Esomera 40mg Tablet
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Pharvis Korea, Pharvis Korea Pharm. Co.,Ltd |
Công ty đăng ký | Pharvis Korea Pharm. Co.,Ltd |
Số đăng ký | VN-22000-19 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim tan trong ruột |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Esomeprazole |
Xuất xứ | Hàn Quốc |
Mã sản phẩm | aa4823 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3093 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Esomera 40mg Tablet được chỉ định để phòng ngừa và điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày-thực quản,... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Esomera 40mg Tablet.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên uống Esomera 40mg Tablet chứa các thành phần sau:
Dược chất: Esomeprazol 40mg.
Tá dược: Light anhydrous, D-Mannitol, ferric oxide red, povidone,… vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim tan trong ruột.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Esomera 40mg Tablet
2.1 Tác dụng của thuốc Esomera 40mg Tablet
2.1.1 Dược lực học
Esomeprazole là hoạt chất thuộc nhóm thuốc PPI-ức chế bơm proton, là đồng phân S của một thuốc cùng nhóm là omeprazol. Esomeprazol và các thuốc ức chế bơm proton được chỉ định để điều trị các bệnh lý viêm loét đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, mắc bệnh lý trào ngược,…
Cơ chế hoạt động: Esomeprazol khi vào cơ thể sẽ gắn trực tiếp với bơm proton trên thành của dạ dày nên giúp làm giảm tiết acid dạ dày, từ đó giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các ổ viêm và các triệu chứng của bệnh lý viêm loét, trào ngược gây ra.
Do esomeprazol chỉ có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày không có khả năng diệt được vi khuẩn H.Pylori nên nếu người bệnh đang gặp phải bệnh lý viêm loét dạ dày do H.Pylori thì cần phối hợp omeprazol với kháng sinh.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: hoạt chất của thuốc hấp thu tốt vào cơ thể khi dùng đường uống với Sinh khả dụng khi dùng liều 20mg và liều 40 mg lần lượt là 68% và 89%. Thuốc đạt nồng độ hấp thu tối đa trong máu sau khi uống khoảng 1-2 giờ. Do thức ăn gây ảnh hưởng đến sinh khả dụng của esomeprazol nên cần dùng thuốc xa bữa ăn.
Phân bố: Esomeprazol co tỷ lệ liên kết với protein huyết tương cao, lên đến 97%.
Chuyển hóa: Qua gan thành desethyl và hydroxy không còn hoạt tính và omeprazol sulfon.
Thải trừ: Chủ yếu qua nước tiểu và một lượng nhỏ ở trong phân với t/2 khoảng 1,3 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Esomera 40mg Tablet
Thuốc Esomera 40mg Tablet được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người mắc bệnh bệnh lý trào ngược dạ dày-thực quản.
- Dùng để phòng ngừa và điều trị bệnh lý viêm loét Đường tiêu hóa do căng thẳng, stress.
- Dùng cho người mắc bệnh lý Zollinger-Ellison.
- Điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lý viêm loét dạ dày-tá tràng.
- Điều trị viêm loét đường tiêu hóa do dùng các thuốc nhóm NSAIDS.
- Người gặp tình trạng xuất huyết do bệnh lý viêm loét dạ dày-tá tràng hoặc trường hợp xuất huyết sau khi điều trị bằng phương pháp nội soi.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Savi Esomeprazole 20mg trị loét dạ dày tá tràng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Esomera 40mg Tablet
3.1 Liều dùng thuốc Esomera 40mg Tablet
Thuốc Esomera 40mg Tablet được chỉ định dùng với liều như sau:
3.1.1 Liều dùng cho người lớn
Viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn H.Pylori gây ra: 20mg/lần x 2 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày hoặc dùng 1 viên mỗi ngày liên tục trong 10 ngày.
Viêm loét dạ dày do NSAIDS hoặc do căng thẳng 20mg/ngày, liên tục từ 4-8 tuần. Người muốn tiếp tục dùng các thuốc NSAIDS muốn phòng ngừa nguy cơ viêm loét thì dùng 20-40mg/ngày.
Trào ngược dạ dày thực quản có kèm theo cả viêm hoặc trợt thực quản: 1 viên/ngày, liên tục trong 1 tháng và có thể dùng thêm 1 tháng nữa khi cần thiết hoặc khỏi đầu bằng liều 20mg/ngày rồi tăng lên dần dần và có thể tăng lên 2 viên/ngày khi cần thiết.
Liều dùng duy trì sau khi đã khỏi viêm trợt thực quản: 20mg/ngày.
Hội chứng Zollinger-Ellison: Khởi đầu dùng 1 viên/lần x 2 lần/ngày và hiệu chỉnh liều từ từ theo đáp ứng của từng bệnh nhân. Khi liều tăng lên trên 2 viên/ngày thì chia thành 2 lần dùng.
3.1.2 Liều dùng cho trẻ em
Trẻ từ 1-11 tuổi trào ngược dạ dày thực quản: 10mg/ngày, liên tục trong 8 tuần.
Liều dùng viêm thực quản trầy xước: 10mg/ngày cho trẻ 10-20kg, 10-20mg/ngày cho trẻ có cân nặng từ 20kg trở lên.
3.1.3 Liều dùng cho người suy gan
Giữ nguyên liều dùng ở bệnh nhân suy gan từ mức độ nhẹ đến trung bình, trường hợp nặng nên dùng liều 20mg/ngày ở người lớn và không quá 10mg/ngày cho trẻ dưới 12 tuổi.
3.1.4 Liều dùng cho người suy thận
Không cần hiệu chỉnh liều nhưng cần thận trọng khi dùng thuốc trên những người đang bị suy thận nặng.
3.2 Cách dùng thuốc Esomera 40mg Tablet hiệu quả
Thuốc dùng đường uống.
Nuốt thuốc nguyên viên, không được bẻ, nghiền nát hoặc nhai để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
Nên uống thuốc trước khi ăn khoảng 1 giờ.
Với các trường hợp cần dùng liều nhỏ hơn 40mg thì nên chọn dạng bào chế phù hợp với liều dùng để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng Esomera 40mg Tablet cho những người dị ứng với các thành phần có trong thuốc.
Chống chỉ định dùng thuốc Esomera 40mg Tablet cho những người mẫn cảm với các thuốc nhóm ức chế bơm proton.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Methylergo Tabs ngăn ngừa chảy máu
5 Tác dụng phụ
Trong thời gian dùng thuốc Esomera 40mg Tablet, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
5.1 Tác dụng phụ thường gặp
Tác dụng phụ trên tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón, đau bụng,…
Tác dụng phụ toàn thân: chóng mặt, nổi ban đỏ trên da, đau nhức đầu.
5.2 Tác dụng phụ ít gặp
Tác dụng phụ toàn thân: Nổi ban đỏ, buồn ngủ, thường cảm thấy mệt mỏi, rối loạn thị giác,…
5.3 Tác dụng phụ hiếm gặp
Tác dụng phụ toàn thân: Các triệu chứng quá mẫn, đổ mồ hôi, rụng tóc,…
Tác dụng phụ trên thần kinh: Xuất hiện ảo giác, dễ trở nên kích động, lú lẫn,…
Tác dụng phụ trên hô hấp: Nhiễm khuẩn.
Tác dụng phụ trên tiêu hóa: tăng bạch cầu; giảm tiểu cầu, huyết cầu, bạch cầu.
Tác dụng phụ trên tiêu hóa: Thay đổi vị giác, viêm miệng.
Tác dụng phụ trên nội tiết: Nam giới gặp chứng vú to.
Tác dụng phụ trên hệ thống cơ xương: loãng xương, xương dễ gãy, khớp đau nhức,…
Tác dụng trên hệ tiết niệu: Mắc viêm thận kẽ.
Tác dụng phụ tại gan: Chức năng gan suy giảm, viêm gan,…
Tác dụng phụ trên chuyển hóa: Hạ Magie và natri máu, gây rối loạn quá trình chuyển hóa của các porphyrin.
Tác dụng phụ trên da: Viêm da, gặp hội chứng Stevens-Johnson,…
Dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
6 Tương tác
Thuốc Esomera 40mg Tablet có thể gặp phải tương tác khi dùng cùng các thuốc sau:
- Các thuốc mà có khả năng hấp thu phụ thuộc vào PH dạ dày: Làm ảnh hưởng đến sinh khả dụng của các thuốc này khi dùng đồng thời với thuốc Esomera 40mg Tablet.
- Cilostazol: Khi dùng đồng thời với esomeprazol sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc nên cần giảm liều để tránh gây độc khi dùng kéo dài.
- Voriconazole: Khi dùng đồng thời sẽ khiến esomeprazole bị tăng khả năng tiếp xúc lên gấp đôi.
- Các chất cảm ứng CYP3A4, CYP2C19: Làm giảm hấp thu của esomeprazol khi dùng đồng thời với các chất này.
- Atazanavir: Làm giảm sinh khả dụng, mức độ hấp thu của atazanavir khi dùng cùng omeprazol, dẫn đến làm giảm hiệu lực kháng virus của thuốc.
- Clopidogrel: Dẫn đến làm giảm khả năng kháng tiểu cầu của thuốc khi dùng đồng thời với esomeprazole.
- Digoxin: làm tăng nhạy cảm và tăng mức độ ngộ độc của Digoxin trên tim khi dùng đồng thời với esomeprazole. Chính vì thế, trước và trong thời gian dùng thuốc nên theo dõi kỹ nồng độ Magie trong máu.
- Tacrolimus: Dẫn đến tăng nồng độ hấp thu của Tacrolimus khi dùng đồng thời với esomeprazole.
- Thuốc chống đông máu Warfarin: Khi dùng đồng thời warfarin với esomeprazole có thể dẫn đến làm gia tăng tình trạng chảy máu, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy cần theo dõi kỹ thời gian prothrombin và INR trong thời gian dùng thuốc.
- Kháng sinh clarithromycin: Làm tăng mức độ hấp thu của esomeprazole khi dùng đồng thời.
- Diazepam: Làm chậm quá trình chuyển hóa, làm tăng nồng độ thuốc trong máu khi dùng đồng thời với esomeprazole.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai.
Thận trọng tên phụ nữ đang cho con bú.
Thận trọng trên bệnh nhân suy gan.
Thận trọng khi dùng thuốc kéo dài do làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và có thể gây viêm teo dạ dày.
Dùng thuốc kéo dài có thể tăng nguy cơ gãy xương nên cần dùng liều thấp nhất có hiệu quả để tránh gặp phải tình trạng này.
Cần kiểm tra kỹ nguy cơ ung thư dạ dày trước khi dùng thuốc vì việc dùng thuốc có thể làm bác sĩ gặp khó khăn trong chẩn đoán bệnh.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Với phụ nữ đang mang thai: Các nghiên cứu trên động vật về việc sử dụng esomeprazole không phát hiện được việc thuốc gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng như gây độc đối với thai nhi. Tuy nhiên, do chưa có nhiều báo cáo về độ an toàn khi dùng thuốc trên người phụ nữ đang mang thai nên cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Phụ nữ đang cho con bú: Esomeprazol dù chưa có báo cáo cụ thể có được bài tiết qua sữa mẹ không tuy hiên khi vào cơ thể nó được phân bổ vào trong sữa. Bên cạnh đó, hoạt chất trong thuốc được cho rằng có thể gây tác dụng phụ trên trẻ đang bú sữa mẹ nên nếu phụ nữ đang cho con bú muốn dùng thuốc thì nên tạm dừng cho trẻ bú hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ để được đổi sang thuốc khác.
7.3 Xử trí khi quá liều
Hiện chưa có báo cáo về các triệu chứng khi dùng thuốc quá liều. Nếu người bên tự ý sử dụng thuốc với liều cao hơn mức cho phép mà xuất hiện các thay đổi lạ nào thì nên báo với bác sĩ để được khắc phục sớm.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Esomera 40mg Tablet trong điều kiện khô thoáng.
Không để thuốc ở nơi có nhiều nắng.
Để thuốc Esomera 40mg Tablet xa tầm với của trẻ nhỏ.
Để thuốc Esomera 40mg Tablet trong điều kiện nhiệt độ nhỏ hơn 30 độ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-22000-19.
Nhà sản xuất: Pharvis Korea Pharm. Co.,Ltd.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Esomera 40mg Tablet giá bao nhiêu?
Thuốc Esomera 40mg Tablet hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Esomera 40mg Tablet mua ở đâu?
Thuốc Esomera 40mg Tablet mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Esomera 40mg Tablet để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc Esomera 40mg Tablet
12 Ưu điểm
- Thuốc Esomera 40mg Tablet bào chế dưới dạng viên nén bao phim để ngăn không cho acid dạ dày gây ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc, giúp thuốc giữ được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Thuốc được sản xuất trong điều kiện nhà máy được kiểm định nghiêm ngặt quy trình khép kín, đảm bảo chất lượng thành phẩm đạt được ở trạng thái tốt nhất.
- Thuốc Esomera 40mg Tablet mang đến hiệu quả tốt trong ngăn ngừa và điều trị bệnh lý viêm loét, trào ngược dạ dày-thực quản.
- Thuốc Esomera 40mg Tablet chứa esomeprazol được chứng minh mang đến tiềm năng lớn để sử dụng trong liệu pháp chống ung thư, giúp ngăn ngừa sự di căn của các tế bào ung thư.[1]
- Việc sử dụng esomeprazol 40mg kết hợp với kháng sinh Amoxicillin và Clarithromycin được chứng minh mang đến hiệu quả tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn H.Pylori gây viêm loét dạ dày.[2]
13 Nhược điểm
- Giá thành cao.
- Dễ gặp tác dụng phụ và dễ xảy ra tương tác khi dùng đồng thời thuốc Esomera 40mg Tablet với các thuốc khác.
Tổng 13 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Tian Zhao, Yujie Liu, Yanfei Hao, Wei Zhang, Li Tao, Dong Wang, Yuyin Li, Zhenxing Liu, Edward A McKenzie, Qing Zhao, Aipo Diao (Ngày đăng 25 tháng 9 năm 2020). Esomeprazole inhibits the lysosomal cysteine protease legumain to prevent cancer metastasis, Pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022
- ^ Tác giả David A Johnson (Ngày đăng tháng 2 năm 2003). Review of esomeprazole in the treatment of acid disorders, Pubmed. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2022