kéo dài khoảng QT: chống nấm pentamidin, thuốc chống loạn nhịp nhóm III, IA, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh (erythromycin, Levofloxacin, Azithromycin, Clarithromycin,....), dolasetron, vandetanib, Tamoxifen,....
Thuốc gây tăng nồng độ Halofar 2mg trong máu

Thuốc ức chế enzym CYP2D6: duloxetin, paroxetin, bupropion, Clorpromazin,...

Thuốc ức chế enzym CYP3A4: nefazodon, posaconazol, Alprazolam, fluvoxamin,....

Thuốc ức chế enzym CYP3A4 kết hợp CYP2D6

Thuốc làm giảm nồng độ Halofar 2mg trong máu

Thuốc có khả năng cảm ứng enzym mạnh CYP3A4: carbamazepin, Phenytoin, Rifampicin, Phenobarbital,...

Thuốc ức chế TKTWTăng hiệu quả ức chế TKTW
Thuốc chống trầm cảm ba vòngBị ức chế bởi Halofar 2mg
Lithi, haloperidol

Ngừng dùng 2 thuốc này nếu xuất hiện triệu chứng: hôn mê, rối loạn vận động, hội chứng não cấp,...

Thuốc chống đông phenindionGây tình trạng đối kháng thuốc

7 Lưu ý khi sử dụng

7.1 Lưu ý và thận trọng

  • Cần cân nhắc khi sử dụng thuốc ở những người cao tuổi có chứng mất trí vì tỷ lệ tử vong có thể tăng.
  • Halofar có thể gây ra kéo dài khoảng QT và/hoặc loạn nhịp tâm thất, đặc biệt là ở liều cao và dùng đường tiêm. Cần thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử như nhịp tim chậm, gia đình có khoảng QT kéo dài, hoặc tiền sử nghiện rượu nặng. Cần theo dõi khoảng QT của ECG và loạn nhịp thất.
  • Cần cảnh giác với phản ứng hiếm gặp như tăng thân nhiệt, co cơ, và ý thức thay đổi. Nếu có triệu chứng này, cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và tiến hành điều trị hỗ trợ.
  • Halofar có thể gây ra loạn vận động chậm hoặc các triệu chứng ngoại tháp như run, co cứng, và vận động chậm. Nên chú ý đến các biểu hiện này và xem xét ngừng sử dụng thuốc nếu cần.
  • Đáp ứng với điều trị có thể chậm khi người bệnh bị rối loạn tâm thần phân liệt và cần lưu ý đến các triệu chứng cai thuốc khi ngừng sử dụng thuốc Halofar.
  • Halofar cần được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có vấn đề về chuyển hóa cytochrom P450 (CYP) 2D6.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú

  • Mẹ bầu: tránh dùng khi đang trong thai kỳ.
  • Mẹ cho con bú: chỉ dùng khi có chỉ định và nếu cần điều trị với thuốc thì không nên cho con bú sữa mẹ nữa.

7.3 Lưu ý khi dùng thuốc cho người lái xe hay vận hành máy móc

Sử dụng thận trọng ở người bệnh này.

7.4 Xử trí khi dùng quá liều

  • Dùng quá liều thuốc có thể gặp các dấu hiệu: giảm huyết áp, an thần, co cứng cơ, run, thậm chí là hôn mê hay sốc ở những người bệnh bị nặng.
  • Hiện chưa có phương pháp dùng thuốc điều trị đặc hiệu vấn đề này nhưng có thể dùng cách điều trị hỗ trợ và giảm triệu chứng. Người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và lên phác đồ điều trị cụ thể.

7.5 Bảo quản

Thuốc Halofar 2mg nên được bảo quản ở khu vực không tiếp xúc với ánh nắng, độ ẩm vừa phải, sạch sẽ và đảm bảo < 30 độ C.

8 Sản phẩm thay thế

  • Haloperidol 5mg Traphaco: thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Traphaco với SĐK là VNB-2351-04. Với thành phần chính là Haloperidol, thuốc có tác dụng điều trị các tình trạng rối loạn thần kinh, rối loạn lo âu và giấc ngủ, điều trị bệnh lú lẫn, mê sảng hiệu quả.
  • Haloperidol 1,5mg Danapha: do Công ty cổ phần Dược Danapha sản xuất, thuốc có SĐK là VD-24085-16 và được dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh thần kinh. Giá bán mỗi hộp thuốc dao động 95.000đ.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Hoạt chất Haloperidol trong Thuốc Halofar 2mg là một thuốc chống loạn thần thuộc nhóm butyrophenon. Cơ chế hoạt động của Haloperidol liên quan chủ yếu đến việc tác động lên các receptor dopamine 2 (D2) trong hệ thần kinh trung ương.

Tác động đối với dopamine receptor (D2): Haloperidol là một chất đối kháng receptor D2 mạnh mẽ. Bằng cách ức chế hoạt động của các receptor D2, Haloperidol làm giảm sự truyền tín hiệu của dopamine, một neurotransmitter quan trọng trong quá trình điều chỉnh tâm trạng và cảm xúc. 

Tác động vận động ngoại tháp: Hoạt động của Haloperidol trên các hạch nền của hệ thần kinh trung ương là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng vận động ngoại tháp không mong muốn như loạn trương lực, akathisia (sự không thể ngồi yên), và các triệu chứng tương tự với hội chứng Parkinson.

Tác động lên hạch nền và tế bào lactotropes: Haloperidol cũng tác động lên các hạch nền, giải thích tác dụng vận động ngoại tháp không mong muốn. Ngoài ra, tác động ức chế dopamine của Haloperidol lên tế bào lactotropes trong thùy trước tuyến yên giải thích tăng prolactin huyết do ức chế dopamine nội sinh.

9.2 Dược động học

  • Hấp thu: có khoảng 60-70% thuốc được hấp thu trên Đường tiêu hóa. Cmax của hoạt chất này trong máu chỉ sau 2-6 tiếng kể từ lúc uống thuốc.
  • Phân bố: khắp các mô và cơ quan trong cơ thể và có khả năng qua được hàng rào máu não, nhau thai, có trong sữa mẹ.
  • Chuyển hóa: chủ yếu tại gan.
  • Thải trừ: có thời gian bán thải là 24 giờ, chủ yếu ở dạng đã qua chuyển hóa và có trong nước tiểu. 

10 Thuốc Halofar 2mg giá bao nhiêu?

Thuốc Halofar 2mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Halofar 2mg mua ở đâu?

Thuốc Halofar 2mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Halofar 2mg là một loại thuốc chống loạn thần được chứng minh là hiệu quả trong giảm hoang tưởng, ảo giác và các triệu chứng khác của rối loạn tâm thần, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. [2]
  • Trong số nhiều thuốc chống loạn thần, Halofar ít có khả năng gây tăng cân so với một số thuốc khác trong cùng nhóm.
  • Dạng viên dễ dùng, dễ uống.
  • Được sản xuất bởi Công ty Pharmedic, đáp ứng đủ nguyên tắc trong khâu sản xuất, đạt chất lượng GMP và được Cục Dược cấp phép lưu hành.

13 Nhược điểm

Halofar 2mg có khả năng gây ra nhiều tương tác cũng như tác dụng phụ ở người bệnh nên cần sử dụng hết sức thận trọng.


Tổng 10 hình ảnh

halofar 2mg 1 N5271
halofar 2mg 1 N5271
halofar 2mg 2 T7831
halofar 2mg 2 T7831
halofar 2mg 3 C1580
halofar 2mg 3 C1580
halofar 2mg 4 T8521
halofar 2mg 4 T8521
halofar 2mg 5 G2728
halofar 2mg 5 G2728
halofar 2mg 6 E1764
halofar 2mg 6 E1764
halofar 2mg 7 N5072
halofar 2mg 7 N5072
halofar 2mg 8 M5160
halofar 2mg 8 M5160
halofar 2mg 9 N5653
halofar 2mg 9 N5653
halofar 2mg 10 B0478
halofar 2mg 10 B0478

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Xem chi tiết Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp Tại đây
  2. ^ Tác giả Stefano Porcelli và cộng sự (Đăng ngày 29 tháng 03 năm 2016). Possible biomarkers modulating haloperidol efficacy and/or tolerability, Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 06 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mình dùng thuốc xong thấy hơi khó ngủ là bị sao nhỉ

    Bởi: Trung vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Thuốc có thể gây tác dụng phụ là mất ngủ a nhé. Nếu tình trạng nghiêm trọng, a nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiếp tục dùng thuốc nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Halofar 2mg 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Halofar 2mg
    T
    Điểm đánh giá: 4/5

    Được bác sĩ kê đơn nên mình đã đặt mua về uống, tạm được

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633