1 / 4
fosfomed 1g 1 N5365

Fosfomed 1g

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Đã bán: 199 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuMedlac Pharma Italy, Công ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma
Công ty đăng kýCông ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma
Số đăng kýVD-24035-15
Dạng bào chếBột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 1g
Hoạt chấtFosfomycin
Xuất xứÝ
Mã sản phẩmaa8782
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Hương Trà Biên soạn: Dược sĩ Hương Trà
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1478 lần

Thuốc Fosfomed 1g được chỉ định để điều trị và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các viêm nhiễm ở đường tiết niệu ở những người đang tiến hành các can thiệp qua niệu đạo,… Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Fosfomed 1g.

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi lọ thuốc Fosfomed 1g chứa:

Dược chất: Fosfomycin 1g.

Dạng bào chế: Bột thuốc pha tiêm.

2 Tác dụng-Chỉ định của thuốc Fosfomed 1g

2.1 Tác dụng của thuốc Fosfomed 1g

2.1.1 Dược lực học

Fosfomycin là một loại thuốc diệt khuẩn phổ rộng được chuyển đổi trong máu thành dạng axit tự do của fosfomycin.

Fosfomycin ngăn chặn quá trình tổng hợp thành tế bào bằng cách ức chế quá trình tổng hợp peptidoglycan. Thuốc yêu cầu được vận chuyển vào thành tế bào bằng hai hệ thống vận chuyển chính—l-α-glycerophosphate và hệ thống hấp thu hexose phosphat. Glucose-6-phosphate phải được thêm vào môi trường để xác định tính nhạy cảm trong ống nghiệm.

Fosfomycin có hoạt phổ rộng chống lại vi khuẩn gram dương và gram âm: Staph. tụ cầu vàng, Staph. biểu bì, Strep. pneumoniae và Enterococcus faecalis cho thấy tính nhạy cảm trong ống nghiệm, cũng như E. coli, Proteus spp, Klebsiella pneumoniae, Enterobacter spp và Salmonella typhi. Cả Enterobacteriaceae sinh carbapenemase và ESBL dường như đều nhạy cảm với fosfomycin. Tuy nhiên, Pseudomonas aeruginosa thường kháng với fosfomycin, cũng như Listeria monocytogenes, Acinetobacter baumannii, và Bacteroides fragilis.

2.1.2 Dược động học

Hấp thu: Fosfomycin đạt nồng độ đỉnh 220mcg/ml với liều truyền tĩnh mạch 3g.

Phân bố: Fosfomycin gắn 2,16% với protein. Fosfomycin đi vào nhiều mô và vào được túi tinh, tuyến tiền liệt, thận. Đặc biệt, Fosfomycin vào được sữa, nhau thai, máu não.

Chuyển hóa: Không bị chuyển hóa.

Thải trừ: Fosfomycin đào thải ở thận, có 85% ở nước tiểu.

2.2 Chỉ định của thuốc Fosfomed 1g

Viêm nhiễm tiết niệu không kèm biến chứng do Cầu khuẩn đường ruột Enterococcus Faecalis, E.Coli.

Ngừa nhiễm khuẩn khi làm các phẫu thuật, thủ thuật ở niệu đạo.

Nên nuôi cấy mẫu bệnh trong nước tiểu để đánh giá mức độ nhạy cảm của thuốc với các chủng vi khuẩn phát hiện được.

Đổi kháng sinh khi vẫn tìm thấy vi khuẩn ở nước tiểu sau khi điều trị.

3 Liều dùng-Cách dùng thuốc Fosfomed 1g

3.1 Liều dùng thuốc Fosfomed 1g

Trẻ >12 tuổi

Không quá 100-200mg/kg/ngày đường truyền tĩnh mạch

Người creatinin ≥60ml/phút

Giữ nguyên liều

Người creatinin 40-60ml/phút

Khoảng cách giữa 2 lần dùng là 12 giờ

Người creatinin 30-40ml/phút

Khoảng cách giữa 2 lần dùng là 1 ngày

Người creatinin 20-30ml/phút

Khoảng cách giữa 2 lần dùng là 1,5 ngày

Người creatinin 10-20ml/phút

Khoảng cách giữa 2 lần dùng là 2 ngày

Người creatinin 5-10ml/phút

Khoảng cách giữa 2 lần dùng là 75 giờ

3.2 Cách dùng thuốc Fosfomed 1g hiệu quả

Thuốc dùng đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.

Truyền nhỏ giọt tĩnh mạch: Thông thương với người lớn dùng 2-4 lọ/2 lần/ngày. Với mỗi lần dùng, hòa bột thuốc với khoảng 100-500ml Glucose 5% hoặc Natri clorid 0,9% truyền liên tục nhỏ giọt 1-2 giờ.

Tiêm tĩnh mạch: Liều 1 lọ/lần x 2-4 lần/ngày. Mỗi lọ thuốc pha với khoảng 20ml dung dịch glucose 5% hoặc 20ml nước cất pha tiêm. Nên tiêm trong ≥5 phút.

Thay đổi liều tùy từng người.

⇒ Xem thêm thuốc có cùng công dụng tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Fosmicin 2g: Tác dụng, cách dùng và lưu ý

4 Chống chỉ định

Người viêm thận, bể thận.

Người mẫn cảm với thuốc.

Người creatinin <5ml/phút.

Trẻ <12 tuổi.

Người áp xe quanh thận.

5 Tác dụng phụ

 

Tiêu hóa

Da, mô mềm

Toàn thân

Thần kinh

Gan, thận

Máu, hệ bạch huyết

Mạch

Tim mạchKhác
Thường xảy ra

Đau bụng

Buồn nôn, nôn

Tiêu chảy

Chán ăn

Nỏi mề đay

Ban đỏ, ngứa da

Khó chịu

Sốt

Suy nhược

Đỏ mặt

Đau đầu, chóng mặt

Giảm cảm giác

Tăng men gan

Rối loạn ở thận

Bạch cầu giảm

Natri máu tăng

Đau mạch

  
Tác dụng phụ khác

Chán ăn

Đau bụng

Viêm miệng

Tiêu chảy

 khát sốt

Giảm cảm giác

Co giật

Chóng mặt

Tê liệt

Dị cảm

Thần kinh căng thẳng

Đau đầu

Mất ngủ, ngủ gà

Đau nửa đầu

 

Vàng da

Rối loạn chức năng gan

Rối loạn điện giải

Phù

Protein niệu

Rối loạn chức năng thận

Giảm tiểu cầu, bạch cầu

Thiếu máu

Viêm tĩnh mạch

Ho hen

Hội chứng cúm

 

Đau cơ

Đau ngực

Cần ngừng thuốc và kịp thời can thiệp khi:

  • Mất bạch cầu hạt, huyết áp toàn thẻ giảm: Phải theo dõi người bệnh nghiêm ngặt.
  • Viêm ruột kết nặng đi kèm với có máu ở phân như ở bệnh lý viêm đại tràng màng giả với biểu hiện tiêu chảy, đau bụng.
  • Sốc: Nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiệu mề đay, tím tái, khó thở, hồi hộp, huyết áp giảm,… và các dấu hiệu sốc khác.

⇒ Xem thêm thuốc khác tại đây: Thuốc kháng sinh Fosmicin 1g điều trị nhiễm khuẩn

6 Tương tác

Thuốc tăng nhu động tiêu hóa

Metoclopramid

Khiến Fosfomycin giảm nồng độ ở nước tiểu, huyết tương

Kháng sinh:

Chloramphenicol

Aminoglycosid

Beta-lactam

Colistin

Tetracyclin

Lincomycin

Vancomycin

Rifamycin

Tác dụng hiệp đồng tăng mức

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Thuốc bào chế riêng đường dùng tĩnh mạch nên không dùng các đường khác.

Nên ưu tiên dùng đường tĩnh mạch truyền nhỏ giọt.

Nên theo dõi tốc độ truyền, vị trí truyền cần tránh di chuyển nhiều để tránh gây đau, viêm tĩnh mạch.

Thuốc chứa natri nên thận trọng ở người:

  • Đang dùng corticoid.
  • Lái xe.
  • Huyết áp cao.
  • Vận hành máy.
  • Đang bị phù.

Người đang dùng digitalis điều trị suy tim thì cần theo dõi thường xuyên hàm lượng Kali máu và bổ sung khi cần để tránh kali giảm xuống thấp.

Dùng thuốc đúng chỉ định.

Khi dùng thuốc cần theo dĩ thường xuyên:

  • Chức năng thận.
  • Làm xét nghiệm máu.
  • Chức năng gan.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc chưa đủ dữ liệu nghiên cứu nên việc sử dụng cho bà bầu hiện tại chưa xác định. Các mẹ nghi ngờ hoặc đang có thai nên cẩn trọng với thuốc.

Nếu phải dùng thì trẻ không nên bú mẹ. Các mẹ nên hỏi bác sĩ nếu muốn dùng.

7.3 Xử trí khi quá liều

Việc tiêm truyền thuốc liều cao chưa thấy biểu hiện mãn cảm.

Nên dùng đúng liều, đúng khoảng cách, thời gian sử dụng.

Việc dùng thuốc cần được bác sĩ giám sát nên nếu thấy thay đổi lạ nên báo lại với bác sĩ.

7.4 Bảo quản

Lọ bột thuốc chưa pha cần để nhiệt độ <30 độ, nhưng nơi khô ráo để bột thuốc không bị ẩm.

Vỏ thủy tinh nên cần để cẩn thận, tránh nơi nắng để giữ chất lượng.

Nếu đã pha phải giữ dung dịch pha nhiệt độ 20-25 độ và chỉ để trong 24 giờ.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-24035-15.

Nhà sản xuất: Công ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma.

Đóng gói: Hộp 1 lọ 1g.

9 Thuốc Fosfomed 1g giá bao nhiêu?

Thuốc Fosfomed 1g Fosfomycin hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Fosfomed 1g mua ở đâu?

Thuốc Fosfomed 1g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Fosfomed 1g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Dùng đường tiêm tuyền phát huy hiệu quả điều trị tốt, thời gian dài.
  • Thuốc mang đến hiệu quả dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu hữu hiệu không có biến chứng hoặc những người đang tiến hành các can thiệp qua niệu đạo.
  • Nhà máy sản xuất thuốc vượt tiêu chí kiểm định của Ý, đạt chuẩn GMP-WHO và được kiểm định, đánh giá chất lượng khi vào trong nước.
  • Fosfomycin đường tĩnh mạch với liều 6 gam cứ sau 8 giờ trong 7 ngày (14 ngày ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết đồng thời) dường như là một lựa chọn điều trị an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu trên, đặc biệt là những bệnh nhân do nhiễm trùng đường tiết niệu trên có biến chứng gây ra bởi Enterobacteriales kháng kháng sinh.[1]
  • Fosfomycin được nghiên cứu có hiệu quả cao trong dự phòng tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu dưới tái phát.[2]

12 Nhược điểm

  • Lọ thuốc giá cao, chi phí điều trị tốn kém.[3]
  • Đường tiêm, truyền tĩnh mạch mất thời gian thường phải đến bệnh viện để bác sĩ thực hiện.

Tổng 4 hình ảnh

fosfomed 1g 1 N5365
fosfomed 1g 1 N5365
fosfomed 1g 2 L4376
fosfomed 1g 2 L4376
fosfomed 1g 3 Q6035
fosfomed 1g 3 Q6035
fosfomed 1g 4 Q6033
fosfomed 1g 4 Q6033

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả George G Zhanel, Michael A Zhanel, James A Karlowsky (Ngày đăng 28 tháng 3 năm 2020). Oral and Intravenous Fosfomycin for the Treatment of Complicated Urinary Tract Infections, Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2023
  2. ^ Tác giả Nikolay Rudenko, Andrey Dorofeyev (Ngày đăng năm 2005). Prevention of recurrent lower urinary tract infections by long-term administration of fosfomycin trometamol. Double blind, randomized, parallel group, placebo controlled study, Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2023
  3. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Fosfomed 1g do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Fosfomed 1g có nên tự tiêm không

    Bởi: Lâm vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • nên để nhân viên y tế tiến hành tiêm cho bạn nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Hương Trà vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Fosfomed 1g dùng lâu không

    Bởi: Hòa vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Tùy tình trạng mà Fosfomed 1g được chỉ định thời gian điều trị khác nhau

      Quản trị viên: Dược sĩ Hương Trà vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Fosfomed 1g 5/ 5 2
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Fosfomed 1g
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    thuốc hiệu quả nhanh

    Trả lời Cảm ơn (0)
  • Fosfomed 1g
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    Fosfomed 1g dùng tốt

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633