Fucipa-B 10g
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Apimed, Công ty cổ phần dược Apimed |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược Apimed |
Số đăng ký | VD-31488-19 |
Dạng bào chế | Kem bôi da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 10g |
Hoạt chất | Acid Fusidic, Betamethason |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa2904 |
Chuyên mục | Thuốc Da Liễu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 14871 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Fucipa-B 10g được chỉ định để điều trị eczema và viêm da. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Fucipa-B 10g.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi tuýp Fucipa-B 10g có chứa thành phần như sau:
Acid fusidic…………………………….. 200mg.
Betamethason (dưới dạng betamethason valerat)........... 5mg.
Tá dược (bao gồm Propylen glycol, parafin lỏng nặng, cetostearyl alcol, cetomacrogol 1000, methylparaben, propylparaben, nước tinh khiết).......... vừa đủ 10g.
Dạng bào chế: Kem bôi da.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Fucipa-B 10g
2.1 Tác dụng của thuốc Fucipa-B 10g
Thuốc Fucipa-B có tác dụng gì? Là sự kết hợp của một hoạt chất chống viêm và một hoạt chất kháng khuẩn nên có tác dụng phối hợp.
2.1.1 Dược lực học
Acid fusidic là một loại thuốc kháng sinh kìm khuẩn có nguồn gốc từ nấm Fusidium coccineum và được sử dụng như một loại thuốc bôi ngoài da để điều trị nhiễm trùng da. Axit fusidic hoạt động như một chất ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự luân chuyển của yếu tố kéo dài peptid khỏi ribosome, ngăn chặn vị trí A của ribosome, đọc sai mã di truyền hoặc ngăn cản sự gắn các chuỗi bên oligosaccharide vào glycoprotein. Axit fusidic có hiệu quả chủ yếu trên vi khuẩn gram dương[1].Betamethason valerat là este 17 valerat của betamethason, một glucocorticoid tổng hợp có tác dụng chuyển hóa, ức chế miễn dịch và chống viêm. Betamethason valerat liên kết với các thụ thể glucocorticoid nội bào và sau đó liên kết với DNA để sửa đổi biểu hiện gen. Sự tổng hợp của một số protein chống viêm được tạo ra trong khi sự tổng hợp của một số chất trung gian gây viêm bị ức chế. Kết quả là làm giảm tổng thể các phản ứng viêm mãn tính và tự miễn dịch[2].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Acid fusidic hấp thu tốt qua da, có thể thấm sâu vào các tế bào da cũng như các lớp dưới da. Khi dùng ngoài da, betamethason dễ hấp thu tại chỗ, nhất là khi băng kín để thời gian đủ dài, betamethason có thể cho tác dụng toàn cơ thể. Mức độ hấp thu phụ thuộc vào loại da, vấn đề trên da và thời gian thoa thuốc.
Phân bố: Betamethason phân bố tới khắp các mô, có khả năng đi vào nhau thai và bài tiết tới sữa mẹ với lượng ít. Hoạt chất này liên kết với protein huyết tương ở tỷ lệ 60%, chủ yếu với globulin.
Chuyển hóa: Hai hoạt chất này được chuyển hóa ở gan. Các chất chuyển hóa của acid fusidic bao gồm este/axit dicarboxylic, axit 3-keto fusidic, axit hydroxy fusidic, axit glucuronide fusidic và chất chuyển hóa glycol.
Thải trừ: Betamethason bài tiết chủ yếu qua thận với thời gian bán thải khoảng 36-54 giờ. Acid fusidic được bài tiết chủ yếu qua phân (mật), một lượng ít qua nước tiểu với nửa đời thải trừ khoảng 5-6 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Fucipa-B 10g
Kem bôi da Fucipa-B 10g được dùng tại chỗ cho các đối tượng bị viêm da kèm theo nhiễm khuẩn hoặc có thể có nhiễm khuẩn, cụ thể như sau:
- Eczema dị ứng.
- Eczema ở trẻ trên 1 tuổi.
- Eczema hình đĩa.
- Eczema tập trung.
- Viêm da tiết bã.
- Viêm da tiếp xúc.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Vedanal Fort - Kem bôi điều trị viêm da
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Fucipa-B 10g
3.1 Liều dùng thuốc Fucipa-B 10g
Nên dùng theo liều dùng mà bác sĩ chỉ định. Liều lượng tham khảo cho người trưởng thành và trẻ em trên 1 tuổi: Sử dụng một lượng kem vừa đủ, bôi thành 1 lớp mỏng trên vùng da cần điều trị. Mỗi ngày bôi 2 lần vào sáng khi ngủ dậy và tối trước khi ngủ đến khi khỏi hoàn toàn.
Thời gian sử dụng: Một liệu trình điều trị dài không quá 14 ngày để tránh các phản ứng phụ có thể xảy ra.
3.2 Cách dùng thuốc Fucipa-B 10g hiệu quả
Thuốc Fucipa-B 10g chỉ dùng để bôi ngoài da. Không lạm dụng thuốc, không dùng quá liều lượng hay khoảng thời gian điều trị cho bác sĩ đề xuất.
Trước khi bôi thuốc nên rửa sạch tay và lau khô, trừ các vùng da trên tay đang bị tổn thương và cần điều trị bằng thuốc.
Để vùng da cần điều trị được thoáng khí sau khi bôi, không quấn gạc, không băng bó nếu như không có khuyến cáo của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Fucipa-B 10g trong các trường hợp sau:
- Có tiền sử dị ứng, quá mẫn với acid fusidic, betamethason hay một hay nhiều thành phần tá dược khác trong thuốc.
- Viêm da có nguyên nhân là do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây nên, ví dụ như thủy đậu.
- Giang mai, lao da.
- Nhiễm nấm toàn thân.
- Các bệnh về viêm da ở vị trí quanh miệng.
- Bệnh da dễ ửng đỏ (Rosacea).
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Flucistad 10g- Thuốc điều trị chốc lở,viêm da hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn thường gặp bao gồm:
- Da nổi mẩn, phát ban.
- Khó thở, thở khò khè.
- Sưng mặt hoặc sưng họng.
Một số phản ứng ít gặp hơn như:
- Dị ứng, viêm da tiếp xúc, eczema nghiêm trọng hơn.
- Bỏng da, ngứa, khô da.
- Đau và kích ứng tại vị trí thoa kem.
- Phát ban, mày đay, mọc mụn nước ở vùng da đang điều trị.
Thông báo với bác sĩ bất kỳ vấn đề nào mà bạn gặp phải nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc để có xử trí kịp thời. Ngừng thoa thuốc khi xuất hiện một hay nhiều dấu hiệu trên.
6 Tương tác
Một số tương tác có thể xảy ra khi hấp thu toàn thân, bao gồm:
6.1 Betamethason valerat
Paracetamol: Có thể dẫn tới nguy cơ ngộ độc gan tăng lên khi dùng thuốc cùng với Paracetamol ở liều cao và điều trị dài ngày.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Có thể làm gia tăng mức độ tâm thần rối loạn do corticoid gây ra.
Thuốc điều trị tiểu đường hay insulin: Betamethason có thể làm tăng nồng độ Glucose trong máu, do đó có thể cần phải điều chỉnh liều lượng của một trong hai hoặc cả hai.
Thuốc điều trị bệnh tim glycosid: Khi dùng cùng nhau có thể dẫn tới loạn nhịp tim hoặc làm tăng độc tính trên tim.
Estrogen: Có khả năng thay đổi phân bố và chuyển hóa của betamethason, khiến giảm Độ thanh thải, tăng thời gian bán thải, tăng tác dụng cũng như độc tính của betamethason.
Thuốc chống đông loại coumarin có thể bị thay đổi tác dụng khi kết hợp với betamethason.
Thuốc kháng viêm không steroid, Aspirin, cồn: Khi dùng cùng sẽ làm tăng tác dụng phụ trên Đường tiêu hóa như gây loét dạ dày, xuất huyết…
6.2 Acid fusidic
Acid fusidic có thể tương tác với các thuốc được chuyển hóa qua CYP3A4, do đó không nên kết hợp các thuốc này với acid fusidic.
Với các kháng sinh khác: Có thể có tác dụng hiệp đồng trên một số loại vi khuẩn hay chống đột biến trên vi khuẩn.
Thuốc kháng virus ức chế proteinase: Không dùng chung các thuốc này với acid fusidic vì có thể ức chế chuyển hóa, dẫn đến tăng nồng độ trong huyết tương, tăng độc tính.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không nên sử dụng corticosteroid trong thời gian kéo dài, nhất là trên trẻ em, vì có thể dẫn đến suy giảm chức năng tuyến thượng thận.
Đối với các vùng viêm gần mắt, nên cẩn thận khi dùng thuốc, tránh rây vào mắt. Nếu kem dính vào mắt, hãy loại bỏ phần khem thừa và rửa lại mắt với nước sạch hoặc nước muối sinh lý.
Tránh sử dụng thuốc kéo dài, thường xuyên hay lặp đi lặp lại vì tình trạng kháng kháng sinh có thể xảy ra.
Không nên dùng thuốc trong thời gian quá 14 ngày vì có thể mất kiểm soát đối với các phản ứng dị ứng, nhiễm trùng.
Tránh dùng thuốc khi bị teo loét da, mụn trứng cá hay các vùng da nhạy cảm như sinh dục, nếp gấp vì có chứa betamethason.
Ngoài ra, thành phần cetostearyl acol có thể gây dị ứng tại vị trí bôi thuốc (viêm da tiếp xúc).
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Có thể sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang nuôi trẻ bú trong các trường hợp:
Phụ nữ có thai: Chỉ dùng khi thực sự cần thiết.
Phụ nữ cho con bú: Có thể sử dụng vì bôi ngoài da thì sự hấp thu không đáng kể. Tuy nhiên nên tránh dùng trên vùng da ngực.
7.3 Xử trí khi quá liều
Các triệu chứng quá liều xảy ra khi sử dụng betamethason kéo dài liên tục từ 3 tuần trở lên, bao gồm hội chứng Cushing và suy vỏ thượng thận. Xử trí bằng cách giảm dần liệu lượng và tần suất dùng thuốc, đồng thời điều trị triệu chứng.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thông thoáng. Tránh ẩm, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C, tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.
Luôn vặn chặt nắp sau khi sử dụng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-31488-19.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Apimed.
Đóng gói: Hộp 1 tuýp 10g.
9 Thuốc Fucipa B 10g giá bao nhiêu?
Thuốc Fucipa B 10g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy với giá 50.000 đồng/hộp. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Fucipa B 10g mua ở đâu?
Thuốc Fucipa B 10g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Fucipa B 10g
12 Ưu điểm
- Công thức tổng hợp, tác dụng kéo dài với các hoạt động chống vi khuẩn và điều hòa miễn dịch tiềm năng. Về mặt vi khuẩn, sự kết hợp này đã loại bỏ 67% vi khuẩn hiện diện ban đầu trong tổn thương da so với 51% khi chỉ điều trị với steroid[3].
- Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thuốc còn chứa các thành phần dầu giúp dưỡng ẩm và làm mềm da.
- Betamethason chuyển hóa chậm, ít liên kết với protein, thời gian bán thải dài nên có hiệu quả tốt hơn so với các thuốc corticoid tự nhiên.
- Thuốc rất hiệu quả trong việc chống lại S.aureus, bao gồm các chủng kháng methicillin và các vi khuẩn Gram dương khác. Tỷ lệ kháng axit fusidic thấp ổn định[4].
13 Nhược điểm
- Khi sử dụng cho da mặt dễ gây ra một hoặc nhiều các dấu hiệu kích ứng như bong da, mẩn đỏ, khô da, thay đổi màu da, phát ban và ngứa[5].
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Acid fusidic, Pubchem. truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2022
- ^ Betamethasone valerate, Pubchem. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2022
- ^ Tác giả N Hjorth , H Schmidt , K Thomsen (Ngày đăng năm 1985). Fusidic acid plus betamethasone in infected or potentially infected eczema, Pubmed. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2022
- ^ Tác giả G Girolomoni, R Mattina, S Manfredini, S Vertuani, G Fabrizi (Ngày đăng tháng 5 năm 2016). Fusidic acid betamethasone lipid cream, Pubmed. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2022
- ^ Tác giả Mahdi Al Dhafiri, Alaa Baqer Alali, Zuhur Ali Alghanem, Zahraa Wasel Alsaleh, Eman Abdulrahman Boushel, Zahraa Baqer Alali, Aeshah Adel Alnajjar (Ngày đăng 21 tháng 2 năm 2022). Topical Steroid Damaged Face: A Cross-Sectional Study from Saudi Arabia, MDPI. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2022