Ferium XT (Viên)
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Emcure Pharmaceuticals, Emcure Pharmaceuticals Ltd. |
Công ty đăng ký | Emcure Pharmaceuticals Ltd. |
Số đăng ký | VN-2989-07 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Acid Folic (Vitamin B9), Sắt |
Tá dược | Talc, Povidone (PVP), Magnesi stearat, Hydroxypropyl Methylcellulose, Macrogol (PEG), Sodium Croscarmellose, Microcrystalline cellulose (MCC) |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | ak700 |
Chuyên mục | Vitamin Và Khoáng Chất |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ferium XT với thành phần Sắt Ascorbate và Acid folic BP được chỉ định trong điều trị thiếu máu nguyên nhân do thiếu sắt và thiếu acid folic hiệu quả. Vậy khi sử dụng Ferium XT bạn cần lưu ý như thế nào về liều dùng, cách dùng, tác dụng phụ... để dùng thuốc đạt hiệu quả tốt nhất? Trong bài biết này Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) sẽ giúp bạn trả lời tất cả các câu hỏi này.
1 Thành phần
Sắt Ascorbate tương đương với Sắt nguyên tố....... 100 mg
Acid Folic BP........................………………………… 1.5 mg
Tá dược: Copovidone, Low substituted hydroxyl propyl Cellulose, Crospovidone, Microcrystalline cellulose (PH102), Talc, Magnesi stearate, Hydroxy propyl methyl cellulose, Povidone, Polyethylene Glycol, Instacoat Universal (IC- 89), Màu đỏ oxid sắt với lượng vừa đủ [1]
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Ferium XT là thuốc gì?
Thuốc Ferium XT được chỉ định trong các trường hợp thiếu máu nguyên nhân do thiếu sắt và thiếu acid folic gây nên.
==>> Xem thêm sản phẩm khác: Thuốc DYFE-B9 - hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt
3 Liều dùng - Cách dùng Thuốc Ferium tablet
3.1 Liều dùng
Uống 1 viên Thuốc Ferium XT mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
3.2 Cách dùng
Thuốc Ferium XT dùng đường uống theo hướng dẫn của thầy thuốc.
4 Chống chỉ định
Không dùng Thuốc Ferium XT cho người bị quá mẫn với sắt, acid folic hoặc thành phần nào có trong thuốc và các đối tượng sau:
- Người mắc bệnh máu do tích tụ sắt quá mức
- Người bị nhiễm huyết sắt tố
- Người bị thiếu máu tan huyết
- Người bị thiếu máu ác tính
- Người bị thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc AphaBeFex điều trị và dự phòng thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Thuốc Ferium XT có thể gây tác dụng phụ do sắt như buồn nôn, nôn, tăng acid, tiêu chảy (có thể xảy ra với trẻ nhỏ) hay táo bón, viêm dạ dày, đau vùng thượng vị, đi ngoài phân đen và tác dụng không mong muốn do acid folic như phản ứng dị ứng với acid folic một số tác dụng khác như lười ăn, buồn nôn, có vị đắng/hôi ở miệng, dễ bị kích thích, thay đổi tư thế khi ngủ, mơ hồ
6 Tương tác thuốc
Thuốc Ferium XT khi dùng cùng Tetracycline, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, bisphosphate, muối kẽm, penicillamine, Entacapone và Levodopa làm giảm hấp thu các thuốc này do thành phần Sắt ascorbate
Thuốc Ferium XT phối hợp cùng magnesi trisilicate, trientine, Kẽm và các Tetracycline làm giảm hấp thu Sắt ascorbate
Thuốc Ferium XT + Methyldopa làm giảm tác dụng hạ áp
Thuốc Ferium XT + Fosphenytoin, Phenytoin, pyrimethamine.làm giảm hoạt lực của các thuốc này do acid folic gây ra
Thuốc Ferium XT + barbiturate, phenytoin, nitrofurantoin, Methotrexate là giảm nồng độ folat
7 Lưu ý khi dùng thuốc và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc Ferium XT có chứa sắt dùng uống có thể làm trầm trọng hơn bệnh loét dạ dày, ruột non, ruột kết.
Khi dùng Thuốc Ferium XT cùng các muối sắt, dẫn xuất của tetracyclin có thể gây giảm nồng độ của Tetracyclin và giảm hấp thu muối sắt.
Thuốc Ferium XT chứa acid folic khi dùng cùng Phenytoin làm tăng tần suất co giật và giảm nồng độ phenytoin ở một vài người bệnh và Fossphetoin (là tiền thuốc của phenytoin) có thể xảy ra tương tác giống như vậy.
Thuốc Ferium XT kết hợp cùng pyrimethamin có thể làm tăng nguy cơ suy tủy.
Không dùng Thuốc Ferium XT cho trẻ em và thận trọng khi dùng cho người suy gan, không cần chỉnh liều ở người già và người suy thận
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc Ferium XT dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
7.3 Bảo quản
Ferium XT nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ < 30oC.
7.4 Xử trí khi quá liều
Quá liều sắt khi uống liều > 1g và nồng độ sắt trong huyết thanh > 500 μg/100 mL được coi là bằng chứng ngộ độc. Triệu chứng ngộ độc sắt bao gồm như nôn, tiêu chảy, đi ngoài phân đen, nhịp tim nhanh và yếu, hôn mê, ngủ lịm, nôn ra máu, hạ huyết áp, các triệu chứng suy mạch ngoại biên, có thể gây tím tái, phù phổi, suy tuần hoàn, co giật, hôn mê và có thể gây chết sau 12-48h
Xử trí: Cho bệnh nhân ăn trứng và sữa mục đích tạo hợp chất sắt protein vfa rửa dạ dày với Natri bicarbonat 1% mục đích chuyển sắt thành dạng ít hòa tan, Deferoxamine mesylate, có thể dùng các biện pháp chống sốc, mất nước, mất máu, suy hô hấp.
Chưa có báo cáo về quá liều acid folic.
8 Sản phẩm thay thế
Ferrola dạng Viên nén bao tan trong ruột, có thành phần sắt và acid folic là sản phẩm của Công ty Worwag Pharma, Đức, được chỉ định phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu acid folic. Hiện Ferrola có giá 305.000/Hộp 5 vỉ x 10 viên
Pyme Feron B9 có thành phần Acid Folic và Sắt được sản xuất bởi Công ty Pymepharco, Việt Nam, dạng Viên nang cứng, được chỉ định để phòng ngừa thiếu máu thai kỳ và giảm nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Hiện Pyme Feron B9 có giá 80.000/Hộp 10 vỉ x 10 viên
9 Thông tin chung
Nhà sản xuất: Emcure Pharmaceuticals Ltd.
Nhà đăng ký: Emcure Pharmaceuticals Ltd.
Số đăng ký: VN-2989-07
Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên
Xuất xứ: Ấn Độ
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Sắt ascorbat uống hàng ngày có tác dụng tăng mức hemoglobin (Hb) lên tới 5.3 (± 1.81) g/dl trong 60 ngày ở nhóm đối tượng phụ nữ không có thai ( Hb < 10g/dl) và mức tăng Hb ở phụ nữ thiếu máu nặng ((Hb<6g/dl)) là à 6.83g/dl, ở phụ nữ có thai mức Hb khác nhau, sử dụng sắt ascorbate kết hợp với acid folic làm tăng mức Hb là 2.37g/dl (95% C.I.= 2.25-2.49) trong 45 ngày và mức tăng Hb trung bình 3.6g/dl (95% C.I. = 3.07-4.13) với phụ nữ có Hb < 6g/dl.
10.2 Dược động học
Sắt hấp thu chủ yếu ở tá tràng và không tràng nhờ sự tiết acid tại dạ dày hỗ trợ. Sắt (2+) hấp thu nhiều gấp 3 lần sắt (3+) và tại ruột non oxit sắt (2+) sẽ bị oxy hóa thành sắt (3+) và không bị hấp thu dẫn đến tác dụng không mong muốn trên tiêu hóa. Acid Ascorbic ức chế quá trình biến đổi sắt (2+) thánh sắt (3+) làm tăng hấp thu sắt và giúp hấp thu sắt do quá trình tạo thành hợp chất sắt ascorbate hòa tan, ức chế hình thành phức hợp sắt không tan. Ức chế chuyển sắt (2+) thành sắt (3+) làm giảm lượng gốc tự do tạo thành do đó giúp giảm tác dụng phụ trên Đường tiêu hóa. Bên cạnh đó acid ascorbic cũng có tính oxy hóa và ó thể loại trừ các gốc tự do. Sự hấp thu của Sắt ascorbate là 43%, thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu.
Acid folic hấp thu chủ yếu ở phần đầu ruột non, gần tá tràng do quá trình vận chuyển trung gian. Các dẫn xuất acid folic có khả năng gắn với protein huyết tương và acid folic được chuyển hóa qua gan, chuyển thành 5-methyltetrahydrofolate có hoạt tính. Acid folic được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và mật.
11 Thuốc Ferium XT giá bao nhiêu?
Thuốc Ferium XT hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Ferium XT mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua Ferium XT trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Ferium XT với thành phần sắt ascorbate và acid folic có tác dụng hiệu quả với các trường hợp thiếu máu nguyên nhân do thiếu sắt và acid folic.. [2]
- Thuốc Ferium XT dùng được cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
14 Nhược điểm
- Thuốc Ferium XT không chỉ định cho trẻ nhỏ.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do cục quản lý dược phê duyệt, tại đây
- ^ Tác giả: M Valentin, Ngày cập nhật: năm 2018), Acid folic and pregnancy: A mandatory supplementation, Elsevier. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2024