Getmoxy 400mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Getz Pharma (Pvt) Ltd. |
Công ty đăng ký | Getz Pharma (Pvt) Ltd. |
Số đăng ký | VN-19959-16 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 5 viên |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | Moxifloxacin |
Xuất xứ | Pakistan |
Mã sản phẩm | aa8803 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Getmoxy 400mg được bác sĩ chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm trên đối tượng bệnh nhân bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Getmoxy 400mg.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Getmoxy 400mg chứa:
- Moxifloxacin (dưới dạng Moxifloxacin hydrochlorid)..........400mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Getmoxy 400mg
2.1 Tác dụng của thuốc Getmoxy 400mg
Getmoxy 400mg là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Moxifloxacin là một loại kháng sinh fluoroquinolon thế hệ thứ tư với hoạt tính mở rộng chống lại vi khuẩn gram dương cũng như mầm bệnh không điển hình.
Moxifloxacin liên kết và ức chế các enzym DNA gyrase (topoisomerase II) và topoisomerase IV của vi khuẩn, dẫn đến ức chế sao chép và sửa chữa DNA và gây chết tế bào ở các loài vi khuẩn nhạy cảm [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn sau khi uống. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 91%.
Phân bố: Thuốc được phân bố tại các khoang ngoài mạch với thể tích phân bố là 2L/kg. Tỉ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương là 40-42%.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa bởi cytochrome P450 enzym.
Thải trừ: Thời gian bán thải của thuốc là 12 giờ. Thuốc đường thải trừ qua 2 con đường là nước tiểu và phân dưới cả dạng chất không đổi và chất chuyển hóa.
2.2 Chỉ định thuốc Getmoxy 400mg
Thuốc Getmoxy 400mg được chỉ định điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn gây bởi các vi khuẩn nhạy cảm trên đối tượng bệnh nhân trên 18 tuổi, bao gồm:
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn (đã có chẩn đoán đầy đủ).
- Đợt cấp tính của viêm phế quản mạn (có chẩn đoán đầy đủ).
- Viêm phổi mắc phải cộng cộng đồng (trừ trường hợp nặng).
- Bệnh viêm vùng chậu mức độ nhẹ đến trung bình ở nữ bao gồm viêm vòi tử cung, viêm màng trong tử cung mà không gây ra áp xe tử cung và vòi trứng hoặc áp xe vùng chậu.
- Viêm phổi cộng đồng.
- Viễm khuẩn cấu trúc da và da có biến chứng. Không dùng thuốc để bắt đầu điều trị bất kỳ một nhiễm khuẩn da hay cấu trúc da hay viêm phổi cộng đồng nặng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Aviflox 400 -Thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Getmoxy 400mg
3.1 Liều dùng thuốc Getmoxy 400mg
Người lớn: 400mg/ngày.
Suy gan, suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận từ độ nhẹ đến nặng hoặc lọc máu. Chưa có dữ liệu trên bệnh nhân suy gan.
Người già và nhẹ cân: Không cần hiệu chỉnh liều.
Trẻ em và thanh thiếu niên: Chống chỉ định.
3.2 Cách dùng của thuốc Getmoxy 400mg
Dùng thuốc bằng đường uống. Nuốt cả viên thuốc và không nhai hay làm nhỏ viên.
Thời gian điều trị:
- Đợt cấp của viêm phế quản mạn: điều trị 5 - 10 ngày.
- Viêm phổi cộng đồng: điều trị 10 ngày.
- Viêm khoang nhiễm khuẩn cấp tính: điều trị 7 ngày.
- Bệnh viêm vùng chậu mức độ nhẹ đến trung bình: điều trị 14 ngày.
Không dùng quá liều 400mg/lần/ngày và không vượt quá thời gian điều trị chỉ định.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Getmoxy 400mg cho đối tượng bị mẫn cảm với moxifloxacin, kháng sinh quinolon hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú.
Người dưới 18 tuổi.
Khoảng QT kéo dài do mắc phải hoặc bẩm sinh.
Rối loạn điện giải, đặc biệt trong trường hợp giảm Kali máu không kiểm soát được.
Nhịp tim chậm trên lâm sàng.
Suy tim cùng với giảm phân suất tống máu tâm thất trái.
Tiền sử rối loạn nhịp tim.
Đang sử dụng các thuốc kéo dài khoảng QT.
Bệnh nhân suy gan (điểm Pugh C) và trên đối tượng có mức tăng transaminase gấp 5 lần ULN.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc kháng sinh Plenmoxi 400mg/100ml chứa Moxifloxacin
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Tiêu hóa | Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nấm miệng, đau dạ dày | Biếng ăn, khó tiêu, táo bón, viêm dạ dày | |
Tim mạch | khoảng QT kéo dài | Nhịp tim nhanh, rung nhĩ, đau thắt ngực | |
Chuyển hóa | Tăng transaminase | Tăng lipid máu | |
Máu | Giám bạch cầu, giảm bạch câu trung tính, giảm tiểu cầu, tăng tiểu cầu, giảm bạch cầu ưa eosin, kéo dài thời gian prothrombin | ||
Thần kinh | Rối loạn cảm giác, lú lẫn, mất ngủ, mất phương hướng, ngủ gà | ||
Thị giác | Song thị, mù màu | ||
Hô hấp | Khó thở | ||
Sinh dục - tiết niệu | Nấm âm đọa | ||
Gan | Suy gan, tăng Amylase, tăng bilirubin, tăng gamma-glutamyl-transferase | ||
Da | Nổi ban, ngứa, mề đay, khô da | ||
Cơ xương khớp | Đau cơ, đau khớp | ||
Toàn thân | Suy nhược, mệt mỏi | ||
Phản vệ | Sốc phù đe dọa tính mạng |
6 Tương tác thuốc
Thuốc chống rối loạn nhịp tìm nhóm IA (quinidin, hydroquinidine, procainamide) hoặc thuốc chống rối loạn nhịp tim nhóm III (amiodaron, sotalol, dofetilid, ibutilid), các thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc an thần (phenothiazin, pimozid, sertindol, Haloperidol, Sukopsid), thuốc kháng vi (sparfloxacin, Erythromycin IV, pentamidin, thuốc chống sốt rét đặc biệt là halofantrin, thuốc kháng histamin (terfenadin, Astemizol. mizolastin), thuốc khác (cisaprid, vincamin, bepridil, diphemanil): Tăng nguy cơ rối loạn nhịp, xoắn đỉnh.
Thuốc ức chế acid có chứa Magie và nhôm, viên nén didanosine, Sucralfat và các thuốc có chứa Sắt và kẽm: Giảm hấp thu moxifloxacin.
Than hoạt: Ức chế hấp thu và giảm nồng độ moxifloxacin trong máu.
Glibenclamid: Làm giảm nồng độ tối đa trong máu của glibenclamid.
Thuốc chống đông: Tăng tác dụng chống đông.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc có nguy cơ gây kéo dài khoảng QT và tình trạng trên lâm sàng của khoảng QT kéo dài. Thận trọng trên đối tượng người già, sử dụng thuốc làm giảm kali máu, loạn nhịp và nhiễm trùng. Nếu có dấu hiệu rối loạn nhịp tim trong quá trình dùng thuốc cần dừng ngay và tiến hành kiểm tra bằng đo điện tâm đồ.
Thuốc có thể gây ra các phản ứng quá mẫn và có thể nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng.
Thuốc có thể gây rối loạn chức năng gan nghiêm trọng. Cần kiểm tra chức năng gan trong các trường hợp suy giảm chức năng gan.
Thuốc có thể gây phản ứng da bọng nước nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử nhiễm độc biểu bì da.
Thận trọng trên các bệnh nhân có rối loạn thần kinh trung ương do thuốc có thể gây co giật.
Thuốc có thể các bệnh thần kinh ngoại biên như bệnh đa dây thần kinh cảm giác, đa dây thần kinh vận động như giảm cảm xúc, dị cảm, rối loạn cảm xúc, yếu sức… Cần thông báo với bác sĩ khi có triệu chứng bệnh thần kinh, bỏng rát, đau nhói hoặc yếu sức tiến triển.
Thuốc có thể gây nên các rối loạn tâm thần tiến triển. Thận trọng trên bệnh nhân tiền sử bệnh tâm thần.
Thuốc có thể gây tình trạng tiêu chảy, viêm đại tràng màng giả, cần thông báo cho bác sĩ khi có dấu hiệu tiêu chảy.
Thận trọng trên các bệnh nhân bị nhược cơ do thuốc có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Thuốc có nguy cơ gây viêm dây chằng, đứt dây chằng, đặc biệt trên bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân dùng thuốc corticosteroid.
Thận trọng trên bệnh nhân suy thận.
Thuốc có thể gây tình trạng nhạy cảm với ánh sáng, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc tia bức xạ UV.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể gây một số phản ứng trên hệ thần kinh như chóng mặt, nhìn mờ ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Getmoxy 400mg nơi khô và thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-19959-16.
Nhà sản xuất: Getz Pharma (Pvt) Ltd.
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 5 viên.
9 Thuốc Getmoxy 400mg giá bao nhiêu?
Thuốc Getmoxy 400mg giá bao nhiêu? Thuốc Getmoxy 400mg hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy với giá 200.000đ/hộp. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Getmoxy 400mg mua ở đâu?
Thuốc Getmoxy 400mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Getmoxy 400mg bào chế dạng viên nén bao phim dễ dàng sử dụng và thuốc không gây vị đắng hay khó chịu cho người dùng.
- Lefamulin là một loại kháng sinh pleuromutilin mới có hoạt tính in vitro mạnh chống lại mầm bệnh viêm phổi do vi khuẩn mắc phải ở cộng đồng (CABP) [2].
- Moxifloxacin là một loại thuốc hấp dẫn để điều trị bệnh lao (TB) kháng Rifampicin kháng Isoniazid hoặc lao nhạy cảm với thuốc phức tạp do không dung nạp isoniazid [3].
- Thuốc Getmoxy 400mg được sản xuất bởi Công ty Getz Pharma (Pvt) Ltd, với nhà máy sản xuất và dây truyền sản xuất hiện đại, uy tín trên thị trường quốc tế[4].
12 Nhược điểm
- Thuốc có nguy cơ xảy ra với nhiều nhóm thuốc nếu kết hợp trong điều trị.
- Không dùng được cho đối tượng dưới 18 tuổi.
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Moxifloxacin, PubChem. Truy cập ngày 03 tháng 05 năm 2023
- ^ Tác giả Hung-Jen Tang 1, Jui-Hsiang Wang 2, Chih-Cheng Lai 2 (Đăng ngày 17 tháng 7 năm 2023). Lefamulin vs moxifloxacin for community-acquired bacterial pneumonia, Pubmed. Truy cập ngày 03 tháng 05 năm 2023
- ^ Tác giả Vanessa B Vogensen 1, Mathieu S Bolhuis 2, Marieke GG Sturkenboom 2, Tjip S van der Werf 1, Wiel CM de Lange 1 3, Richard M Anthony 4, Dick van Soolingen 4, Jan-Willem Alffenaar 5 6 7, Huib AM Kerstjens 1, Onno W Akkerman (Đăng ngày 15 tháng 2 năm 2022). Clinical Relevance of Rifampicin-Moxifloxacin Interaction in Isoniazid-Resistant/Intolerant Tuberculosis Patients, Pubmed. Truy cập ngày 03 tháng 05 năm 2023
- ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y Tế, Cục quản lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây