1 / 11
gel aphos 20 1 M5020

Gel-Aphos 20%

Thuốc không kê đơn

0
Đã bán: 277 Còn hàng
Thương hiệuAgimexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
Số đăng kýVD-19312-13
Dạng bào chếHỗn dịch uống
Quy cách đóng góiHộp 20 gói x 20g
Hạn sử dụng24 tháng
Hoạt chấtNhôm Phosphate
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmme1615
Chuyên mục Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Diệu Linh Biên soạn: Dược sĩ Diệu Linh
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 304 lần

1 Thành phần 

Mỗi gói Gel-Aphos 20% có chứa:

  • Nhôm phosphat gel 20%: 12.38g
  • Tá dược: vừa đủ.

Dạng bào chế: Hỗn dịch uống.

2 Gel-Aphos 20% là thuốc gì? Có tác dụng gì?

Thuốc Gel-Aphos 20% với thành phần chính là nhôm phosphat, dạng hỗn dịch uống, thường được sử dụng để:

  • Điều trị các vấn đề tại Đường tiêu hóa như: loét, viêm trợt dạ dày, tá tràng, thực quản, ợ chua,...
  • Chứng rối loạn dạ dày, nguyên nhân có thể do mất cân bằng trong chế độ ăn uống, sử dụng chất kích thích hoặc đồ uống chứa cồn, dùng nhiều Cafein, hút thuốc,.....
  • Điều trị bệnh Crohn và các biếm chứng của thoát vị cơ hoành.
Thuốc Gel-Aphos 20% trị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản
Thuốc Gel-Aphos 20% trị viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản

3 Liều lượng và cách dùng thuốc Gel-Aphos 20%

Nên uống Gel-Aphos 20% mỗi khi thấy có cảm giác khó chịu, đau tức vùng dạ dày, tá tràng.

Ngày uống từ 1-2 gói thuốc và có thể sử dụng giữa bữa ăn.

Sau khi cắt vỏ gói, người dùng có thể uống trực tiếp hỗn dịch thuốc này mà không cần qua bước pha chế.

==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Omeprazol 20mg Mediplantex chữa viêm loét dạ dày

4 Chống chỉ định

Gel-Aphos 20% không dùng cho người bệnh dị ứng với thuốc hoặc chế phẩm có chứa Nhôm phosphat gel trước đây hoặc mẫn cảm với bất kỳ tá dược nào có trong thuốc.

5 Tác dụng phụ

Cho tới nay, sử dụng Gel-Aphos 20% mới chỉ ghi nhận tác dụng phụ thường gặp trên người dùng đó là táo bón. Người bệnh cũng có thể liên hệ với bác sĩ ngay nếu có phát hiện những dấu hiệu triệu chứng khác của thuốc trong quá trình sử dụng Gel-Aphos này.

==>> Tham khảo thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Omeprazole STADA 20mg - Thuốc ức chế tiết acid dịch vị dạ dày

6 Tương tác

ThuốcTương tác
Kháng sinh có chứa TetracyclinDùng đồng thời có thể làm giảm khả năng hấp thu, do đó duy trì khoảng cách 2 loại thuốc này ít nhất là 2 tiếng để tránh tác động của thuốc là rất cần thiết.
Thuốc Indomethacin, Digoxin, Isoniazid, naproxen, clodiazepoxid,...Các thuốc này có thể bị giảm khả năng hấp thu nếu dùng đồng thời với thuốc Gel-Aphos 20%.
Diazepam, pseudo-ephedrin, dicoumarolTăng hiệu quả hấp thu của những thuốc nhóm này.
Amphetamin, quinidinDùng cùng lúc gây ra giảm đào thải của những thuốc này.
AspirinCó thể tăng khả năng thải trừ thuốc.

7 Lưu ý khi sử dụng

7.1 Lưu ý và thận trọng

Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý uống nước đầy đủ và ăn nhiều thức ăn có chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón gây ra bởi hoạt chất của thuốc.

Tìm hiểu về thông tin thành phần thuốc và nắm rõ tình trạng tiền sử dị ứng của bản thân, tránh quá mẫn, kích ứng thuốc trong quá trình dùng.

Với bệnh nhân bị suy thận, khi uống Gel-Aphos 20% cần tránh dùng liều cao, không sử dụng trong thời gian kéo dài để tránh làm ảnh hưởng đến thận.

Sử dụng thuốc ngay khi đã cắt vỏ, không nên để thuốc ngoài không khí quá lâu mà không sử dụng.

Thuốc cũng có thể phát huy hiệu quả làm giảm nhanh cơn đau nên có thể dùng khi gặp phải triệu chứng này.

Kiểm tra date, không dùng nếu thuốc Gel-Aphos 20% quá hạn.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú

Có thể sử dụng thuốc Gel-Aphos 20% nhưng cần uống ở mức liều tối thiểu và dùng trong khoảng thời gian ngắn.

7.3 Lưu ý khi dùng thuốc cho người lái xe hay vận hành máy móc

Uống ở mức liều khuyến cáo thuốc Gel-Aphos 20% không làm ảnh hưởng đến người dùng và các hoạt động này.

7.4 Xử trí khi dùng quá liều

Chưa ghi nhận ca bệnh hoặc dấu hiệu rõ ràng của tình trạng uống quá liều thuốc Gel-Aphos 20%.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nên chủ động tự theo dõi sức khỏe, nếu nghi những dấu hiệu bất thường gặp phải do uống thuốc quá liều khuyến cáo thì nên báo lại cho bác sĩ ngay.

7.5 Bảo quản

Để thuốc Gel-Aphos 20% vẫn được giữ chất lượng tốt trong quá trình dùng thì nên được bảo quản nguyên trong bao bì gốc, tránh ánh nắng chiếu, nhiệt độ bảo quản < 30 độ C.

8 Sản phẩm thay thế

Một số thuốc có thể dùng thay thế Gel-Aphos 20% như:

Aluminium Phosphat gel Davipharm: là thuốc điều trị các vấn đề đường tiêu hóa do Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm) sản xuất, hiện vẫn đang lưu hành trên thị trường với SĐK VD-14861-11. Thuốc cũng được bào chế dạng hỗn dịch, có chứa Nhôm Phosphate nên cũng có tác dụng tương tự thuốc gel-Aphos 20%.

Aluphos: do Dược phẩm Euvipharm là đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối thuốc, hiện đã lưu hành với SĐK được cấp phép là VD-23529-15. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị chứng viêm loét, ợ hơi, trào ngược dạ dày cho người bệnh.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Gel-Aphos 20% là một sản phẩm dược phẩm chứa hoạt chất Nhôm phosphat (Aluminum phosphate), thường được sử dụng như một loại thuốc trị các vấn đề liên quan đến acid dạ dày như ợ nóng, viêm loét dạ dày, hoặc khó tiêu. Hoạt chất này có khả năng trung hòa axit hydrochloric (HCl) có trong dạ dày. Khi tiếp xúc với môi trường axit, nó phản ứng và tạo thành nhôm chloride (AlCl3) và acid phosphoric (H3PO4). Quá trình trung hòa này giảm lượng axit dạ dày, từ đó giảm đau và khó chịu do acid dạ dày gây ra.

Nhôm phosphat không chỉ giảm axit thông qua phản ứng trung hòa, mà còn có thể tạo ra một lớp bảo vệ trên niêm mạc dạ dày. Lớp này có tác dụng bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid dạ dày và các yếu tố gây hại khác, hỗ trợ quá trình lành các tổn thương như loét. Việc trung hòa axit cũng có thể góp phần giảm kích thích tiết axit từ tuyến dạ dày, từ đó giảm tiết dịch vị và giảm các triệu chứng liên quan đến tăng tiết acid hiệu quả.

9.2 Dược động học

Khả năng hấp thu của Nhôm phosphat là rất thấp và không có khả năng tác động đến quá trình cân bằng acid-base trong cơ thể khi dùng.

Sử dụng thuốc bằng đường uống, hợp chất Nhôm phosphat có thể tan khá chậm trong dạ dày, kết hợp với acid hydroclo để tạo thành nhôm clorid, acid phosphoric.

Sau quá trình chuyển hóa, hoạt chất này có khả năng hấp thu vào cơ thể người dùng khoảng 17-30%, không bị đào thải qua phân mà chủ yếu qua đường tiểu niệu.

So với nhôm hydroxyd, hoạt chất này kém trung hòa hơn và không gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu phosphat qua đường ruột.

10 Thuốc Gel-Aphos 20% giá bao nhiêu?

Thuốc Gel-Aphos 20% hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.

11 Thuốc Gel-Aphos 20% mua ở đâu?

Thuốc Gel-Aphos 20% mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

12 Ưu điểm

  • Nhôm phosphat có tác dụng của thuốc kéo dài, giúp duy trì sự kiểm soát acid trong dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
  • Nhôm phosphat là một thành phần an toàn, ít gây tác dụng phụ và có khả năng tạo ra lớp màng bảo vệ cơ học, trung hòa axit dạ dày, giúp giảm các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, đau rát và khó tiêu hiệu quả.[1]
  • Tác dụng phụ thường gặp là táo bón, nhưng tỉ lệ gặp thấp và thường nhẹ.
  • Dạng hỗn dịch dễ uống, đặc biệt là đối với trẻ em và người già, có khả năng phân tán đều trong dạ dày, giúp thuốc phát huy tác dụng nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Agimexpharm là một công ty dược phẩm có uy tín, có quy trình sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP, chuẩn kiểm định các khâu đầu vào và ra nên đảm bảo chất lượng thuốc tốt cho người bệnh.

13 Nhược điểm

Thuốc Gel-Aphos 20% có thể gây khó tiêu, táo bón cho người sử dụng.


Tổng 11 hình ảnh

gel aphos 20 1 M5020
gel aphos 20 1 M5020
gel aphos 20 2 K4055
gel aphos 20 2 K4055
gel aphos 20 3 P6206
gel aphos 20 3 P6206
gel aphos 20 4 Q6780
gel aphos 20 4 Q6780
gel aphos 20 5 R7373
gel aphos 20 5 R7373
gel aphos 20 6 A0424
gel aphos 20 6 A0424
gel aphos 20 7 P6383
gel aphos 20 7 P6383
gel aphos 20 8 U8534
gel aphos 20 8 U8534
gel aphos 20 9 N5304
gel aphos 20 9 N5304
gel aphos 20 10 S7545
gel aphos 20 10 S7545
gel aphos 20 11 L4424
gel aphos 20 11 L4424

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả A Duchateau, G Thiefin, S Varin-Bischoff, E Garbe, P Zeitoun (Ngày đăng năm 1990). Prevention by aluminium phosphate of gastric lesions induced by ethanol in the rat: role of endogenous prostaglandins and sulfhydryls, Pubmed. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Gel-Aphos 20% có thể uống trong bữa ăn được không?

    Bởi: Hân vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Dạ chào chị, thuốc Gel-Aphos 20% có thể dùng trong bữa ăn được chị nhé!

      Quản trị viên: Dược sĩ Diệu Linh vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Gel-Aphos 20% 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Gel-Aphos 20%
    H
    Điểm đánh giá: 4/5

    Sản phẩm giá tốt, dùng vài gói thấy có hiệu quả. Sẽ mua lại

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633