Fatodin 40
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Dược Hậu Giang - DHG, Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG - Việt Nam. |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Famotidine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7105 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2788 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Fatodin 40 được chỉ định để điều trị loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày-thực quản. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Fatodin 40.
1 Thành phần
Thành phần:
- Famotidin: 40 mg
- Tá dược (Lactose, tinh bột biến tính, avicel, PVP K30, natri lauryl sulfate, sodium starch glycolate, magnesium stearate, talc, HPMC, PEG 6000, titan dioxyd, màu cam E110, oxyd Sắt vàng): vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Fatodin 40
2.1 Tác dụng của thuốc Fatodin 40
Fatodin là thuốc gì? Fatodin 40 với hoạt chất chính là Famotidine là một chất đối kháng thụ thể propan imidamide và histamin H2 có hoạt tính kháng axit. Là một chất ức chế cạnh tranh các thụ thể histamin H2 nằm trên màng đáy của tế bào thành, famotidine làm giảm tiết axit dạ dày cơ bản và về đêm, dẫn đến giảm thể tích dạ dày, độ axit và lượng axit dạ dày được giải phóng để đáp ứng với các kích thích khác nhau.[1]
Thuốc đối kháng thụ thể H2 ức chế sự tiết axit dạ dày cơ bản và về đêm bằng cách ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin tại thụ thể histamin H2 của tế bào thành. Chúng cũng ức chế tiết axit dạ dày được kích thích bởi thức ăn, betazone, pentagastrin , caffeine , Insulin và phản xạ phế vị sinh lý. Thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin.
Sau khi uống, Famotidin được hấp thu không hoàn toàn ở đường tiêu hoá và sinh khả dụng khoảng 40 - 45%. Famotidin chuyển hoá ít ở pha đầu, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt trong 1 - 3 giờ, 15 - 20% Famotidin liên kết với protein huyết tương. Nửa đời thải trừ 2,5 - 3,5 giờ, thải trừ qua thận 65 - 70% và qua đường chuyển hoá 30 - 35%.
2.2 Chỉ định thuốc Fatodin 40
Thuốc Fatodin 40 được sử dụng trong các trường hợp sau:
Loét dạ dày cấp tính lành tính, loét tá tràng cấp tính.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Bệnh lý tăng tiết đường tiêu hoá (Zollinger - Ellison, đa u tuyến nội tiết).
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất:Thuốc Vinfadin 20mg/2ml - Thuốc điều trị viêm loét đường tiêu hóa
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Fatodin 40
3.1 Liều dùng thuốc Fatodin 40
Trường hợp | Liều dùng |
Loét dạ dày cấp tính lành tính: | Uống 1 viên/lần/ngày, sử dụng vào giờ đi ngủ. |
Loét tá tràng cấp tính: | Uống 1 viên/lần/ngày, sử dụng vào giờ đi ngủ. Kéo dài 4 - 8 tuần. |
Viêm thực quản có trợt loét kèm theo trào ngược: | Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, cho tới 12 tuần. |
Các bệnh lý tăng tiết dịch vị (Zollinger - Ellison, đa u tuyến nội tiết): | Liều khởi đầu khuyến cáo: ½ viên/lần/6 giờ. Có thể nâng liều tới 160 mg/ lần/6 giờ cho một số người có hội chứng Zollinger - Ellison nặng, dùng đồng thời thuốc chống acid nếu cần. |
Bệnh nhân bị suy thận (hệ số thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút): | khoảng cách dùng thuốc phải kéo dài tới 36 - 48 giờ. |
3.2 Cách dùng thuốc Fatodin 40 hiệu quả
Thuốc Fatodin 40 được dùng theo đường uống.
Thời điểm phù hợp nhất để dùng thuốc là uống vào giờ đi ngủ. Có thể uống thuốc bằng nước lọc hoặc với một cốc nước đun sôi để nguội đều được.
Uống cả viên Fatodin 40 chứ không nhai, không bẻ viên.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân vui lòng không sử dụng thuốc cho các trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Famotidin 40mg Hataphar - Thuốc giảm tiết acid dạ dày hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Bên cạnh các tác dụng của thuốc, bệnh nhân khi chữa trị bằng thuốc Fatodin 40 cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:
Thường gặp: nhức đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy.
Ít gặp: sốt, mệt mỏi, suy nhược, loạn nhịp, vàng da ứ mật, enzyme gan bất thường, buồn nôn, nôn, chán ăn, khó chịu ở bụng, khô miệng, choáng phản vệ, phù mạch, phù mắt, phù mặt, mày đay, phát ban, kích động, trầm cảm lo âu, suy giảm tình dục, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà, co thắt phế quản, mất vị giác, ù tai,...
Hiếm gặp: Blốc nhĩ thất, đánh trống ngực, giảm bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, hoại tử da nhiễm độc, rụng tóc, trứng cá, ngứa, khô da, đỏ ửng, liệt dương, vú to ở đàn ông.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
6 Tương tác
Thức ăn làm tăng nhẹ và thuốc kháng acid làm giảm nhẹ sinh khả dụng của Famotidin nhưng không ảnh hưởng quan trọng đến tác dụng lâm sàng.
Khác với cimetidin và ranitidin, Famotidin không ức chế chuyển hoá hệ enzym gan cytochrom P450.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với bệnh nhân bị suy thận, nên giảm liều hoặc tăng thời gian các liều.
Sử dụng thuốc sau 2 tuần mà tình trạng bệnh không giảm hoặc thay đổi thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để thay thế thuốc điều trị.
Đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Trên báo cáo thực nghiệm cho biết thuốc không gây hại đối với thai nhi, tuy nhiên vẫn nên cẩn thận khi sử dụng thuốc. Nếu cần chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Bà mẹ đang cho con bú: Thuốc bài tiết được qua sữa mẹ. Vì vậy trong giai đoạn sử dụng thuốc cần ngưng cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa gặp quá liều cấp. Ở người bệnh tăng tiết dịch vị bệnh lý đã uống tới 800 mg/ ngày chưa thấy xảy ra các biểu hiện ngộ độc nặng. Tuy nhiên khi uống quá liều, loại thuốc chưa hấp thu khỏi đường ruột, điều trị triệu chứng và hỗ trợ, giám sát lâm sàng.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, có độ ẩm vừa phải. Không để thuốc ở nơi nhiệt độ cao hoặc độ ẩm cao.
Không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc ánh nắng nhân tạo.
Kiểm tra HSD của thuốc trước khi sử dụng.
Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân nên chú ý bề mặt bên ngoài của thuốc đó, nếu thấy các dấu hiệu lạ thường như mốc hoặc đổi màu hay biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không được sử dụng thuốc đó nữa.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược Hậu Giang - Chi nhánh nhà máy dược phẩm DHG tại Hậu Giang.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Fatodin 40 giá bao nhiêu?
Thuốc Fatodin 40 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Fatodin 40 mua ở đâu?
Thuốc Fatodin 40 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Fatodin 40 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
Thuốc Haxium 40mg có tác dụng tốt, bác sĩ kê cho tôi theo đơn, tôi mua tại nahf thuốc giao tận nơi, đỡ mất công đi lại đợi chờ ở viện lâu quá
11 Ưu điểm
Famotidine là một chất đối kháng thụ thể H2 histamin mạnh được sử dụng rộng rãi trong điều trị và phòng ngừa bệnh loét dạ dày tá tràng.[2]
Dạng bào chế là viên nén dài là một sử dụng đơn giản, dễ dàng và không bị khó uống bởi mùi vị và hoạt chất của thuốc.
Giá cả phải chăng, dễ mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Người ta đã chứng minh rằng việc sử dụng kết hợp Diclofenac và famotidin làm giảm tới 2,6 lần tần suất và làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khó tiêu và các biểu hiện chống đau làm giảm hơn hai lần tần suất tổn thương ăn mòn-loét niêm mạc dạ dày và tá tràng..[3]
12 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây tác dụng phụ, đặc biệt khi dùng liều cao và kéo dài.
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Pubchem, Famotidine, Pubchem. Truy cập ngày 20 tháng 02 năm 2023
- ^ Chuyên gia Pubmed, Clinical pharmacokinetics of famotidine, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 02 năm 2023
- ^ Chuyên gia Pubmed, Efficiency of famotidine in prophylaxis of NSAIDs-induced gastropathy: result of multicenter research ZASLON-1 (protection of gastric mucosa from non-steroidal anti-inflammatory drugs, Pubmed. Truy cập ngày 20 tháng 02 năm 2023