Ferrola
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Worwag Pharma, Worwag Pharma, Đức |
Công ty đăng ký | Worwag Pharma, Đức |
Số đăng ký | VN-18973-15 |
Dạng bào chế | Viên nén bao tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Acid Folic (Vitamin B9), Sắt |
Xuất xứ | Đức |
Mã sản phẩm | aa4760 |
Chuyên mục | Vitamin Và Khoáng Chất |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ferrola được chỉ định để phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu do thieéu sắt hoặc thiếu acid folic, đặc biệt là ở nữ giới trong giai đoạn mang thai. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Ferrola.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Ferrola chứa các thành phần gồm:
Dược chất: Sắt 37mg; Acid folic 0,8mg.
Tá dược: cellulose, triethyl citrate, Acid Ascorbic, silica colloidal khan, Macrogol,… vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ferrola 37mg
2.1 Tác dụng của thuốc Ferrola
2.1.1 Sắt
Dược lực học
Sắt là một loại kim loại cần thiết cho nhiều họa động sống, tham gia vào sự phát triển của các mô, tế bào, giúp dự trữ oxy ở bên trọng các tế bào. Sắt tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể giúp vận chuyển oxy đi nuôi dưỡng các cơ quan, tham gia tổng hợp DNA.
Bổ sung sắt với liều khoảng 40-100mg/ngày giúp giảm thiểu đến 80-90% nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ đang mang thai.
Dược động học
Hấp thu: Sắt khi vào Đường tiêu hóa được hấp thu ở tá tràng và ông tràng với Sinh khả dụng từ 10-35% trên những người đang bị thiếu sắt từ 80-95%. Mức độ hấp thu của sắt phụ thuộc vào liều, đường dùng,…
Phân bố: Sắt đi vào máu để tạo hemoglobin.
Chuyển hóa: Qua gan.
Thải trừ: Sắt không có con đường thải trừ chính ra khỏi cơ thể.
2.1.2 Acid folic
Dược lực học
Acid Folic là thành phần chất cần thiết cho quá trình phân chia, hoạt hóa và phát triển của tế bào. Acid folic tham gia hình thành DNA, RNA, vận chuyển thông tin di truyền, tổng hợp protein. Acid folic khi thiếu hụt sẽ dễ dẫn đến thiếu máu hồng cầu to làm rối loạn hệ thống thần kinh, giảm chức năng đường tiêu hóa nên rất quan trọng để bổ sung cho cơ thể, nhất là vào giai đoạn mang thai.
Dược động học
Hấp thu: Chủ yếu ở hỗng tràng.
Phân bố: Đến hầu khắp các mô bên trong cơ thể.
Chuyển hóa: Tại niêm mạc ruột.
Thải trừ: Xảy ra chủ yếu ở đường mật.
2.2 Chỉ định thuốc Ferrola
Ferrola là thuốc gì?
Thuốc Ferrola giúp:
Phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu acid folic.
Phòng ngừa thiếu máu thai kỳ.
==>> Xem thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Benzina 10 điều trị đau nửa đầu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ferrola
3.1 Liều dùng thuốc Ferrola
Thuốc Ferrola được khuyến cáo dùng với liều như sau:
Người lớn: 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày.
Trẻ 12-18 tuổi: 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày.
Phụ nữ mang thai: Mỗi ngày 1 viên để phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu cả acid folic và thiếu sắt và liều 1 viên/lần x 3 lần/ngày để điều trị thiếu máu.
3.2 Cách dùng thuốc Ferrola hiệu quả
Thuốc dùng đường uống.
Uống cả viên, không nghiền nát, nhai hay ngậm thuốc lâu trong miệng.
Nên uống thuốc sau khi ăn hoặc khi bụng đói vì một số thực phẩm, đồ uống có thể gây giảm hấp thu thuốc.
Nên dùng thuốc duy trì từ 3-4 tháng.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Ferrola cho những người:
Mẫn cảm, tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Chống chỉ định cho người gặp chứng thiếu máu không liên quan đến thiếu sắt.
Chống chỉ định sử dụng thuốc Ferrola đơn liều để điều trị thiếu máu hồng cầu to.
Chống chỉ định sử dụng trên bệnh nhân phải tiến hành truyền máu nhiều lần.
Chống chỉ định dùng thuốc đơn liều để điều trị thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu ác tính do thiếu Vitamin B12.
Chống chỉ định sử dụng thuốc cùng với các chế phẩm chứa sắt dùng đường tiêm, các thuốc chứa dimercaprol.
Chống chỉ định sử dụng thuốc cho những người kém dung nạp, hấp thu kém galactose-glucose và những người không được cung cấp đủ isomaltase-sucrase.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Mezapizin 10 - giải pháp đặc trị đau nửa đầu
5 Tác dụng phụ
Trong thời gian dùng thuốc Ferrola, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
Tác dụng phụ không thường gặp: Trầm cảm, giấc ngủ bị rối loạn.
Tác dụng phụ rất thường gặp: Đi ngoài phân có màu đen.
Tác dụng phụ thường gặp: Biểu hiện rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu,…
Tác dụng phụ ít gặp: Nổi ban đỏ, mẩn ngứa, mề đay trên da.
Tác dụng phụ hiếm gặp: Da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh sáng, gặp phản ứng phản vệ, phế quản co thắt.
Tác dụng phụ chưa rõ tần suất: Lở miệng.
6 Tương tác
Thuốc Ferrola gặp tương tác với các thuốc sau:
Dimercaprol: Dễ gây ngộ độc khi dùng cùng với sắt.
Sản phẩm chứa kim loại nhôm, Magie, canxi: Gây ức chế hấp thu sắt vào cơ thể.
Kháng sinh tetracyclin: Làm giảm hấp thu của cả kháng sinh và sắt.
Muối kẽm: Làm giảm sinh khả dụng của cà muối Kẽm và sắt.
Cholestyramin: Gây giảm hấp thu sắt.
Trientin: Khi dùng đồng thời với sắt sẽ bị giảm tác dụng.
Các thuốc ức chế bơm proton: Làm giảm sinh khả dụng của sắt.
Chloramphenicol: Gây giảm tác dụng của sắt.
Cefdinir: Giảm tác dụng khi dùng cùng với sắt.
Fluoroquinolon, Entacapone, Mycophenolate mofetil, levothyroxin, bisphosphonate: Bị giảm tác dụng khi dùng với muối sắt.
Các thuốc điều trị động kinh nhóm barbiturat: Bị giảm nồng độ khi dùng cùng acid folic.
Vitamin C: Làm tăng hấp thu sắt.
Thuốc điều trị động kinh, thuốc kháng lao, thuốc tránh thia, rượu: Làm giảm nồng độ acid folic trong máu.
Thức ăn làm giảm hấp thu sắt nên không dùng thuốc trong bữa ăn.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần xác định rõ nguyên nhân gây thiếu máu ở người bệnh để tìm hướng điều trị phù hợp nhất.
Sau khi dùng thuốc khoảng 3 tuần mà không thấy có hiệu quả thì nên xem xét tìm biện pháp khác để điều trị cho bệnh nhân.
Với những người có cơ địa khó hấp thu và dự trữ sắt thì nên thận trọng khi dùng thuốc.
Thận trọng khi dùng thuốc cho những bệnh nhân gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm ruột,…
Dùng sắt lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng đi ngoài phân đen gây nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh.
Khi uống nên nuốt nguyên viên ngay khi bỏ vào miệng, không nhai, ngậm để tránh răng bị đổi màu, gây loét miệng.
Không nên dùng thuốc cho những người hấp thu kém, thiếu hụt, không dung nạp galactose, Glucose, Lactose.
Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ nghiêm ngặt chi định của bác sĩ khi dùng thuốc.
Không tự ý tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Với phụ nữ có thai
Giai đoạn mang thai là thời điểm mà cơ thể người mẹ được khuyến cáo nên bổ sung thêm sắt và acid folic để phòng ngừa thiếu máu cũng như để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các dị tật hở ống thần kinh ở thai nhi. Do đó, những sản phẩm bổ sung thêm sắt và acid folic đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi tổng thời điểm nhạy cảm này.
Theo khuyến cáo: phụ nữ mang thai nên bổ sung khoảng 0,4mg acid folic và khoảng 100-200mg sắt mỗi ngày trong giai đoạn mang thai. Để phòng ngừa thiếu máu hồng cầu to khi mang thi do thiếu folate thì mẹ bầu nên bổ sung liên tục 5mg acid folic trong khoảng 4 tháng cho đến khi lâm bồn.
7.2.2 Với phụ nữ đang cho con bú
Do các thành phần chính của thuốc đi vào được sữa mẹ nên các mẹ đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Việc dùng sắt với liều chỉ khoảng 20mg/kg cung có thể gây độc cho cơ thể. Với trẻ em, việc dùng sắt với liều 60mg/kg đe dọa rất nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể dẫn đến tử vong khi tăng lên liều 150mg/kg.
7.3.1 Ngộ độc sắt cấp tính
Trong 6 giờ đầu sau khi dùng thuốc liều cao hơn mức cho phép: Người dùng xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc như: tiêu chảy, buồn nôn, mặt tím tái, xanh cao, huyết áp tụt nhanh tim đập chậm, mệt mỏi, đường máu tăng, thở gấp, nhiễm toan chuyển hóa.
Từ 6-24 giờ sau khi ngộ độc: Các chỉ số sinh tồn dần trở lại bình thường.
1 ngày sau khi ngộ độc: Các triệu chứng trong tiêu hóa, huyết áp bắt đầu xuất hiện tơ lại, người bệnh hôn mê, co giật, vàng da, phù phổi,..
Sau khi ngộ độc nhiều tuần: gan tổn thương, đường tiêu hóa bị tắc nghẽn.
7.3.2 Xử trí khi bị ngộ độc sắt cấp
Kích thích nôn.
Dùng Desferrioxamine 2g/l để làm sạch lượng thuốc còn lại bên trong đường tiêu hóa.
Dùng Sorbitol hoặc mannitol làm rỗng ruột (chỉ dùng cho người lớn).
Chụp X-Quang kiểm tra lượng thuốc còn lại bên trong đường tiêu hóa.
Trường hợp ngộ độc nhẹ nhàng có thể chỉ định tiêm bắp desferrioxamine liều 2g ở người trưởng thành và 1g ở trẻ nhỏ.
Tiêm tĩnh mạch desferrioxamine chậm với liều tối đa 15 mg/kg/giờ, sau đó giảm liều từ từ mỗi 4-6 giờ, không quá 80mg/kg/ngày khi người bệnh bị ngộ độc cấp, sốc, hôn mê.
Tiếp tục theo dõi hàm lượng sắt trong cơ thể.
7.3.3 Ngộ độc acid folic
Khi lượng acid folic được đưa vào cơ thể với liều quá cao thì cơ thể thường không xuất hiện các dấu hiệu cụ thể nào. Trường hợp ngộ độc nặng bác sĩ có thể tiến hành thẩm phân máu để loại bớt thuốc ra khỏi cơ thể.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Ferrola ở nơi thoáng mát.
Để thuốc Ferrola trong điều kiện nhiệt độ không quá 30 độ C.
Để thuốc xa tầm với của trẻ.
8 Nhà sản xuất
SĐK của Ferrola: VN-18973-15.
Nhà sản xuất: Worwag Pharma, Đức.
Đóng gói: Hộp 5 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Ferrola giá bao nhiêu?
Thuốc Ferrola hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Ferrola mua ở đâu?
Thuốc Ferrola mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ferrola để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc Ferrola
12 Ưu điểm
- Thuốc Ferrola dùng đường uống, dễ sử dụng.
- Thuốc Ferrola bổ sung sắt và acid folic giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu, nhất là trong giai đoạn mang thai, giúp ngăn ngừa các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Việc bổ sung 4mg acid folic mỗi ngày trước khi mang thai khoảng 5-6 tháng được chứng minh có hiệu quả tốt trong việc phòng ngừa nguy cơ gặp phải các khuyết tật ống thần kinh ở trẻ.[1]
- Nghiên cứu về việc bổ sung sắt trong giai đoạn mang thai cho thấy việc bổ sung sắt thường xuyên trong thai kỳ là một biện pháp hiệu quả, an toàn để phòng ngừa thiếu máu ở mẹ bầu ở những nước đang phát triển, người có chế độ ăn không cung cấp đủ sắt cho cơ thể.[2]
13 Nhược điểm
- Giá thành cao hơn so với một số sản phẩm bổ sung sắt và acid folic trên thị trường.
- Thuốc dễ gặp phải tương tác và tác dụng phụ khi sử dụng.
Tổng 19 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Jan D van Gool, Herbert Hirche, Hildegard Lax, Luc De Schaepdrijver (Ngày đăng 16 tháng 5 năm 2018). Folic acid and primary prevention of neural tube defects: A review, Pubmed. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022
- ^ Tác giả Ercüment Müngen (Ngày đăng tháng năm 2003). Iron supplementation in pregnancy, Pubmed. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2022