Epfepara codeine
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Mediplantex, Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex |
Số đăng ký | VD-29935-18 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Codeine, Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7533 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1452 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc EPFEPARA CODEINE có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm, chữa ho. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng, cách dùng của thuốc EPFEPARA CODEINE.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc EPFEPARA CODEINE chứa:
Hoạt chất: Acetaminophen 500mg + Codeine phosphate 15mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
==>> Xin mời bạn đọc tham khảo thuốc có cùng hoạt chất Thuốc Efferalgan Codeine: Thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc EPFEPARA CODEINE
2.1 Tác dụng của thuốc EPFEPARA CODEINE
2.1.1 Dược lực học
Thuốc EPFEPARA CODEINE có chứa hai hoạt chất acetaminophen (paracetamol) và codeine phosphate - thuộc nhóm thuốc opioid kết hợp với thuốc giảm đau không phải opioid (NSAID)
Acetaminophen có cơ chế ức chế cyclooxygenase (COX), có khả năng giảm đau, hạ sốt, nhưng hầu như không có khả năng chống viêm. Acetaminophen ức chế COX trong hệ thần kinh trung ương nhưng không ức chế các mô ngoại vi và hầu như không liên kết với vị trí hoạt động của enzym COX-1 hoặc COX-2, thay vào đó acetaminophen làm giảm hoạt động của COX theo một cơ chế khác, giả thuyết có thể liên quan đến một biến thể nổi của COX-1, còn được gọi là COX-3, nhưng điều này chưa được chứng minh [1].
Tuy nhiên, acetaminophen làm giảm hoạt động của COX - có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin trong hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giảm đau và hạ sốt. Các đặc tính giảm đau có thể là do tác dụng kích thích các quá trình làm giảm serotonergic trong hệ thần kinh trung ương. Các nghiên cứu khác đã gợi ý acetaminophen hoặc chất chuyển hóa của nó cũng có thể kích hoạt hệ thống cannabinoid, có thể bằng cách ức chế sự hấp thu hoặc thoái hóa của anadamide và 2-arachidonoylglycerol, góp phần vào tác dụng giảm đau của thuốc. [2].
Codeine là thuốc giảm đau gây ngủ yếu và giảm ho tương tự như morphine và hydrocodone. Một lượng nhỏ codeine được chuyển thành morphine trong cơ thể. Giống như morphine, codeine liên kết với các thụ thể opioid trong não - các thụ thể đóng vai trò rất quan trọng trong truyền cảm giác đau khắp cơ thể và não. Codein làm tăng khả năng chịu đau, giảm khó chịu nhưng bệnh nhân vẫn thấy đau. Ngoài tác dụng giảm đau, codeine còn gây an thần, buồn ngủ và khó thở. Codeine thường được kết hợp với acetaminophen hoặc Aspirin để giảm đau hiệu quả hơn [3].
2.1.2 Dược động học
Acetaminophen được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa với Cmax đạt được sau khi uống khoảng 30 phút - 2 giờ. 90-100% liều dùng được bài tiết qua nước tiểu trong 24 giờ đầu. Thực tế không có thuốc nguyên dạng được bài tiết, hầu hết là chất liên hợp với acid glucuronic/acid sulfuric - sản phẩm chuyển hóa ở gan.
Codeine phosphate được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa với Cmax đạt được trong khoảng 1 giờ sau khi uống. Codeine chuyển hóa thành dạng liên hợp với acid glucuronic ở gan sau đó bài tiết qua nước tiểu. Xấp xỉ 10% codeine được khử methyl thành morphine.
Sử dụng đồng thời 2 thuốc không làm ảnh hưởng đến dược động học của từng hoạt chất riêng lẻ.
2.2 Chỉ định thuốc EPFEPARA CODEINE
EPFEPARA CODEINE được chỉ định để giảm đau vừa phải cho bệnh nhân 12 tuổi trở lên có cơn đau cấp tính mà các thuốc khác như paracetamol hoặc Ibuprofen dùng đơn lẻ không đáp ứng.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc EPFEPARA CODEINE
3.1 Liều dùng thuốc EPFEPARA CODEINE
Liều cho người trưởng thành: 2 viên mỗi 4 giờ theo yêu cầu, tối đa 8 viên trong 24 giờ.
Liều cho trẻ em:
- Từ 16 tuổi trở lên: 2 viên mỗi 6 giờ theo yêu cầu, tối đa 8 viên trong 24 giờ.
- Từ 12-15 tuổi: 1 viên mỗi 6 giờ theo yêu cầu, tối đa 8 viên trong 24 giờ.
- Dưới 12 tuổi: Không nên sử dụng vì có nguy cơ xảy ra ngộ độc opioid.
Liều cho người cao tuổi: Dùng liều như người trưởng thành.
Chỉ nên điều trị trong vòng 3 ngày, nếu không đạt hiệu quả mong muốn, tham khảo ý kiến bác sỹ.
3.2 Cách dùng thuốc EPFEPARA CODEINE an toàn và hiệu quả
Thuốc dùng đường uống.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng EPFEPARA CODEINE cho các đối tượng:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của EPFEPARA CODEINE.
- Tăng áp lực nội sọ hoặc chấn thương ở đầu, suy hô hấp, hen suyễn và nghiện rượu cấp tính.
- Đang dùng hoặc dùng trong vòng 2 tuần trước thuốc ức chế monoamine oxidase.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Chuyển hóa CYP2D6 cực nhanh.
- Bệnh nhi 0-18 tuổi đã thực hiện phẫu thuật cắt amidan và/hoặc phẫu thuật cắt tuyến adenoids để điều trị ngưng thở khi ngủ do nguy cơ phát triển các phản ứng có hại có thể đe dọa tính mạng.
Sản phẩm không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
==> Xin mời bạn đọc tham khảo sản phẩm Thuốc giảm, đau hạ sốt Partamol Codein eff: cách dùng và lưu ý
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng không mong muốn do acetaminophen: giảm tiểu cầu và bạch cầu hạt, quá mẫn (phát ban da).
Các tác dụng không mong muốn do codeine: buồn nôn, nôn, chóng mặt, buồn ngủ (các triệu chứng này có thể giảm bớt ở tư thế nằm), nhịp tim chậm, co đồng tử, táo bón, đau bụng (hiếm có viêm tụy nhưng cần lưu ý những bệnh nhân đã cắt bỏ túi mật), dị ứng, choáng, lú lẫn, hưng phấn, khó chịu, tiểu khó, ngứa.
Nếu sử dụng codein trong thời gian kéo dài và liên tục, có thể dẫn đến nghiện và phụ thuộc thuốc dẫn đến triệu chứng bồn chồn và cảm giác khó chịu khi ngừng thuốc.
Sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài để trị nhức đầu có thể làm triệu chứng đau trầm trọng hơn.
6 Tương tác
Chống chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân đang dùng hoặc dùng trong vòng 2 tuần trước thuốc ức chế monoamine oxidase.
Codeine làm tăng nguy cơ ức chế hô hấp dẫn, hôn mê, thậm chí là tử vong do tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc an thần như benzodiazepin, thuốc giải lo âu, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần. Nên giảm liều và hạn chế thời gian phối hợp các thuốc này. Nên tránh uống rượu.
Có thể xảy ra nhiễm toan chuyển hóa khi sử dụng đồng thời paracetamol - flucloxacillin.
Metoclopramide/Domperidone có thể làm tăng tốc độ hấp thu paracetamol.
Colestyramine làm giảm hấp thu paracetamol.
Paracetamol sử dụng thường xuyên và kéo dài làm tăng tác dụng chống đông máu của các coumarin dẫn đến nguy cơ chảy máu cao.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
7.1.1 Chuyển hóa CYP2D6
Codeine chuyển hóa thành morphine - chất chuyển hóa có hoạt tính do men CYP2D6 tại gan. Bệnh nhân thiếu hụt men này sẽ không đạt được hiệu quả điều trị của codeine. Nếu bệnh nhân có men CYP2D6 chuyển hóa mạnh hoặc cực nhanh thì sẽ có nguy cơ cao gặp các tác dụng không mong muốn khi codeine nhanh chóng bị chuyển hóa thành morphine kể cả ở liều khuyến cáo.
Lú lẫn, buồn ngủ, thở không sâu, co đồng tử, buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón là các triệu chứng điển hình của ngộ độc opioid. Ở trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện các triệu chứng có thể đe dọa tính mạng thậm chí gây tử vong như suy tuần hoàn, suy hô hấp. Ở người châu Á, tỷ lệ chuyển hóa cực nhanh CYP2D6 chiếm tỷ lệ 1,2-2,0%.
7.1.2 Sử dụng đồng thời EPFEPARA CODEINE với các thuốc an thần
Codeine làm tăng nguy cơ ức chế hô hấp dẫn, hôn mê, thậm chí là tử vong do tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc an thần như benzodiazepin, thuốc giải lo âu, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần. Do đó, chỉ nên kê đơn phối hợp nếu không có lựa chọn thay thế, và nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian điều trị càng ngắn càng tốt.
Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ các triệu chứng điển hình của suy hô hấp và ức chế thần kinh.
7.1.3 Các lưu ý khác
Thận trọng đối với bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân bị suy nhược vì những đối tượng này có đáp ứng cao hơn với opioid, tương tự đối với các đối tượng bị phì đại tuyến tiền liệt, viêm/tắc ruột, mắc bệnh Addison.
Thận trọng khi dùng paracetamol ở bệnh nhân suy gan, suy thận nặng. Triệu chứng quá liều cao hơn ở những người mắc bệnh gan do rượu chưa có xơ gan.
Có thể xảy ra phụ thuộc opioid như morphine, đặc biệt là khi sử dụng thuốc trong thời gian dài với liều cao, dẫn đến các triệu chứng cai nghiện như bồn chồn, khó chịu khi ngừng thuốc. Bác sỹ nên đánh giá rủi ro - lợi ích của việc tiếp tục sử dụng thuốc.
Sử dụng phối hợp paracetamol - flucloxacillin làm tăng nguy cơ nhiễm toan chuyển hóa, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận nặng, nhiễm trùng huyết, suy dinh dưỡng và một số nguyên nhân có thể gây thiếu hụt Glutathione (nghiện rượu) cũng như bệnh nhân sử dụng liều paracetamol tối đa trong ngày thường xuyên. Nên theo dõi chặt chẽ các đối tượng này, đặc biệt là chỉ số nồng độ 5-oxoproline trong nước tiểu.
Không dùng thuốc lâu hơn khuyến cáo và chỉ định của bác sỹ vì có thể dẫn đến tình trạng nghiện thuốc.
Dùng thuốc giảm đau để điều trị nhức đầu quá thường xuyên hoặc trong thời gian quá dài có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
7.1.4 Lưu ý đối với trẻ em
Sử dụng sau phẫu thuật: Đã có các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng ở trẻ trải qua phẫu thuật cắt amidan và/hoặc phẫu thuật cắt tuyến adenoids để điều trị ngưng thở khi ngủ sử dụng thuốc ở liều khuyến cáo. Tuy nhiên, các đối tượng này đều nằm trong tỷ lệ có chuyển hóa mạnh và cực nhanh codeine thành morphine.
Trẻ suy hô hấp: Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ suy hô hấp do nguy cơ rối loạn thần kinh cơ, bệnh tim, bệnh hô hấp nặng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, đa chấn thương hoặc sau khi thực hiện đại phẫu do những yếu tố này làm trầm trọng hơn các triệu chứng ngộ độc Morphin.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Ở liều khuyến cáo, codein và morphine - chất chuyển hóa có hoạt tính của codein có thể xuất hiện trong sữa mẹ ở liều rất thấp và hầu như không gây ảnh hưởng xấu đến trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là người chuyển hóa CYP2D6 cực nhanh, nồng độ morphine trong sữa mẹ có thể tăng lên và có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc kể cả tử vong ở trẻ sơ sinh.
7.3 Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể làm giảm khả năng về tinh thần, thể chất, do đó có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc có thể làm giảm chức năng nhận thức và làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn. Cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng, đúng chỉ định, và đảm bảo thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe an toàn.
7.4 Xử trí khi quá liều
7.4.1 Quá liều paracetamol
Có thể xảy ra tổn thương gan nếu dùng quá 10g paracetamol ở người trưởng thành, 5g paracetamol ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ (đang điều trị trong thời gian dài bằng Carbamazepine, phenobarbitone, Phenytoin, primidone, Rifampicin, St John's Wort hoặc các loại thuốc khác gây cảm ứng men gan; bệnh nhân thường xuyên sử dụng nhiều rượu, bia; bệnh nhân thiếu hụt glutathione khi có rối loạn tiêu hóa, xơ nang, nhiễm HIV, đói, cơ thể suy nhược).
Các triệu chứng quá liều paracetamol trong 24 giờ đầu có thể là xanh xao, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, các dấu hiệu tổn thương gan có thể thấy rõ từ 12-48 giờ sau khi uống. Có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa Glucose và nhiễm toan chuyển hóa. Nếu ngộ độc nặng, suy gan có thể tiến triển thành bệnh não, xuất huyết, hạ đường huyết, phù não, thậm chí là tử vong. Các triệu chứng điển hình của suy thận cấp có thể là hoại tử ống thận cấp - đau thắt lưng, tiểu máu, protein niệu có thể phát triển ngay cả khi không có tổn thương gan nghiêm trọng. Đã quan sát được rối loạn nhịp, viêm tụy.
Cần điều trị ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng quá liều paracetamol, bệnh nhân nên được chăm sóc y tế ngay kể cả khi triệu chứng chỉ giới hạn ở buồn nôn/nôn. Nên cân nhắc điều trị bằng than hoạt nếu dùng quá liều xảy ra trong vòng 1 giờ. 4 giờ tiếp theo nên đo lại nồng độ paracetamol trong huyết tương. Điều trị bằng N-acetylcystein có thể thực hiện trong vòng 24 giờ sau khi uống thuốc. Hiệu quả của các thuốc giải độc giảm sau thời gian khuyến cáo. Có thể tiêm tĩnh mạch N-acetylcystein nếu cần thiết. Nếu bệnh nhân không nôn, có thể dùng methionie đường uống nếu bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa và không được cấp cứu tại bệnh viện.
7.4.2 Quá liều codeine
Các triệu chứng quá liều trầm trọng hơn khi uống thuốc đồng thời với rượu và thuốc hướng thần.
Quá liều codeine dẫn đến suy nhược thần kinh trung ương, suy hô hấp có thể không nghiêm trọng nếu không uống thuốc đồng thời với các thuốc an thần khác, bao gồm cả rượu, hoặc là dùng liều quá lớn. Có thể xảy ra co đồng tử, buồn nôn, nôn. Hạ huyết áp và nhịp tim nhanh có thể xảy ra nhưng với tần suất thấp hơn.
Nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng quá liều bao gồm: hỗ trợ hô hấp và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn cho đến khi bệnh nhân ổn định. Cân nhắc dùng than hoạt ở người trưởng thành trong vòng 1 giờ sau khi uống nhiều hơn 350mg hoặc ở trẻ em sau khi uống liều lớn hơn 5mg/kg cân nặng.
Dùng naloxone nếu bệnh nhân xuất hiện hôn mê hoặc suy hô hấp. Naloxone là chất đối kháng cạnh tranh và có t1/2 ngắn nên có thể dùng liều lớn và lặp lại cho bệnh nhân ngộ độc opioid.
7.5 Làm gì nếu quên một liều?
Nếu quên uống một liều, có thể là do các triệu chứng đã thuyên giảm và có thể không cần dùng thuốc này nữa. Tuy nhiên, nếu vẫn còn triệu chứng đau, hãy uống ngay khi nhớ ra và sau đó tiếp tục như bình thường. Điều quan trọng là không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.
7.6 Điều gì xảy ra khi dừng thuốc?
Dùng codein thường xuyên trong thời gian dài có thể dẫn đến nghiện, điều này có thể gây ra bồn chồn và khó chịu khi ngừng thuốc.
7.7 Bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.
8 Nhà sản xuất
Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex
SĐK: VD-29935-18
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
9 Thuốc EPFEPARA CODEINE giá bao nhiêu?
Thuốc EPFEPARA CODEINE hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc EPFEPARA CODEINE có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc EPFEPARA CODEINE mua ở đâu?
Thuốc EPFEPARA CODEINE mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex - một doanh nghiệp sản xuất uy tín của Việt Nam WHO - GMP, đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng thuốc.
- Phối hợp Acetaminophen/codeine có hiệu quả trong điều trị đau nhờ tác dụng hiệp đồng của hai phân tử và không thua kém NSAID thông thường. Tác dụng phụ của acetaminophen/codeine thường nhỏ, khác với NSAID thông thường, có thể gây ra một số tình trạng có khả năng đe dọa tính mạng [4].
Những phát hiện gần đây nhất về quá trình chuyển hóa và tác dụng giảm đau của codein và các chất chuyển hóa của nó đều được nhấn mạnh, và cách thức kết hợp với acetaminophen làm tăng hiệu quả giảm đau mà không làm tăng tác dụng phụ, mang lại cơ hội kiểm soát cơn đau tốt hơn [5].
12 Nhược điểm
- Để giảm đau không thường xuyên, sự kết hợp paracetamol-codeine có thể phù hợp nhưng việc sử dụng nhiều lần sẽ làm tăng khả năng xảy ra tác dụng phụ [6].
- Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài và quá thường xuyên có thể dẫn đến hội chứng cai nghiện khi dừng thuốc.
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả N V Chandrasekharan, ngày đăng: ngày 15 tháng 10 năm 2002, COX-3, a cyclooxygenase-1 variant inhibited by acetaminophen and other analgesic/antipyretic drugs: cloning, structure, and expression, Pubmed, ngày truy cập: 02/03/2023
- ^ Tác giả Valerie Gerriets, ngày cập nhật: ngày 18 tháng 09 năm 2022, Acetaminophen, National Library of Medicine, ngày truy cập: 02/03/2023
- ^ Tác giả Monika Bhandari, ngày đăng: tháng 3 năm 2011, Recent updates on codeine, Pubmed, ngày truy cập: 02/03/2023
- ^ Tác giả F Franceschi, ngày đăng: tháng 8 năm 2013, Safety and efficacy of the combination acetaminophen-codeine in the treatment of pain of different origin, Pubmed, ngày truy cập: 02/03/2023
- ^ Tác giả C Mattia, ngày đăng: tháng 8 năm 2013, [Paracetamol-codeine, an always actual choice for the treatment of pain], Pubmed, ngày truy cập: 02/03/2023
- ^ Tác giả A J de Craen, ngày đăng: ngày 10 tháng 8 năm 1996, Analgesic efficacy and safety of paracetamol-codeine combinations versus paracetamol alone: a systematic review, Pubmed, ngày truy cập: 02/03/2023