Gramsyrop 125mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | PHIL Inter Pharma, Công ty TNHH Phil Inter Pharma |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Phil Inter Pharma |
Số đăng ký | VD-20585-14 |
Dạng bào chế | Bột pha uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 30 gói |
Hoạt chất | Cefalexin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hn46 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi viên Gramsyrop 125mg chứa:
- Cephalexin: 125mg
- Tá dược: Vừa đủ
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống

2 Tác dụng - Chỉ định của Gramsyrop 125mg
Thuốc Gramsyrop 125mg được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra, trừ trường hợp nhiễm khuẩn nặng:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp, tai - mũi - họng, nhiễm khuẩn răng
- Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa, viêm đường tiết niệu, bệnh lậu
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm và xương.
- Thay thế penicilin trong điều trị răng ở người mắc bệnh tim.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Mibelexin 500: Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn hô hấp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Gramsyrop 125mg
3.1 Cách dùng
Thuốc Gramsyrop 125mg được dùng theo đường uống.
3.2 Liều dùng
Đối với người lớn: Uống 2-4 gói Gramsyrop 125mg/ lần, uống 6 giờ/ lần.
Với bệnh lậu, thường dùng liều duy nhất 3g cùng với 1g probenecid cho nam hay 2g cùng với 0,5g probenecid cho nữ.
Đối với trẻ em: 25-60 mg/kg/ngày, chia 2-3 lần uống.
Đối với bệnh nhân suy thận: Hiệu chỉnh liều Gramsyrop cho từng bệnh nhân
4 Chống chỉ định
Không dùng Gramsyrop 125mg cho các đối tượng dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ do penicillin hoặc phản ứng trầm trọng khác qua trung gian globulin miễn dịch IgE.
5 Tác dụng phụ
Tiêu chảy và buồn nôn là hai tác dụng phụ thường gặp nhất
Một số tác dụng phụ khác ít và hiếm gặp hơn bao gồm: Tăng bạch cầu ưa eosin, nổi ban, mày đay, ngứa, chóng mặt, phản ứng phản vệ, giảm tiểu cầu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc, viêm âm đạo,...
6 Tương tác
Ảnh hưởng xấu tới chức năng thận nếu dùng đồng thời Gramsyrop 125mg cùng với các thuốc khác cũng độc với thận
Cholestyramine, oestrogen: Giảm hấp thu và ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc này nếu dùng cùng với Gramsyrop 125mg
Probenecid gây tăng nồng độ trong huyết thanh và tăng thời gian bán thải của cephalexin, tuy nhiên không gây ảnh hưởng gì đặc biệt.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Ausfalex 250mg - Điều trị bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Gramsyrop 125mg
7.1 Lưu ý và thận trọng
Tình trạng phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm có thể xảy ra trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc Gramsyrop 125mg trong thời gian dài.
Khi dùng các kháng sinh phổ rộng như Gramsyrop 125mg, bệnh nhân có thể mắc viêm đại tràng màng giả vì vậy cần chú ý theo dõi đặc biệt ở người bệnh tiêu chảy nặng trong hoặc sau khi dùng thuốc.
Xem xét hiệu chỉnh liều thuốc Gramsyrop cho các bệnh nhân suy thận
Thận trọng khi đánh giá các kết quả xét nghiệm (xét nghiệm Glucose niệu, thử nghiệm coobs,...) do thuốc Gramsyrop có thể gây ra kết quả dương tính giả.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ dùng thuốc Gramsyrop 125mg khi thật cần thiết cho phụ nữ có thai.
Cân nhắc không cho con bú trong thời gian mẹ đang dùng thuốc Gramsyrop.
7.3 Xử trí khi quá liều
Các biện pháp được sử dụng khi uống quá liều thuốc Gramsyrop bao gồm: hỗ trợ thông khí và bảo vệ đường hô hấp cho người bệnh, có thể dùng than hoạt nhiều lần thay thế hoặc thêm vào việc rửa dạ dày.
7.4 Bảo quản
Gramsyrop 125mg nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Gramsyrop hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc sau:
- Axcel Cephalexin-250 Capsules được sản xuất bởi Kotra Pharma, chứa Cephalexin 250mg dưới dạng viên nang cứng, được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng sản phụ khoa, viêm xương, nhiễm trùng da - mô mềm,...
- Eulexcin 500 do Dược phẩm Euvipharm sản xuất, có chứa Cefalexin 250mg, chỉ định cho các bệnh nhiễm khuẩn ở da, hệ hô hấp, răng miệng,...do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
8 Cơ chế tác dụng
8.1 Dược lực học
Cũng giống các thuốc kháng sinh khác, Cephalexin cho tác dụng nhờ khả năng ngăn cản quá trình tạo nên vỏ tế bào vi khuẩn. Cephalexin tác động đến cả các chủng Staphylococcus aureus tiết penicillinase kháng penicillin, phần lớn các E. coli kháng Ampicillin, Streptococcus beta tan máu, hầu hết các chủng Enterococcus và một ít chủng Staphylococcus kháng cephalexin. [1]
8.2 Dược động học
Khi uống Cephalexin cùng với thức ăn có thể gây ra giảm khả năng hấp thu và có khoảng 15% liều cephalexin gắn kết với protein huyết tương. Cephalexin phân bố rộng khắp cơ thể, nửa đời trong huyết tương ở người lớn có chức năng thận bình thường là 0,5 - 1,2 giờ và khoảng 80% liều dùng thải trừ ra nước tiểu ở dạng không đổi trong 6 giờ đầu qua lọc cầu thận và bài tiết ở ống thận.
9 Thuốc Gramsyrop 125mg giá bao nhiêu?
Thuốc Gramsyrop 125mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
10 Thuốc Gramsyrop 125mg mua ở đâu?
Thuốc Gramsyrop 125mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Gramsyrop 125mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Gramsyrop 125mg có phổ kháng khuẩn rộng, cho tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn và có khả năng dung nạp tốt.
- Dạng bào chế Gramsyrop 125mg là bột pha Dung dịch uống, phù hợp cho các đối tượng gặp khó khăn khi sử dụng thuốc dạng viên.
12 Nhược điểm
- Gramsyrop 125mg có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nổi mày đay.
Tổng 8 hình ảnh








Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Gessica Wernke (Ngày đăng: ngày 16 tháng 12 năm 2019). Adsorption of cephalexin in aqueous media by graphene oxide: kinetics, isotherm, and thermodynamics, PubMed. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2025