1 / 6
thuoc fenagi 50 1 G2238

Fenagi 50

Thuốc kê đơn

Đã bán: 13 Còn hàng

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuAgimexpharm, Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm
Công ty đăng kýCông ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm
Số đăng kýVD-30278-18
Dạng bào chếViên nén bao tan trong ruột
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên.
Hạn sử dụng36 tháng
Hoạt chấtDiclofenac
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmat282
Chuyên mục Thuốc Kháng Viêm

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Thu Hà Biên soạn: Dược sĩ Thu Hà
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1113 lần

Thuốc Fenagi 50 với thành phần chứa diclofenac hàm lượng 50mg được chỉ định điều trị triệu chứng của viêm khớp mạn tính, đợt cấp viêm cạnh khớp và đợt đau cấp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Fenagi 50.

1 Thành phần

Thành phần của thuốc Fenagi 50 bao gồm:

  • Diclofenac natri:...........................50 mg.

  • Tá dược:......................... vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruột.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Fenagi 50

2.1 Thuốc Fenagi 50 là thuốc gì?

2.1.1 Dược lực học

Diclofenac, dẫn chất của acid phenylacetic là thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh.

Diclofenac là một chất ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase, do đó làm giảm đáng kể sự tạo thành prostaglandin, prostacyclin và thromboxan là những chất trung gian của quá trình viêm. Diclofenac cũng điều hòa con đường lipoxygenase và sự kết tụ tiểu cầu.

Prostaglandin là thành phần có vai trò duy trì tưới máu thận. Các thuốc chống viêm có thể gây độc cho thận đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh thận hoặc suy tim mạn tính.

2.1.2 Dược động học

Hấp thu: Thuốc được hấp thu gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Thời gian thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương là khoảng 2 đến 3 giờ sau khi uống.

Phân bố: Thuốc được phân bố vào màng hoạt dịch, gắn mạnh với protein huyết tương.

Chuyển hóa, thải trừ: Thuốc được bài tiết qua phân và nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa, phần còn lại được thải trừ qua phân.

2.2 Chỉ định của thuốc Fenagi 50

Điều trị triệu chứng viêm khớp mạn tính bao gồm: Viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, thoái hóa khớp.

Giảm nhẹ triệu chứng của các đợt cấp viêm cạnh khớp (vai đau cấp, viêm gân, viêm bao gân, viêm bao hoạt dịch).

Giảm đau cấp (viêm sau chấn thương, đau lưng, bong gân, trật khớp) và đau mạn.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Diclofenac 50 Cửu Long - Giảm đau chống viêm

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Fenagi 50

3.1 Liều dùng thuốc Fenagi 50

Viêm cột sống dính khớp: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.

Thoái hóa khớp:

  • Liều thông thường: 1 viên/lần x 2 - 3 lần/ngày.

  • Điều trị dài ngày:  2 viên/ngày; không nên dùng liều cao hơn.

  • Nếu đau nhiều về đêm, uống 2 viên/lần vào buổi tối trước lúc đi ngủ.

Viêm khớp dạng thấp, viêm cạnh khớp:

  • Liều dùng thông thường: Uống 1 viên/lần x 3 lần/ngày. Tổng liều tối đa không quá 3 viên mỗi ngày

  • Điều trị dài ngày: Liều duy trì là 2 viên/ngày và có thể tăng lên tới 3 viên/ngày nếu cần, chia nhiều lần.

Đau cấp và mạn tính:

  • Liều khởi đầu: 100 mg/lần/ngày.

  • Liều duy trì: 50 mg x 3 lần/ngày.

3.2 Cách dùng thuốc Fenagi 50 hiệu quả

Fenagi 50 được sử dụng theo đường uống, uống nguyên viên thuốc với một lượng nước thích hợp.

Nên uống thuốc kèm thức ăn để hạn chế kích ứng trên đường tiêu hóa.

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng Fenagi ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể (xem thêm phần cảnh báo và thận trọng).

4 Chống chỉ định

Quá mẫn với diclofenac, aspirin, các thuốc chống viêm không steroid khác hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Loét dạ dày tiến triển; tiền sử chảy máu hoặc thủng dạ dày – ruột liên quan đến sử dụng NSAIDs trước đây.

Người bị hen hay co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận nặng hoặc suy gan nặng.

Người đang dùng thuốc chống đông coumarin.

Người bị suy tim ứ máu, giảm thể tích tuần hoàn do thuốc lợi niệu hay do suy thận, tốc độ lọc cầu thận < 30 ml/phút.

Bệnh nhân suy tim sung huyết, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại vi, bệnh mạch máu não.

Giảm đau trong hoàn cảnh phẫu thuật ghép nối tắt động mạch vành do nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Người bị bệnh chất tạo keo (nguy cơ xuất hiện viêm màng não vô khuẩn.

Viêm màng não vô khuẩn đều có trong tiền sử một bệnh tự miễn nào đó, như một yếu tố dễ mắc bệnh).

Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:  [CHÍNH HÃNG] Thuốc Aceclofen 500mg/50mg giảm đau và chống viêm

5 Tác dụng phụ

Tần xuất

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Thường gặp

ADR > 1/100

Toàn thân: Nhức đầu, bồn chồn.

Tiêu hóa (gặp phải ở 5-15% người dùng): Đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, trướng bụng, chán ăn, khó tiêu.

Gan: Tăng các transaminase.

Tai: Ù tai.

Ít gặp

1/1000 < ADR < 1/100

Toàn thân: Phù, dị ứng (đặc biệt co thắt phế quản ở người bệnh hen), choáng phản vệ kể cả tụt huyết áp, viêm mũi, mày đay.

Tiêu hóa: Đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa, làm ổ loét tiến triển, nôn máu, ỉa máu, ỉa chảy lẫn máu.

Hệ thần kinh: Buồn ngủ, ngủ gật, trầm cảm, mất ngủ, lo âu, khó chịu, dễ bị kích thích.

Da: Mày đay.

Hô hấp: Co thắt phế quản.

Mắt: Nhìn mờ, điểm tối thị giác, đau nhức mắt, nhìn đôi.

Hiếm gặp

ADR <1/1000

Toàn thân: Phù, phát ban, hội chứng Stevens – Johnson, rụng tóc.

Hệ thần kinh: Viêm màng não vô khuẩn.

Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu.

Gan: Rối loạn co bóp túi mật, test chức năng gan bất thường, nhiễm độc gan (vàng da, viêm gan).

Tiết niệu: Viêm bàng quang, đái máu, suy thận cấp, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.

6 Tương tác

Diclofenac có thể làm tăng hay ức chế tác dụng của các thuốc khác.

6.1 Tương tác không nên phối hợp

Thuốc chống đông theo đường uống và heparin: Nguy cơ gây xuất huyết nặng. 

Kháng sinh nhóm quinolon: Diclofenac và các thuốc chống viêm không steroid khác có thể làm tăng ADR lên hệ TKTW của kháng sinh nhóm quinolon, dẫn đến co giật (nhưng cần nghiên cứu thêm).

Aspirin hoặc glucocorticoid: Làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết tương và làm tăng nguy cơ cũng như làm tăng nghiêm trọng tổn thương dạ dày - ruột. 

Diflunisal: Dùng diflunisal đồng thời với diclofenac có thể làm tăng nồng độ diclofenac trong huyết tương, làm giảm độ thanh lọc diclofenac và có thể gây chảy máu rất nặng ở đường tiêu hóa.

Lithi: Diclofenac có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết thanh đến mức gây độc. Nếu buộc phải dùng đồng thời thì cần theo dõi người bệnh thật cẩn thận để phát hiện kịp thời dấu hiệu ngộ độc lithi và phải theo dõi nồng độ lithi trong máu một cách thường xuyên. Phải điều chỉnh liều lithi trong và sau điều trị bằng diclofenac.

Digoxin: Diclofenac có thể làm tăng nồng độ Digoxin trong huyết thanh và kéo dài nửa đời của digoxin. Cần định lượng nồng độ Digoxin trong máu và cần giảm liều digoxin nếu dùng đồng thời cả 2 thuốc. 

Ticlopidin: Dùng cùng diclofenac làm tăng nguy cơ chảy máu. Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: Có tài liệu nói dùng diclofenac làm mất tác dụng tránh thai. 

Methotrexat: Diclofenac làm tăng độc tính của methotrexat. 

Thận trọng khi sử dụng cùng cyclosporin, thuốc lợi niệu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chống toan, cimetidin, probenecid, thuốc làm tăng Kali máu, thuốc điều trị đái tháo đường,...

6.2 Thận trọng khi phối hợp

Cyclosporin: Nguy cơ bị ngộ độc cyclosporin. Cần thường xuyên theo dõi chức năng thận của người bệnh. 

Thuốc lợi tiểu: Có thể làm tăng nguy cơ suy thận thứ phát do giảm lưu lượng máu đến thận vì diclofenac ức chế prostaglandin. Thuốc chữa tăng huyết áp (thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu). 

Dùng thuốc chống toan có thể làm giảm kích ứng ruột bởi diclofenac nhưng lại có thể làm giảm nồng độ diclofenac trong huyết thanh.

Cimetidin có thể làm nồng độ diclofenac huyết thanh giảm đi một chút nhưng không làm giảm tác dụng chống viêm của thuốc. Cimetidin bảo vệ tá tràng khỏi tác dụng có hại của diclofenac. 

Probenecid có thể làm nồng độ diclofenac tăng lên gấp đôi nếu được dùng đồng thời. Điều này có thể có tác dụng lâm sàng tốt ở người bị bệnh khớp nhưng lại có thể xảy ra ngộ độc diclofenac, đặc biệt ở những người bị suy giảm chức năng thận. Tác dụng thải acid uric - niệu không bị ảnh hưởng. Nếu cần thì giảm liều diclofenac. 

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid theo đường toàn thân, không phải Aspirin có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch. Nguy cơ tăng theo thời gian điều trị.

Cần đánh giá nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch định kỳ ngay cả khi không có triệu chứng.

Cân nhắc khi sử dụng cho bệnh nhân có yếu tố nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch.

Thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng:

  • Tiền sử loét đường tiêu hóa.

  • Bệnh nhân suy gan, suy thận.

  • Bệnh nhân tăng huyết áp.

  • Bệnh nhân tiền sử bệnh gan.

  • Rối loạn đông máu, chảy máu.

  • Người cao tuổi có trọng lượng cơ thể thấp.

Khám nhãn khoa cho bệnh nhân rối loạn thị giác.

Không nên sử dụng cho bệnh nhân gặp các rối loạn về di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose-galactose.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Chỉ sử dụng Fenagi 50 cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú khi có chỉ định của bác sĩ.

7.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: Ngộ độc cấp diclofenac biểu hiện chủ yếu là các tác dụng phụ nặng lên hơn. Quá liều có thể gây ra các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, xuất huyết tiêu hóa, tiêu chảy, chóng mặt, mất phương hướng, kích thích, hôn mê, buồn ngủ, ù tai, ngất hoặc co giật.

Xử trí: Biện pháp chung nhất là phải tức khắc gây nôn hoặc rửa dạ dày, tiếp theo là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Sau khi đã gây nôn và rửa dạ dày, có thể dùng Than hoạt tính để hấp phụ thuốc. Theo dõi cân bằng điện giải ở bệnh nhân nếu có chỉ định gây nôn.

7.4 Bảo quản

Fenagi 50 được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.

Để xa tầm với của trẻ em.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-30279-18

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Thuốc thay thế cho thuốc Fenagi 50

Trong trường hợp thuốc Fenagi 50 tạm thời hết hàng, bạn có thể lựa chọn chuyển sang dạng hàm lượng khác của thuốc là Fenagi 75 với hàm lượng 75mg Diclofenac, hộp 10 vỉ x 10 viên hiện đang có giá 90.000.

Nếu liều dùng không phù hợp với thuốc Fenagi 75, bạn có thể cân nhắc các thuốc sau đây có cùng hàm lượng và hoạt chất với Fenagi 50:

 

  • Thuốc Diclofenac 50 Cửu Long, sản phẩm của Đông Dược Cửu Long hiện đang có giá 150.000/ hộp 100 viên nén.
  •  
  • Thuốc Voltaren 50 do Novartis Pharma, hãng dược hàng đầu Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất và nhập khẩu trực tiếp vào Việt Nam, hộp 100 viên có giá 350.000.

9 Thuốc Fenagi 50 giá bao nhiêu?

Thuốc Fenagi 50 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Fenagi 50 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 và 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Fenagi 50 mua ở đâu?

Thuốc Fenagi 50 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

11 Ưu điểm

  • Đau sau nội soi có thể làm tăng thời gian phục hồi và trì hoãn việc xuất viện của bệnh nhân. Các nghiên cứu cho thấy rằng, diclofenac giúp giảm đau tốt hơn trong 24 giờ (1,0 so với 2,5, P < 0,05) và giảm số bệnh nhân cần thêm thuốc giảm đau sau phẫu thuật (7 so với 15, P < 0,05). Không có sự khác biệt về tỷ lệ tác dụng phụ. [1]

  • Diclofenac có hiệu quả như Indomethacin hoặc sulindac trong điều trị viêm cột sống dính khớp. Các tác dụng phụ thường gặp nhất được báo cáo đối với diclofenac là ở đường tiêu hóa, nhưng những tác dụng này ít hơn và ít nghiêm trọng hơn so với tác dụng xảy ra với aspirin hoặc indomethacin. [2]

  • Dạng bào chế dễ sử dụng.

  • Thuốc được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm với dây chuyền sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng.

12 Nhược điểm

  • Diclofenac có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc biến cố trên tim mạch nếu không theo dõi thận trọng.

  • Thuốc có nhiều tương tác và thận trọng cần lưu ý.


Tổng 6 hình ảnh

thuoc fenagi 50 1 G2238
thuoc fenagi 50 1 G2238
thuoc fenagi 50 2 U8130
thuoc fenagi 50 2 U8130
thuoc fenagi 50 3 T7127
thuoc fenagi 50 3 T7127
thuoc fenagi 50 4 P6567
thuoc fenagi 50 4 P6567
thuoc fenagi 50 5 N5678
thuoc fenagi 50 5 N5678
thuoc fenagi 50 6 M5666
thuoc fenagi 50 6 M5666

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả L E Gillberg và cộng sự (Ngày đăNăm 1993). Preoperative diclofenac sodium reduces post-laparoscopy pain, PubMed. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2023
  2. ^ Tác giả R E Small (Ngày đăng: Năm 1989). Diclofenac sodium, PubMed. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Gọi mà không thấy ai nghe máy

    Bởi: Quy vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Fenagi 50 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Fenagi 50
    B
    Điểm đánh giá: 4/5

    Shop rep tnhan công nhận hơi chậm thiệt, nhưng tư vấn kỹ

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633