Ebost
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Micro Labs, Micro Labs Limited |
Công ty đăng ký | Micro Labs Limited |
Số đăng ký | VN-19711-16 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 7 viên |
Hoạt chất | Ebastin |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | aa952 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2554 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ebost được biết đến phổ biến với tác dụng viêm mũi dị ứng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc Ebost.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên nén bao phim Ebost có thành phần chính là Ebastin với hàm lượng 10mg, cùng tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ebost 10mg
2.1 Tác dụng của thuốc Ebost
Ebastine thuộc thế hệ 2 của nhóm thuốc kháng Histamin, trong cơ thể, nó chuyển thành Carebastine có hoạt tính, có tính chất chống dị ứng và ức chế hoạt động của Histamin.
Histamin là một chất trung gian hóa học, có mặt trong nhiều mắt xích của phản ứng dị ứng. Khi bị tác động bởi một số dị nguyên như bụi, phấn hoa, hóa chất,..., Histamin dạng tự do sẽ được kích thích giải phóng.
Cơ chế tác dụng của Ebastine chủ yếu phụ thuộc vào sự kháng histamin H1. Ở các thụ thể histamin H1 ngoại biên, Ebastine liên kết với chúng và ngăn histamin gắn được vào receptor. Vì thế, histamin bị bất hoạt và không thể gây tác dụng co cơ trơn phế quản, tiết dịch, ngạt thở,...
Ebastine ít đi qua hàng rào máu não và có tác dụng kéo dài hơn các thuốc kháng histamin H1 thế hệ đầu.
2.2 Chỉ định của thuốc Ebost
Ebost được sử dụng cho các trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm.
Người có bệnh mày đay mạn tính tự phát
Các tình trạng dị ứng ngoài da do nhiều yếu tố gây ra (hóa chất, thuốc,...) cũng được sử dụng thuốc.
==>> Xem thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Gefbin (Ebastin 10mg) thuốc trị viêm mũi dị ứng, nổi mày đay
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ebost
3.1 Liều dùng thuốc Ebost
Người bị viêm mũi dị ứng hoặc mày đay mạn tính dùng liều 1 viên Ebost x 1 lần/ngày. Trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa uống 2 viên Ebost/ngày.
Với đối tượng dị ứng có liên quan đến histamin, dùng 1 viên Ebost/ngày.
Người có các tình trạng ngứa uống 1 viên Ebost/ngày. Nếu nghiêm trọng hơn, bắt đầu bằng 2 viên Ebost/ngày rồi giảm liều còn 1 viên/ngày nếu triệu chứng bệnh đỡ hơn.
3.2 Cách dùng thuốc Ebost hiệu quả
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của Ebost đính kèm trong mỗi hộp thuốc trước khi dùng.
Viên Ebost được bao phim với mục đích bảo vệ dược chất trước các điều kiện môi trường bên trong cơ thể, đảm bảo sinh khả dụng của thuốc, vì thế, người dùng không cắn, nhai, bẻ mà uống nguyên với nước.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Ebost cho những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể xem thêm thuốc: Thuốc Inflagic 5ml - Chống viêm và giảm dị ứng mạnh
5 Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn hay gặp nhất khi dùng Ebost là tình trạng buồn ngủ, không tập trung, đau đầu và khô miệng.
Bên cạnh đó, còn có báo cáo về các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, chảy máu cam, viêm xoang, viêm họng,... khi điều trị với Ebost.
6 Tương tác thuốc
Ebost với một số nhóm thuốc như các thuốc kháng nấm nhóm Azol (Itraconazole, Miconazole,...) hay các kháng sinh macrolid (Clarithromycin, Erythromycin),... sẽ có nguy cơ tương tác. Khi dùng chung có thể khiến Ebost bị tăng nồng độ trong huyết tương. Ngoài ra, còn có khả năng gây ra hội chứng QT kéo dài, một rối loạn tim mạch.
Không nên uống Ebost cùng với rượu hay những đồ uống có cồn vì có thể khiến một số rối loạn chức năng như suy tim, suy hô hấp,... xảy ra.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Ebost có thể gây ra các tình trạng nhức đầu, buồn ngủ thiếu tập trung trên người dùng. Vì thế, không nên điều khiển phương tiện giao thông, máy móc kỹ thuật sau khi uống thuốc này.
Tuy rằng trên lý thuyết, Ebost ít gây buồn ngủ vậy nhưng, tùy thuộc vào cơ địa, liều dùng và đáp ứng thuốc của từng đối tượng, vẫn có trường hợp xảy ra các động ức chế trên thần kinh trung ương. Vì thế, có thể sẽ cần phải điều chỉnh liều lượng của thuốc trên một số bệnh nhân đặc biệt như người suy gan thận, người già,...
Không uống Ebost cùng rượu và đồ uống có cồn.
Trong trường hợp xảy ra những phản ứng nhẹ trên hệ thần kinh trung ương, chưa cần phải dừng Ebost ngay mà nên theo dõi thêm.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Chưa có thông tin về tác động của Ebost với đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú. Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cho những bệnh nhân thuộc nhóm này.
7.3 Người lái xe và vận hành máy móc
Người hay phải tham gia giao thông và vận hành máy móc không nên dùng Ebost kéo dài hoặc với liều cao.
7.4 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng:
- Buồn ngủ, đau đầu.
- Miệng khô.
Xử trí:
- Liệu pháp hỗ trợ.
7.5 Bảo quản
Bảo quản Ebost ở nơi không quá 30 độ C, thông thoáng và không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, ánh sáng mặt trời và xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-19711-16.
Nhà sản xuất: Ebost được sản xuất bởi Micro Labs Limited - Ấn Độ.
Đóng gói: Một hộp Ebost gồm 2 vỉ, mỗi vỉ có 7 viên.
9 Thuốc Ebost giá bao nhiêu?
Hiện nay thuốc đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá thuốc cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Mua thuốc Ebost ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Mua thuốc Ebost 10mg ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ kê thuốc và mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
11 Ưu điểm
- Viên uống dễ dùng, tiện mang dùng ra ngoài lâu ngày.
- Nhà máy GMP-WHO sản xuất và thuốc Ebost đã được nhà nước đảm bảo kiểm định chất lượng nên an tâm khi uống.
- Những người có iểu hiện dị ứng ở mắt, mũi, da là những vị trí hay gặp nhất khiến người bệnh thấy khó thở, ngứa ngáy sẽ giảm nhanh khi uống thuốc.
- Ebastine dường như là thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai an toàn, hiệu quả và dung nạp tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng và mày đay tự phát mạn tính.[1]
- Ebastine 10 mg/ngày được nghiên cứu giúp khắc phục triệu chứng mề đay, viêm mũi với hiệu quả tốt và ở liều lượng như vậy mang đến hiệu quả tương đương các thuốc kháng histamin thế hệ 2 khác với khả năng dung nạp tốt.[2]
12 Nhược điểm
- Do gây buồn ngủ khi uống nên thuốc có thể gây ảnh hưởng đến tập trung.[3]
- Hiện tại các nghiên cứu dùng thuốc vẫn chưa đủ để khẳng định an toàn dùng khi có thai.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Paul Van Cauwenberge, Tine De Belder, Lien Sys (Ngày đăng tháng 8 năm 2004). A review of the second-generation antihistamine ebastine for the treatment of allergic disorders, Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả M Hurst, C M Spencer (Ngày đăng tháng 4 năm 2000). Ebastine: an update of its use in allergic disorders, Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Ebost do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây