Eylevox Ophthalmic Drops
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Samil Pharmaceutical, Samil Pharma Co., Ltd |
Công ty đăng ký | Samil Pharma Co., Ltd |
Số đăng ký | VN-22538-20 |
Dạng bào chế | Dung dịch nhỏ mắt |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 5ml |
Hoạt chất | Levofloxacin |
Xuất xứ | Hàn Quốc |
Mã sản phẩm | aa2972 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Eylevox được chỉ định để điều trị những bệnh nhiễm khuẩn ở mắt như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm mí mắt,...Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Eylevox
1 Thành phần
Thành phần của thuốc nhỏ mắt Eylevox 5ml
Mỗi 1ml có chứa
- Levofloxacin (dưới dạng Levofloxacin hemihydrat) 25mg.
- Tá dược vừa đủ 1ml.
Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ mắt
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Eylevox
2.1 Tác dụng của thuốc Eylevox
2.1.1 Dược động học Levofloxacin
Hấp thu: Sinh khả dụng đường uống cao(khoảng 99% so với đường tiêm), hấp thu nhanh. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu Levofloxacin.
Phân Bố : Thuốc phân bố rộng rãi vào các mô và cơ quan, tuy nhiên khó qua dịch não tủy. Tỷ lệ gắn với protein huyết tương khoảng 30-40%
Chuyển hóa: Ít bị chuyển hóa và thải trừ qua thận hầu như ở dạng còn hoạt tính, chỉ có khoảng 5% chuyển hóa mất hoạt tính được tìm thấy
Thải trừ: Thời gian bán thải khoảng 6-8 tiếng, kéo dài ở người suy thận. Thải trừ qua thận khoảng gần 90% ở dạng không đổi và qua phân khoảng 10%. Thuốc không loại bỏ được bằng phương pháp thẩm phân máu hoặc màng bụng.
2.1.2 Dược lực học của Levofloxacin
Là kháng sinh nhóm Quinolon dẫn chất của fluoroquinolon, là kháng sinh phổ rộng, tác dụng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. [1] Tuy nhiên Levofloxacin cho tác dụng trên vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn kỵ khí tốt hơn so với những kháng sinh nhóm Quinolon khác.
Vi khuẩn nhạy cảm in vitro và nhiễm khuẩn trong lâm sàng | Vi khuẩn ưa khí Gram âm | Enterobacter cloacae, E. coli, H. influenzae, H. parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa. |
Vi khuẩn ưa khí Gram dương | Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicillin (meti-S), Staphylococcus coagulase âm tính nhạy cảm methicilin, Streptococcus pneumoniae. | |
Vi khuẩn khác | Chlamydia pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae. | |
Vi khuẩn kỵ khí | Fusobacterium, Peptostreptococcus, Propionibacterium. | |
Các loại vi khuẩn nhạy cảm trung gian in vitro: | Vi khuẩn ưa khí Gram dương | Enterococcus faecalis. |
Vi khuẩn kỵ khí | Bacteroides fragilis, Prevotella. | |
Các loại vi khuẩn kháng levofloxacin | Vi khuẩn ưa khí Gram dương | Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus meti-R, Staphylococcus coagulase âm tính meti-R |
Kháng chéo: do có cấu trúc và cơ chế tác động giống nhau nên có khả năng kháng chéo giữa Levofloxacin và các fluoroquinolon khác.
Levofloxacin cho tác dụng diệt khuẩn bằng cơ chế ức chế enzym topoisomerase II (DNA-gyrase) và/hoặc topoisomerase IV. Đây đều là những enzym cần thiết của vi khuẩn trong quá trình sao chép, tu sửa DNA.
Levofloxacin là đồng phân S-(-)-isomer của ofloxacin, có khả năng diệt khuẩn mạnh hơn gấp 8- 128 lần so với đồng phân D-isomer và tác dụng diệt khuẩn mạnh gấp 2 lần so với Ofloxacin racemic. [2]
2.2 Chỉ định thuốc Eylevox
Chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn tại mắt như: Viêm bờ mi, viêm mí mắt, viêm túi lệ, viêm kết mạc, loét giác mạc và cả trong nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Ivis Levofloxacin: thuốc nhỏ mắt điều trị nhiễm khuẩn.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Eylevox
3.1 Liều dùng thuốc Eylevox
Nhỏ 1 giọt mỗi bên. Ngày nhỏ từ 3-4 lần.
Tùy theo triệu chứng và mức độ nhiễm khuẩn mà sẽ có liều lượng phù hợp. Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Eylevox hiệu quả
Không đeo kính áp tròng khi sử dụng sản phẩm.
Khi sử dụng sản phẩm không để mắt, lông mi chạm vào đầu nhỏ giọt của sản phẩm, tránh nhiễm khuẩn.
Trước khi sử dụng sản phẩm lần đầu tiên, kiểm tra niêm phong. Chỉ sử dụng sản phẩm khi niêm phong còn nguyên vẹn. Không sử dụng sản phẩm đã qua sử dụng.
Chỉ sử dụng sản phẩm sau 20 ngày mở nắp.
Sau khi dùng đậy nắp, bảo quản nơi khô ráo.
4 Chống chỉ định
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc : [CHÍNH HÃNG] Thuốc nhỏ mắt Dropstar 10ml - Cách dùng hiệu quả
Chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn với Levofloxacin hoặc dị ứng với kháng sinh nhóm Quinolon.
Động kinh, bệnh nhân thiếu hụt G6PD và có tiền sử bệnh ở gân cơ (do sử dụng fluoroquinolon )
5 Tác dụng phụ
Thường gặp | Mắt | Kích ứng, ngứa mắt |
Tiêu hoá | Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, táo bón, khó tiêu. | |
Gan | Tăng enzym gan. | |
Thần kinh | Mất ngủ, đau đầu. | |
Ít gặp | Thần kinh | Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng. |
Tiêu hoá | Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón. | |
Gan | Tăng bilirubin huyết. | |
Tiết niệu, sinh dục | Viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục. | |
Da | Ngứa, phát ban | |
Hiếm gặp | Tim mạch | Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp. |
Tiêu hóa | Viêm đại tràng màng giả, khô miệng, viêm dạ dày, phù lưỡi. | |
Cơ xương - khớp | Đau khớp, yếu cơ, đau cơ, viêm tủy xương, viêm gân Achille. | |
Thần kinh | Co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần. | |
Dị ứng | Phù Quinck, choáng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyelle. |
6 Tương tác
Khi sử dụng thuốc Eylevox, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng thêm bất kỳ một loại nhỏ mắt nào khác. Tránh tương tác không mong muốn xảy ra.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không để đầu nhỏ của sản phẩm chạm vào bất kỳ bề mặt nào, nhất là da tay.
Không sử dụng sản phẩm khi thấy vật thể lạ trong lọ hoặc dung dịch bị biến đổi màu sắc.
Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Không sử dụng sản phẩm đã hết hạn hay có bất kỳ điều bất thường.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng Levofloxacin cho phụ nữ mang thai.
Hiện chưa rõ nồng độ Levofloxacin vào sữa mẹ, để tránh ảnh hưởng tới trẻ nhỏ, không sử dụng sản phẩm cho nhóm đối tượng này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Thuốc không có giải độc đặc hiệu. Khi thấy biểu hiện quá liều cần liên hệ với bác sĩ hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.
7.4 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Để xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK (nếu có): VN-22538-20
Nhà sản xuất: Samil Pharma Co., Ltd
Đóng gói: Hộp 1 lọ 5ml
9 Thuốc Eylevox giá bao nhiêu?
Thuốc Eylevox hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá Eylevox có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Eylevox mua ở đâu?
Thuốc Eylevox mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Eylevox để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Dạng bào chế thuận tiện, nhỏ gọn dễ dàng cho người sử dụng.
- Dạng dung dịch nhỏ mắt cho tác dụng tại chỗ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố Đường tiêu hóa.
- Tác dụng tại chỗ hạn chế được những tác dụng không mong muốn xảy ra ở tiêu hóa, toàn thân,..
- Phổ kháng sinh của Levofloxacin rộng, diệt được nhiều chủng vi khuẩn, phù hợp với nhiều trường hợp nhiễm khuẩn.
- Là sản phẩm được sản xuất tại Hàn quốc, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế GMP
- Quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm khắt khe.
12 Nhược điểm
- Không dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như : ngứa mắt, dị ứng, hoa mắt,..
- Sản phẩm là thuốc nhỏ mắt nên chỉ sử dụng sau 20 ngày mở nắp.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Katherine F Croom, Karen Goa ( xuất bản năm 2003) Levofloxacin: a review of its use in the treatment of bacterial infections in the United States, PubMed. Truy cập ngày 12/08/2022
- ^ Dược thư Quốc gia Việt Nam( xuất bản năm 2018), Levofloxacin trang 890. Dược thư quốc gia Việt Nam. Truy cập ngày 12/08/2022