Focgo
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Công ty PP.Pharco (nhà máy Usarichpharm), Chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú- Nhà máy sản xuất dược phẩm Usarichpharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Liviat |
Số đăng ký | VD-28976-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Lornoxicam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6196 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1485 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Focgo được bác sĩ chỉ định trong điều trị ngắn hạn cơn đau cấp có mức độ từ nhẹ đến vừa và đau xương khớp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Moxetero.
1 Thành phần
Thành phần chính của thuốc Focgo (3 vỉ x 10 viên) là Lornoxicam hàm lượng 8mg.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Focgo
2.1 Tác dụng của thuốc Focgo
Thuốc Focgo chứa Lornoxicam là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Lornoxicam là amit của axit monocacboxylic, là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) mới thuộc nhóm oxicam với đặc tính giảm đau, chống viêm và hạ sốt.
Lornoxicam liên kết và ức chế hoạt động của các enzym cyclooxygenase (COX) loại 1 (COX-1) và loại 2 (COX-2). Điều này ngăn chặn các con đường truyền tín hiệu qua trung gian COX, dẫn đến giảm sản xuất prostaglandin và thromboxane , đồng thời giảm đau, sốt và viêm.
Lornoxicam khác với các hợp chất oxicam khác ở chỗ nó ức chế mạnh quá trình sinh tổng hợp prostaglandin, một đặc tính giải thích hiệu quả đặc biệt rõ rệt của thuốc [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Lornoxicam được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn từ đường tiêu hóa, Sinh khả dụng khoảng 90-100%.
Phân bố: Lornoxicam liên kết 99% với protein huyết tương.
Chuyển hóa: Lornoxicam được chuyển hóa hoàn toàn bởi cyp 2C9.
Thải trừ: Khoảng 2/3 lượng thuốc được thải trừ qua gan và 1/3 qua thận ở dạng có hoạt tính. Thời gian bán thải của thuốc từ 3 đến 5 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Focgo
Thuốc Focgo được chỉ định trong:
- Điều trị ngắn hạn cơn đau cấp có mức độ từ nhẹ đến vừa.
- Điều trị các chứng đau trong viêm xương khớp, viêm đa khớp dạng thấp.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Livorax-4 giảm viêm, đau nhức xương khớp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Focgo
3.1 Liều dùng thuốc Focgo
- Người lớn
Điều trị đau cấp:
- Liều: 8-16 mg/ngày. Với liều 16mg thì chia thành 2 lần dùng. Có thể bắt đầu dùng liều 16mg vào ngày đầu và sau đó sử dụng liều 8mg mỗi 12 giờ.
- Sau ngày đầu tiên thì tổng liều mỗi ngày không vượt quá 16mg.
Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp:
- Liều: 8-16 mg/ngày.
- Liều duy trì không vượt quá 16mg/ngày.
- Trẻ em và thanh thiếu niên: Không nên sử dụng do chưa được kiểm chứng đầy đủ về độ an toàn và hiệu quả.
- Người già: Không cần hiệu chỉnh liều ở người trên 65 tuổi trừ trường hợp có suy thận hoặc gan. Tuy nhiên, cần thận trọng trên đối tượng này.
- Suy thận: Liều tối đa trên người suy thận mức độ nhẹ tới trung bình là 12mg/ngày.
- Suy gan: Trên bệnh nhân suy gan mức độ trung bình, liều tối đa là 12mg/ngày và chia làm nhiều lần dùng.
3.2 Cách dùng của thuốc Focgo
Thuốc được dùng bằng đường uống.
Không nên dùng cùng với thức ăn vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Focgo cho người bị mẫn cảm với Lornoxicam, thuốc chống viêm không steroid hay bất kì thành phần nào của thuốc.
Xuất huyết dạ dày, ruột và xuất huyết mạch máu não.
Rối loạn đông máu và chảy máu.
Loét dạ dày hoặc tiền sử tái phát của loét dạ dày.
Suy gan nặng.
Suy thận nặng.
Bệnh nhân giảm tiểu cầu.
Suy tim nặng.
Bệnh nhân trên 65 tuổi có cân nặng dưới 50kg và phẫu thuật cấp.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Vocfor 8mg - Thuốc giảm đau cho những cơn đau cấp
5 Tác dụng phụ
Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, trầm cảm, mất ngủ, đau nửa đầu, ù tai, dị cảm, run.
Tiêu hóa: Thay đổi vị giác, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, khó nuốt, viêm dạ dày, khô miệng, táo bón, viêm miệng, thực quản, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết tiêu hóa.
Mắt: Viêm kết mạc và rối loạn thị lực.
Máu: Thiếu máu, tăng thời gian chảy máu, bầm máu, giảm tiểu cầu.
Gan: Tăng transaminase.
Cơ và xương: Chuột rút ở chân và đau cơ.
Hô hấp: khó thở và các triệu chứng của dị ứng đường hô hấp trên.
Da: Ngứa, dị ứng, đỏ bừng, ngauws.
Niệu và sinh dục: Rối loạn tiểu tiện.
Mạch: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, thay đổi huyết áp.
6 Tương tác thuốc
Thức ăn: Làm giảm hấp thu thuốc dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.
Cimetidin: Tăng nồng độ Lornoxicam trong máu.
Thuốc chống đông máu: Kéo dài thời gian chảy máu.
Phenprocoumon: Giảm hiệu quả điều trị của Phenprocoumon.
Heparin: Tăng nguy cơ tụ máu tủy sống hoặc ngoài màng cứng.
Sulphonylurea: Làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Thuốc lợi tiểu: Làm giảm tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp của thuốc lợi tiểu quai, lợi tiểu thiazid và thuốc lợi tiểu giữ Kali.
Thuốc ức chế men chuyển: Làm giảm tác dụng của thuốc ức chế men chuyển và nguy cơ suy thận cấp.
Thuốc chẹn kênh beta và đối kháng thụ thể Angiotensin II: Làm giảm tác dụng hạ huyết áp.
Corticoid: Làm tăng nguy cơ loét và xuất huyết đường tiêu hóa.
Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, chất ức chế chọn lọc serotonin và các NSAID khác: Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
Lithi: Tăng nồng độ Lithi trong huyết tương dẫn đến tăng nguy cơ tác dụng phụ.
Methotrexat: Làm tăng nồng độ methotrexat trong máu.
Digoxin: Giảm thải trừ Digoxin.
Quinolon: Làm tăng nguy cơ co giật.
Cyclosporin: Làm tăng nồng độ Cyclosporin trong máu và độc trên thận.
Tacrolimus: Tăng độc tính trên thận.
Pemetrexed: Giảm độ thanh thải của Pemetrexed và dẫn tới tăng độc tính trên thận, ở tiêu hóa và suy tủy.
Ngoài ra, các thuốc cảm ứng hoặc ức chế enzym CYP2C9 như amiodaron, Phenytoin, tranylcypromin và Rifampicin gây ảnh hưởng tới dược động học của Lornoxicam.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng trên các đối tượng: suy thận nhẹ, suy tim, rối loạn đông máu, suy gan, điều trị dài ngày và bệnh nhân trên 65 tuổi.
Tránh dùng kết hợp cùng các thuốc NSAID khác.
Thuốc có nguy cơ gây loét, thủng và xuất huyết tiêu hóa. Thận trọng trên các bệnh nhân đang dùng kết hợp cùng các thuốc tăng nguy cơ xuất huyết như corticosteroid đường uống, thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin và có tiền sử bệnh đường tiêu hóa.
Theo dõi thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp hoặc suy tim từ nhẹ tới trung bình vì có thể gây tình trạng ứ dịch và gây phù.
Phối hợp NSAID với Heparin trong gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng có thể gây tụ máu tủy sống hoặc màng cứng.
Có thể xảy ra một số phản ứng trên da gây đe dọa tính mạng như viêm da tróc vảy, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng lyell. Ngừng điều trị khi xuất hiện dấu hiệu phát ban hay phản ứng quá mẫn khác.
Thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử hen phế quản do nguy cơ co thắt phế quản.
Thận trọng trên bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết do thuốc làm giảm kết tập tiểu cầu.
Thuốc có thể làm thay đổi các chỉ số chức năng gan, tăng nồng độ bilirubin, creatinin máu, acid uric, cần nhưng sử dụng khi xuất hiện tình trạng này.
Thuốc có nguy cơ làm giảm khả năng sinh sản, không khuyến cáo trên đối tượng phụ nữ muốn có thai.
Nguy cơ huyết khối huyết mạch bao gồm nhồi mắt cơ tim, đột quỵ có thể xảy ra, đặc biệt khi dùng liều cao. Do vậy, bác sĩ cần đánh giá chức năng tim mạch và dùng liều thấp nhất để giảm thiểu nguy cơ biến cố này.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc gây độc cho thai nhi. Chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kì mang thai.
7.2.2 Phụ nữ đang cho con bú
Thuốc được bài tiết vào sữa, không sử dụng thuốc khi đang cho con bú.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Nếu trong quá trình dùng thuốc xuất hiện triệu chứng hoa mắt, chóng măt, hay buồn ngủ thì không nên lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Focgo nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.
Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-28976-18.
Nhà sản xuất: Chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú- Nhà máy sản xuất dược phẩm Usarichpharm.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Focgo giá bao nhiêu?
Thuốc Focgo hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Focgo mua ở đâu?
Thuốc Focgo mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Lornoxicam, chất chống viêm không steroid oxicam được sử dụng trong các rối loạn cơ xương và khớp như viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp [2]
- Lornoxicam có tác dụng hiệu quả trong giảm tình trạng đau cấp tính sau phẫu thuật và hạn chế đáng kể tác dụng phụ so với các NSAIDs khác [3]. Lornoxicam, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
- Lornoxicam đã được chứng minh là có tiềm năng thay thế cho các NSAID khác để kiểm soát bệnh viêm khớp và các tình trạng đau và viêm khác.
- Lornoxicam có thể cung cấp một chất thay thế dung nạp tốt hơn hoặc chất bổ sung cho thuốc giảm đau opioid để kiểm soát cơn đau vừa đến nặng [4].
12 Nhược điểm
- Thuốc gây độc cho thai nhi, không dùng được cho phụ nữ có thai.
- Do tương tác với nhiều nhóm thuốc, bệnh nhân cần hết sức thận trong quá trình điều trị.
Tổng 18 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Lornoxicam, PubChem. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2023
- ^ Tác giả Mahrous O Ahmed 1, Abdullah Một Al-Badr (Đăng ngày năm 2011).
- ^ Tác giả Peter E Hall và cộng sự (Đăng tháng 10 năm 2009). Single dose oral lornoxicam for acute postoperative pain in adults, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 02 năm 2023
- ^ Tác giả JA Balfour 1, Một Fitton , LB Barradell (Đăng ngày tháng 4 năm 1996). Lornoxicam. A review of its pharmacology and therapeutic potential in the management of painful and inflammatory conditions, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023