1 / 10
thuoc edxor 1 F2111

Edxor

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

600.000
Đã bán: 128 Còn hàng
Thương hiệuPhuongdong Pharma, Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông
Công ty đăng kýCông ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông
Số đăng kýVD-30476-18
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtVenlafaxine
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmaa4766
Chuyên mục Thuốc Thần Kinh
Nếu phát hiện thông tin nào chưa chính xác, vui lòng báo cáo cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Khánh Linh Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 809 lần

Thuốc Edxor được bác sĩ chỉ định điều trị bệnh trầm cảm, lo âu toàn thể, bệnh lo sợ tiếp xúc xã hội... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Edxor.

1 Thành phần 

Thành phần trong mỗi gói thuốc Edxor là Venlafaxin (dưới dạng Venlafaxin HCl) hàm lượng 37,5mg.

Dạng bào chế: Viên nén.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Edxor

2.1 Tác dụng của thuốc Edxor

2.1.1 Dược lực học

Venlafaxine là một chất ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine, do vậy có hoạt tính chống trầm cảm [1].

2.1.2 Dược động học

Hấp thu: Thuốc được hấp thu dễ dàng qua Đường tiêu hóa. Thức ăn làm chậm sự hấp thu thuốc, tuy nhiên không ảnh hưởng tới Sinh khả dụng.

Phân bố: Mức độ liên kết của Venlafaxine và chất chuyển hóa tương đối thấp, với tỉ lệ lần lượt là 27% và 30%.

Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa bởi CYP 2D6 và CYP 3A4 thành sản phẩm có hoạt tính.

Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa và chỉ 2% được bài tiết qua phân. Thời gian bán thải của Venlafaxine và chất chuyển hóa có hoạt tính lần lượt là 5 giờ và 11 giờ.

2.2 Chỉ định thuốc Edxor

Thuốc Edxor được chỉ định cho các trường hợp:

  • Bệnh trầm cảm.
  • Bệnh lo âu toàn thể và bệnh lo sợ tiếp xúc xã hội.
  • Một số bệnh lo âu khác như bệnh ám ảnh xung lực, stress sau chấn thương và chứng hoảng sợ.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Velaxin 75mg điều trị rối loạn lo âu trầm cảm

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Edxor

3.1 Liều dùng thuốc Edxor

Điều trị trầm cảm: Người lớn trên 18 tuổi: 

  • Liều khởi đầu: 75mg/ngày chia 2-3 lần dùng trong bữa ăn. Một số đối tượng có thể bắt đầu với liều khởi đầu 37,5mg/ngày trong 4-7 ngày đầu và sau đó tăng lên 75mg/ngày dựa trên đáp ứng của người bệnh.
  • Nếu cần thiết có thể tăng liều lên 150mg sau vài tuần điều trị. Liều tối đa là 225mg/ngày.

Trầm cảm nặng hoặc nằm viện: 

  • Liều khởi đầu có thể lên tới 150mg/ngày.
  • Sau 2,3 ngày có thể tăng liều thêm 75mg/ngày. Liều tối đa là 375mg/ngày. Sau đó phải giảm dần liều.

Suy gan, suy thận nhẹ: Không cần hiệu chỉnh liều.

Suy gan, suy thận trung bình: Giảm một nửa liều và dùng 1 lần/ngày.

Suy gan, suy thận nặng: Hiệu chỉnh liều.

3.2 Cách dùng của thuốc Edxor

Uống thuốc với một nước vừa đủ.

Uống thuốc trong bữa ăn.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Edxor cho người bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.

Có nguy cơ loạn nhịp tim cao, tăng huyết áp không kiểm soát được.

Dùng đồng thời với IMAO.

Phụ nữ có thai.

Trẻ em dưới 18 tuổi.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Efexor XR 37.5 ngăn ngừa và điều trị bệnh trầm cảm

5 Tác dụng phụ

Hệ và cơ quanThường gặpÍt gặpHiếm gặp
Thần kinhĐau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn ngủ, suy nhược, căng thẳng, lo âu, kích động, ác mộng, hoang mangMất điều phối, rối loạn ngoại tháp, rối loạn vận ngôn, hưng cảm nhẹ, ảo giác, co giật, ngất 
Tim mạchGiãn mạch, run rẩy, nhịp tim nhanh, tăng huyết ápHạ huyết áp thế đứng, loạn nhịp tim, ngất, tim đập nhanhKhoảng QT kéo dài
Tiêu hóaKhô miệng, táo bón, buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy  
Chuyển hóa và nội tiếtTăng hoặc giảm cân, tăng cholesterol máu và rối loạn chức năng sinh dụcChảy sữa 
Dị ứngNgứa, phát ban, khó thởQuá mẫn, ban đỏ, hội chứng Stevens-Johnson và phù mạch 
Gan Viêm gan, tăng men gan có hồi phục 
Máu  Rối loạn tạo máu như thiếu máu bất sản, giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu
KhácCảm lạnh, sốt, đi tiểu nhiều, tăng tiết mồ hôi, đau cơ, đau khớp, rối loạn thị lựcBầm tím ở da, xuất huyết tiêu hóa, mẫn cảm ánh sáng, bí tiểu tiệnGiảm natri máu, viêm tụy

6 Tương tác thuốc

Thuốc cường serotonin, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin, thuốc giảm chuyển hóa serotonin, serotonin: Gây hội chứng serotonin.

Thuốc chống đông máu: Tăng tác dụng chống đông máu của warfarin.

Thuốc chống sốt rét: Tránh phối hợp.

Thuốc điều trị bệnh tâm thần: Tăng nồng độ clozapin trong máu.

Thuốc dopaminergic: Thận trọng khi phối hợp.

Sibutramin: Tăng nguy cơ độc trên hệ thần kinh.

Moclobemid: Tránh dùng phối hợp.

Thuốc serotonergic: Tăng nguy cơ hội chứng serotonin.

Cimetidin: Ức chế chuyển hóa Venlafaxine, dẫn đến ảnh tới chất chuyển hóa có hoạt tính của thuốc.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Thận trọng khi sử dụng và cần giảm liều trên bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.

Thận trọng trên đối tượng bệnh tim như bệnh tim mạch không ổn định, mới bị nhồi máu cơ tim, các trường hợp bệnh có thể nặng lên do nhịp tim tăng.

Nguy cơ tăng huyết áp phụ thuộc vào liều dùng, cần theo dõi cẩn thận đối tượng dùng liều trên 200mg/ngày.

Thận trọng trên bệnh nhân có tiền sử động kinh, tăng áp lực nội nhãn, glocom góc đóng, rối loạn xuất huyết hoặc người bệnh có hưng cảm.

Cần thăm khám khi có dấu hiệu mày đay, phát ban, dị ứng.

Thuốc có thể gây chóng mặt và hạ huyết áp thế đứng ở người lớn tuổi. Do vậy, không nên lái xe và vận hành máy móc.

Không nên ngừng thuốc hoặc giảm liều đột ngột vì có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, ngủ gà, buồn nôn, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, lo âu, kích động, hưng cảm nhẹ, lú lẫn, cảm giác bất thường, hưng cảm nhẹ, chóng mặt, tăng tiết mồ hôi. 

7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú

7.2.1 Phụ nữ có thai

Không dùng cho phụ nữ có thai với liều lớn và thời gian sử dụng dài.

7.2.2 Cho con bú

Thận trọng trên đối tượng phụ nữ đang cho con bú.

7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây buồn ngủ, ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc Edxor nơi khô, thoáng mát.

Tránh để thuốc nơi ẩm thấp và nhiệt độ cao.

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C. 

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-30476-18.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Đông.

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.

9 Thuốc Edxor giá bao nhiêu? 

Thuốc Edxor hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Edxor mua ở đâu?

Thuốc Edxor mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Venlafaxine là thuốc chống trầm cảm được FDA chấp thuận để điều trị và kiểm soát các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu xã hội và cataplexy [2].
  • Venlafaxine có thể được sử dụng cho chứng rối loạn thiếu tập trung, đau cơ xơ hóa, bệnh thần kinh do tiểu đường, hội chứng đau phức hợp, bốc hỏa, phòng ngừa chứng đau nửa đầu, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và rối loạn rối loạn tiền kinh nguyệt.
  • Venlafaxine là những thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để điều trị trầm cảm ở bệnh nhân lớn tuổi [3].
  • Dạng viên nén dễ uống và bệnh nhân có thể tự sử dụng dễ dàng [4].

12 Nhược điểm

  • Thuốc có thể gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, cần theo dõi cẩn thận trong quá trình dùng thuốc.

Tổng 10 hình ảnh

thuoc edxor 1 F2111
thuoc edxor 1 F2111
thuoc edxor 2 S7076
thuoc edxor 2 S7076
thuoc edxor 3 V8155
thuoc edxor 3 V8155
thuoc edxor 4 S7572
thuoc edxor 4 S7572
thuoc edxor 5 O6008
thuoc edxor 5 O6008
thuoc edxor 6 L4426
thuoc edxor 6 L4426
thuoc edxor 7 A0230
thuoc edxor 7 A0230
thuoc edxor 8 L4032
thuoc edxor 8 L4032
thuoc edxor 9 G2064
thuoc edxor 9 G2064
thuoc edxor 10 C0403
thuoc edxor 10 C0403

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia PubChem. Venlafaxine, PubChem. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023
  2. ^ Tác giả Dharminder Singh 1 ; Abdolreza Saadabadi (Đăng ngày 10 tháng 10 năm 2022). Venlafaxine, NIH. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023
  3. ^ Tác giả Elizabeth J J Berm 1, Eelko Hak 2 3, Maarten Postma 4 5, Marjolein Boshuisen 6, Laura Breuning 7, Jacobus R B J Brouwers 8 9, Ton Dhondt 10, Paul A F Jansen 11, Rob M Kok 12, Jan G Maring 13, Rob van Marum 14 15, Hans Mulder 16, Richard C Oude Voshaar 17, Arne J Risselada 18, Harry Venema 19, Liesbeth Vleugel 20, Bob Wilffert (Đăng ngày 31 tháng 1 năm 2015). Effects and cost-effectiveness of pharmacogenetic screening for CYP2D6 among older adults starting therapy with nortriptyline or venlafaxine: study protocol for a pragmatic randomized controlled trial (CYSCEtrial), Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2023
  4. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y tế phê duyệt, tải bản PDF tại đây
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Giao hàng vào Bình Dương hết tầm mấy ngày vậy ạ

    Bởi: Trương Nam vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Edxor 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Edxor
    NL
    Điểm đánh giá: 4/5

    Nhà thuốc uy tín, tư vấn nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633