Gliclada 60mg
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Dược phẩm Krka, KRKA, D.D., Novo Mesto |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Tenamyd |
Số đăng ký | VN-21712-19 |
Dạng bào chế | Viên nén giải phóng kéo dài |
Quy cách đóng gói | Hộp 8 vỉ x 15 viên |
Hoạt chất | Gliclazide |
Xuất xứ | Slovenia |
Mã sản phẩm | aa5649 |
Chuyên mục | Thuốc Tiểu Đường |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Gliclada 60mg được bác sĩ kê đơn và chỉ định trong điều trị bệnh tiểu đường typ II không phụ thuốc Insulin trên đối tượng người trưởng thành. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Gliclada 60mg.
1 Thành phần
Thành phần trong thuốc Gliclada 60mg là Gliclazide hàm lượng 60mg.
Dạng bào chế: Viên nén giải phóng kéo dài.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Gliclada 60mg
2.1 Tác dụng của thuốc Gliclada 60mg
Thuốc Gliclada 60mg chứa Gliclazide là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Gliclazide là một N-sulfonylurea. Thuốc có tác dụng hạ đường huyết, và một chất kích thích bài tiết insulin bằng cách kích thích tế bào β của tuyến tụy giải phóng insulin. Đây là thuốc hạ đường huyết dạng uống được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (NIDDM) [1].
Ngoài ra, Gliclazide còn có tác dụng giảm thiểu huyết khối bằn cách chức chế kết tập tiểu cầu và hoạt động tiêu sợi nội mô mạch máu.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sau khi duống, thuốc được hấp thu dễ dàng và hoàn toàn qua Đường tiêu hóa, đạt nồng độ ổn định trong máu sau 6 - 12 giờ.
Phân bố: Thể tích phân bố của thuốc khoảng 30L. Khoảng 95% Gliclazide liên kết với protein huyết tương.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa phần lớn tại gan thành các sản phẩm không hoạt tính.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ qua nước tiểu chủ yếu ở dạng chuyển hóa. Thời gian bán thải của thuốc từ 12 - 20 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Gliclada 60mg
Thuốc Gliclada 60mg được chỉ định điều trị bệnh tiểu đường typ II không phụ thuộc insulin trên người lớn khi đường huyết không thể kiểm soát được bằng chế độ ăn uống, giảm cân và tập luyện.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Gliclazid 80mg Domesco điều trị tiểu đường tuýp 2
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Gliclada 60mg
3.1 Liều dùng thuốc Gliclada 60mg
Liều dùng trong khoảng 30 - 120mg/lần/ngày.
Liều khởi đầu: 30mg/ngày. Nếu mức đường huyết được kiểm soát tốt thì duy trì với liều lượng này.
Nếu mức đường huyết không được cải thiện, tăng liều lên 60mg, 90mg và 120mg/ngày. Khoảng cách giữa 2 lần tăng liều tối thiểu 1 tháng, trừ trường hợp có đường huyết không giảm sau 2 tuần điều trị. Trong trường này, có thể tiến hành tăng liều sau 2 tuần. Liều tối đa là 120mg/ngày.
Đối với các mức liều 30mg và 90mg/ngày có thể lựa chọn sản phẩm có dạng bào chế và liều lượng khác phù hợp.
Người lớn tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân trên 65 tuổi.
Suy thận nhẹ đến trung bình: Không cần hiệu chỉnh liều, nhưng cần theo dõi cẩn thận trong quá trình điều trị.
Trên đối tượng có nguy cơ hạ đường máu như suy dinh dưỡng, rối loạn nội tiết nặng hoặc khó bù (suy giáp, suy tuyến yên, suy tuyển thượng thận), dùng corticoid liều cao hoặc kéo dài, bệnh mạch máu nghiêm trọng thì nên bắt đầu với liều tối thiểu là 30mg/ngày.
Trẻ em: Chưa thiết lập được hiệu quả và tính an toàn trên đối tượng dưới 18 tuổi.
3.2 Cách dùng của thuốc Gliclada 60mg
Dùng thuốc theo đường uống.
Uống cả viên thuốc với nước. Không được nhai hay nghiền nát viên thuốc.
Dùng thuốc vào bữa sáng.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Gliclada 60mg cho người bị mẫn cảm với gliclazid, sulfonylure, thuốc sulphonamide hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Tiểu đường typ I.
Hôn mê và tiền hôn mê, nhiễm toan ceton do tiểu đường.
Nhiễm trùng nặng, chấn thương nặng hoặc phẫu thuật lớn.
Suy gan, suy thận nặng.
Đang điều trị bằng miconazol.
Phụ nữ đang cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Gliclada 30mg - Điều trị bệnh tiểu đường type II
5 Tác dụng phụ
Hạ đường máu: Đau đầu, buồn nôn, nôn, đói dữ dội, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, kích động, thiếu tập trung, giảm nhận thức, hung hăng, phản ứng chậm, trầm cảm, rối loạn thị giác, ngôn ngữ, mất khả năng tự kiểm soát, mê sảng, co giật...có thể dẫn đến mất ý thức, hôn mê và tử vong.
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy và táo bón. Có thể giảm thiểu các tác dụng phụ bằng bằng cách dùng thuốc vào bữa ăn.
Da và mô dưới da: Ngưa, phát ban, nổi mề đay, ban đỏ, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Máu và bạch huyết: Thiếu máu, giảm bạch cầu, tiểu cầu. Các tình trạng này sẽ phục hồi sau khi ngừng thuốc.
Gan và mật: Tăng men gan (AST, ALT, enzyme kiểm phosphatase) và viêm gan.
Mắt: Rối loạn thị giác.
6 Tương tác thuốc
Miconazol: Làm tăng tác dụng hạ đường huyết và có thể dẫn đến hôn mê. Chống chỉ định phối hợp.
Phenylbutazon đường toàn thân: Làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
Rượu: Tăng phản ứng hạ đường huyết, có thể dẫn đến tình trạng khởi đầu của hôn mê.
Danazol: Tăng tác dụng hạ đường huyết.
Chlorpromazin: Liều cao trên 100mg có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Glucocorticoid và tetracosactrin: Gây tăng đường huyết bởi sự chuyển hóa chất béo.
Ritodrin, Salbutamol, Terbutalin tiêm tĩnh mạch: Gây tăng đường máu do tác dụng đồng vận beta 2.
Thuốc điều trị đông máu, warfarin: Tăng tác dụng chống đông máu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc có nguy cơ gây hạ đường huyết, đặc biệt trên các đối tượng có chế độ ăn uống không điều độ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường máu bao gồm:
- Không hợp tác hoặc từ chối hợp tác điều trị.
- Ăn không đúng bữa hoặc bỏ bữa, suy dinh dưỡng, thay đổi chế độ ăn, nhịn ăn.
- Suy thận.
- Không cân bằng giữa tập luyện và lượng tinh bột sử dụng.
- Suy gan nặng.
- Dùng quá liều thuốc.
- Rối loạn nội tiết như rối loạn tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, suy tuyến yên.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Chưa có dữ liệu nghiên cứu của thuốc trên đối tượng phụ nữ có thai. Trong sử dụng dụng thuốc trong phụ nữ trong thời kì mang thai.
7.2.2 Phụ nữ đang cho con bú
Chưa có nghiên cứu và dữ liệu về hoạt động bài tiết vào sữa của thuốc, do đó không tránh được những ảnh hưởng của thuốc có thể xảy ra trên trẻ bú mẹ. Chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây ảnh hương gián tiếp tới thị giác qua mức đường máu. Không nên lái xe hay vận hành máy móc khi có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt. Thông báo cho bác sĩ nếu gặp tình trạng hạ đường máu thường xuyên, có ít hoặc không có các dấu hiệu cảnh báo hạ đường huyết.
7.4 Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Với tình trạng hạ đường huyết mức độ trung bình, không có các dấu hiệu mất ý thức hay biểu hiện trên thần kinh. Các trường hợp hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến co giật, hôn mê và rối loạn thần kinh.
Xử trí: Nếu hạ đường huyết mức độ trung bình chỉ cần điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn. Nếu xảy ra hôn mê, cần xử trí bằng tiêm tĩnh mạch Glucose. Thẩm phân máy không có tác dụng do thuốc liên kết mạnh với protein huyết tương.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc Gliclada 60mg nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc Gliclada 60mg nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao.
Bảo quản thuốc Gliclada 60mg ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-21712-19.
Nhà sản xuất: KRKA, D.D., Novo Mesto.
Đóng gói: Hộp 8 vỉ x 15 viên.
9 Thuốc Gliclada 60mg giá bao nhiêu?
Thuốc Gliclada 60mg hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Gliclada 60mg mua ở đâu?
Thuốc Gliclada 60mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Gliclazide là thuốc uống hạ đường huyết thế hệ thứ hai, sở hữu các đặc tính chống oxy hóa độc đáo và các tác dụng có lợi khác về huyết học [2].
- Gliclazide là một tác nhân hiệu quả để điều trị các khiếm khuyết chuyển hóa liên quan đến NIDDM và có thể có thêm ưu điểm là có khả năng làm chậm sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường [3].
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả bệnh nhân đái tháo đường giai đoạn trưởng thành mới được chẩn đoán cũng như bệnh nhân đã điều trị bằng sulphonylurea trước đó đều đáp ứng tốt với gliclazide [4].
- Với công thức bào chế dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài giúp giảm số lần dùng thuốc, hạn chế được tình trạng quên liều, hạn chế tác dụng phụ và tăng hiệu quả điều trị so với một số dạng thông thường khác.
12 Nhược điểm
- Thuốc có nguy cơ gây hạ đường huyết lúc đói, cần thận trọng khi sử dụng.
- Thuốc không an toàn và chưa được nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Gliclazide, PubChem. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Fatmah AM Al-Omary (Đăng ngày 12 tháng 4 năm 2017). Gliclazide, Pubmed. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả KJ Palmer, RN Brogden (Đăng ngày tháng 7 năm 1993). Gliclazide. An update of its pharmacological properties and therapeutic efficacy in non-insulin-dependent diabetes mellitus, Pubmed. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả B Holmes và cộng sự (Đăng ngày tháng 4 năm 1984). Gliclazide. A preliminary review of its pharmacodynamic properties and therapeutic efficacy in diabetes mellitus, Pubmed. Truy cập ngày 27 tahsng 12 năm 2022