Famomed
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Mediplantex, Công ty cổ phần dược TW Mediplantex |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược TW Mediplantex |
Số đăng ký | VD-23741-15 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Famotidine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7548 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1438 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Famomed được dùng khá phổ biến để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng, cách dùng của thuốc Famomed.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Famomed chứa:
Hoạt chất: Famotidin 40mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
==>> Xin mời bạn đọc tham khảo thuốc có cùng hoạt chất [CHÍNH HÃNG] Thuốc Fatodin 40 điều trị loét dạ dày tá tràng
2 Tác dụng - Chỉ định của Thuốc Famomed
2.1 Tác dụng của Thuốc Famomed
2.1.1 Dược lực học
Thuốc Famomed có chứa hoạt chất famotidin - là một chất đối kháng cạnh tranh trên thụ thể H của histamin (H2RA), thuốc liên kết với các thụ thể H nằm trên màng đáy của tế bào thành trong dạ dày, ngăn chặn hiệu quả các hoạt động của histamin. Hoạt động dược lý của nó dẫn đến sự ức chế bài tiết dịch vị bằng cách giảm cả nồng độ acid và thể tích dịch vị. Famotidin ức chế cả sự tiết acid dạ dày cơ bản và về đêm cũng như làm giảm thể tích dịch vị, độ acid và sự tiết dịch vị kích thích bởi thức ăn, caffeine, Insulin và pentagastrin [1].
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Famotidin được hấp thu nhanh chóng và có tác dụng trong vòng một giờ sau khi uống, đạt Cmax trong vòng 1-3 giờ (phụ thuộc vào liều). Thức ăn trong dạ dày không làm ảnh hưởng đến Sinh khả dụng của thuốc khi sử dụng đường uống. Thuốc không tích lũy trong cơ thể khi dùng liều lặp lại.
Phân bố: Famotidin gắn kết với protein huyết tương ở tỷ lệ tương đối thấp (15-20%). Thời gian bán hủy trong huyết tương sau một liều uống duy nhất và/hoặc nhiều liều lặp lại (trong 5 ngày) là khoảng 3 giờ.
Chuyển hóa: Famotidin được chuyển hóa ở gan, với sự hình thành chất chuyển hóa sulfoxid không có hoạt tính.
Thải trừ: Famotidin được bài tiết chủ yếu dưới dạng không đổi qua nước tiểu (25-60%); một lượng nhỏ thuốc có thể được bài tiết dưới dạng sulfoxid.
Famotidin có động học tuyến tính.
2.2 Chỉ định thuốc Famomed
Các chỉ định của Famomed:
- Điều trị loét tá tràng.
- Phòng ngừa tái phát loét tá tràng.
- Điều trị loét dạ dày lành tính.
- Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.
- Điều trị triệu chứng viêm thực quản có trào ngược mức nhẹ - trung bình.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Famomed
3.1 Liều dùng thuốc Famomed
3.1.1 Liều dùng cho bệnh nhân trưởng thành
Điều trị loét tá tràng: Liều khuyến cáo ban đầu là 40mg dùng vào ban đêm, điều trị thường kéo dài trong vòng 4 tuần. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể rút ngắn nếu nội soi thấy vết loét đã lành. Mặt khác, đối với bệnh nhân chưa lành loét sau 4 tuần thì nên tiếp tục điều trị trong 4 tuần nữa.
Điều trị phòng ngừa loét tá tràng tái phát: liều khuyến cáo là 20 mg famotidin uống vào ban đêm.
Điều trị loét dạ dày lành tính: Liều khuyến cáo là 40mg dùng vào ban đêm. Nên tiếp tục điều trị trong khoảng 4-8 tuần trừ khi phát hiện vết loét lành sớm hơn bằng nội soi.
Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison: Ở bệnh nhân không được điều trị bằng thuốc kháng tiết, nên dùng liều ban đầu 20mg cứ sau 6 giờ. Liều sau đó nên được điều chỉnh để phù hợp với đáp ứng điều trị ở mỗi cá nhân. Liều lên đến 800 mg mỗi ngày đã được sử dụng đến trong vòng một năm mà không quan sát thấy các tác dụng phụ đáng kể. Nếu không đạt được hiệu quả điều trị với mức liều 800mg mỗi ngày, nên xem xét điều trị bằng phương pháp khác, vì chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc với liều lớn hơn.
Bệnh nhân nên được tiếp tục được điều trị nếu cần. Bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng H2 khác có thể chuyển sang điều trị bằng famotidin với liều cao hơn liều ban đầu bình thường. Liều khởi đầu sẽ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và liều cuối cùng của thuốc kháng H2 đã sử dụng trước đó.
Điều trị viêm thực quản mức nhẹ - trung bình: Liều khuyến cáo cho viêm thực quản nhẹ là 20 mg x 2 lần/ngày. Liều khuyến cáo cho viêm thực quản trung bình là 40mg x 2 lần/ngày. Nên tiến hành điều trị trong 6 tuần. Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, nên tiếp tục đợt 6 tuần nữa.
3.1.2 Liều dùng cho bệnh nhân suy thận
Famotidin được thải trừ chủ yếu qua thận. Đối với bệnh nhân suy chức năng thận có Độ thanh thải creatinin < 30ml/ph, nên giảm 50% liều famotidin hàng ngày. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy thận.
Bệnh nhân chạy thận cũng nên dùng liều giảm 50%. Famotidin 20mg nên được dùng vào cuối hoặc sau quá trình thẩm tách máu vì một số thành phần hoạt chất bị loại bỏ trong quá trình này.
3.1.3 Liều dùng cho trẻ em
Chưa có dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn khi dùng thuốc cho trẻ em.
3.1.4 Liều dùng cho người cao tuổi
Không cần điều chỉnh liều trừ trường hợp chức năng thận suy giảm. [2].
3.2 Cách dùng Thuốc Famomed an toàn và hiệu quả
Thuốc sử dụng đường uống. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
4 Chống chỉ định
Famomed chống chỉ định trong các trường hợp:
- Quá mẫn với hoạt chất hoặc bất kì tá dược nào của thuốc.
- Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với thuốc đối kháng thụ thể H2 (do nguy cơ dị ứng chéo).
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn phổ biến: tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Tác dụng không mong muốn ít gặp: viêm da dị ứng
Các tác dụng không mong muốn không thể ước tính tần suất từ dữ liệu sẵn có: phản ứng quá mẫn, chóng mặt, co giật (đặc biệt khi dùng sai cách), rối loạn thị giác (giảm khả năng phân biệt màu sắc), hạ huyết áp gây khó chịu, mất ý thức (thường do tiêm tĩnh mạch quá nhanh), huyết khối.
6 Tương tác
Các tác dụng không mong muốn thường gặp: đau đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy.
Các tác dụng không mong muốn ít gặp: rối loạn vị giác, buồn nôn, nôn, khó chịu hoặc chướng bụng, đầy hơi, khô miệng, phát ban, ngứa, mề đay, mệt mỏi.
Có những trường hợp xuất hiện vú to ở nam giới, tuy nhiên không rõ về mối quan hệ nhân quả giữa thuốc - tác dụng phụ này.
==>> Kính mời bạn đọc tham khảo thêm Thuốc Cimetidine 200mg Micro Labs điều trị viêm loét đường tiêu hóa
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
7.1.1 Nguy cơ ung thư dạ dày
Cần điều trị khối u ác tính ở dạ dày trước khi sử dụng famotidin để điều trị loét dạ dày. Triệu chứng loét dạ dày giảm khi điều trị bằng famotidin không có nghĩa là không còn bệnh dạ dày ác tính.
7.1.2 Sử dụng ở bệnh nhân suy thận
Vì thuốc được bài tiết chủ yếu qua thận, cần thận trọng khi sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân có chức năng thận suy giảm. Cần giảm liều 50%, sử dụng vào ban đêm nếu độ thanh thải creatinin giảm xuống 10ml/ph.
7.1.3 Sử dụng cho bệnh nhi
Tính an toàn và độ hiệu quả của thuốc dùng cho bệnh nhi chưa được chứng minh.
7.1.4 Sử dụng cho người cao tuổi
Không cần điều chỉnh liều.
Nhìn chung, nếu cần điều trị trong thời gian dài với liều cao, cần theo dõi công thức máu và chức năng gan. Không nên ngừng thuốc đột ngột kể cả khi triệu chứng đã thuyên giảm.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Sử dụng thuốc trong thời kì mang thai
Famotidin không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai và chỉ nên kê đơn khi thật cần thiết. Trước khi đưa ra quyết định sử dụng famotidin trong thời kỳ mang thai, bác sĩ nên cân nhắc mối quan hệ giữa lợi ích tiềm năng của thuốc với những rủi ro có thể xảy ra.
7.2.2 Sử dụng thuốc trong thời kì cho con bú
Famotidin được bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, nên ngừng dùng famotidin hoặc ngừng cho con bú.
7.3 Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Do có thể xuất hiện triệu chứng chóng mặt và đau đầu khi dùng thuốc nên bệnh nhân cần phải cảnh giác nếu gặp các triệu chứng này khi lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Xử trí khi quá liều
Phản ứng quá liều tương tự các phản ứng không mong muốn.
Nên áp dụng các biện pháp thường quy để loại bỏ thuốc khỏi Đường tiêu hóa, thực hiện theo dõi lâm sàng và các biện pháp điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng kèm theo.
Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison đã dung nạp được liều tới 800 mg/ngày. Những bệnh nhân này đã được điều trị trong hơn một năm mà không có bất kỳ tác dụng phụ đáng kể nào.
7.5 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
8 Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược TW Mediplantex
SĐK: VD-23741-15
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
9 Thuốc Famomed giá bao nhiêu?
Thuốc Famomed hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá Famomed có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Famomed mua ở đâu?
Thuốc Famomed mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê Thuốc Famomed để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược TW Mediplantex - một đơn vị sản xuất uy tín tại Việt Nam, thuốc được kiểm nghiệm nghiêm ngặt và đảm bảo chất lượng với giá cả phù hợp.
- Famotidin có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng ở bụng và cải thiện chất lượng cuộc sống, không chỉ ở những bệnh nhân mắc chứng khó tiêu, mà còn ở những người bị viêm dạ dày mạn tính. [3].
- Famotidine tỏ ra hiệu quả trong điều trị loét dạ dày và được dung nạp tốt trong thời gian ngắn [4].
- Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim, rất thuận tiện để sử dụng.
12 Nhược điểm
- Cần phải tuân thủ điều trị theo đúng thời gian khuyến cáo kể cả khi triệu chứng đã thuyên giảm.
- Thuốc chỉ được sử dụng khi có đơn và được hướng dẫn sử dụng bởi bác sỹ.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Kim Nguyen, ngày cập nhật: Ngày 11 tháng 07 năm 2022, Famotidine, Pubmed, ngày truy cập: 02/03/2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Yoshikazu Kinoshita, ngày đăng: Tháng 4 năm 2012, Therapeutic effects of famotidine on chronic symptomatic gastritis: subgroup analysis from FUTURE study, Pubmed, ngày truy cập 02/03/2023
- ^ Tác giả R Sayegh, ngày đăng: năm 1992, [Famotidine in the treatment of stomach ulcer], Pubmed, ngày truy cập 02/03/2023