Dovestam 250mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Công ty cổ phần Dược phẩm SaVi - Savipharm, Công ty cổ phần dược phẩm SaVi - Việt Nam |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm SaVi - Việt Nam |
Số đăng ký | VD-34223-20 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk1759 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong Thuốc Dovestam 250 gồm hoạt chất Levetiracetam và các tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: viên nén bao phim
2 Tác dụng - Chỉ định của Thuốc Dovestam 250
Thuốc Dovestam 250mg Savipharm được chỉ định để điều trị cơn động kinh cục bộ, có thể có hoặc không kết hợp với động kinh toàn thể thứ phát ở thiếu niên trên 16 tuổi hoặc người lớn mới mắc bệnh động kinh.
Thuốc thường được phối hợp với các thuốc khác nhằm:
- Điều trị động kinh thể co cứng - co giật toàn bộ ở người lớn và thanh thiếu niên trên 12 tuổi bị động kinh toàn thể tiên phát.
- Điều trị cơn động kinh cục bộ kết hợp hoặc không kết hợp với cơn động kinh toàn thể thứ phát ở người lớn và trẻ em trên 1 tháng tuổi.
- Điều trị cơn động kinh rung giật cơ ở đối tượng là người lớn hoặc thanh thiếu niên trên 12 tuổi bị động kinh rung giật cơ thiếu niên.
3 Liều dùng - Cách dùng Thuốc Dovestam 250
3.1 Liều dùng
Đơn trị
Người bệnh trên 16 tuổi: Liều khởi phát là 250mg
Bệnh từ nhân 16 tuổi trở lên: Liều khởi đầu là 250 mg x 2 lần mỗi ngày và sau 2 tuần thì tăng lên 500mg x 2 lần mỗi ngày. Tùy vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh mà có thể tăng thêm mỗi 2 tuần 250mg x 2 lần mỗi ngày. Liều tối đa của Dovestam 250 là 1500mg x 2 lần mỗi ngày.
Điều trị phối hợp
- Người lớn (trên 18 tuổi) và trẻ (12 - 17 tuổi) với cân nặng > 50 kg: Liều khởi đầu là 500 mg x 2 lần mỗi ngày. Tùy thuộc vào mức độ đáp ứng lâm sàng và khả năng dung nạp thuốc của người bệnh có thể tăng lên 1500mg x 2 lần mỗi ngày. Sau mỗi 2-4 tuần có thể tăng thêm 500mg x 2 lần mỗi ngày.
- Bệnh nhân > 65 tuổi và bệnh nhân suy chức năng thận cần giảm liều theo chỉ định của bác sĩ
- Đối với người mắc bệnh suy gan từ nhẹ đến trung bình không cần phải điều chỉnh liều
- Trẻ em: Với đối tượng này cần lựa chọn hàm lượng và dạng bào chế phù hợp.
3.2 Cách dùng
Thuốc Dovestam 250mg được sử dụng bằng đường uống với 1 lượng nước vừa đủ, có thể uống trong hoặc ngoài bữa ăn.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Tegretol 200 giải pháp điều trị động kinh cục độ thể phức tạp
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Dovestam 250 cho các đối tượng sau đây:
- Người mẫn cảm với levetiracetam,hoặc các dẫn chất khác của pyrrolidone hay bất kì thành phần nào khác có trong thuốc
- Phụ nữ cho con bú.
- Người bệnh bị huyết áp cao
5 Tác dụng phụ
Rất thường gặp: Tình trạng đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, viêm mũi họng.
Thường gặp:
- Trên hệ thần kinh: Trầm cảm, mất ngủ, lo âu, thần kinh bị kích thích co giật, suy giảm trí nhớ, choáng váng.
- Trên hệ tiêu hóa: Tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, sút cân,...
- Trên hệ bạch huyết: Chỉ số bạch cầu, tiểu cầu giảm
- Mắt nhìn bị mờ
- Trên da, tóc: Dị ứng, phát ban, rụng tóc
6 Tương tác thuốc
- Các nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra rằng các thuốc chống động kinh khác như (carbamazepin, Phenytoin,..) không gây ra các tương tác đáng kể về mặt lâm sàng.
- Việc kết hợp levetiracetam với Methotrexate sẽ làm giảm Độ thanh thải của methotrexate, làm tăng/kéo dài nồng độ methotrexate ở trong máu, lâu dài có thể gây ngộ độc.
- Không nên sử dụng Macrogol bằng đường uống trong vòng 1 giờ sau khi dùng levetiracetam.
- Các thuốc gây cảm ứng men gan sẽ làm tăng thanh thải levetiracetam ở đối tượng trẻ nhỏ, tuy nhiên việc điều chỉnh liều không cần thiết.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Không được phép dừng sử dụng thuốc 1 cách đột ngột
- Phải chấp hành tuyệt đối đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng giảm liều khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Không nhai hay nghiền nát viên thuốc mà để thuốc tự hấp thu dần dần tránh việc thuốc đào thải cùng 1 lúc ra ngoài.
- Khi dùng thuốc thì phải thường xuyên kiểm tra theo dõi chức năng của thận.
- Người lái xe và vận hành máy móc cần thận trọng do thuốc gây chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi,...
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thận trọng khi sử dụng thuốc Dovestam 250 cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng:
- Buồn ngủ, kích động, hung hãn.
- Suy hô hấp.
- Hôn mê.
- Suy giảm ý thức.
Xử trí:
- Bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày hoặc gây nôn
- Hiện chưa có thuốc đặc hiệu giải độc của levetiracetam, vì thế cần thực hiện điều trị triệu chứng và nếu cần thiết sẽ tiến hành thẩm tách máu.
- Phương pháp thẩm tách máu giúp thải trừ được khoảng 60% lượng levetiracetam và 74% chất chuyển hóa.
7.4 Bảo quản
- Bảo quản Thuốc Dovestam 250 ở nhiệt độ không quá 30 độ C, tránh nơi ẩm thấp và ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
⇒ Xem thêm thuốc khác tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Levetral-750 - Thuốc điều trị động kinh cục bộ hiệu quả
8 Sản phẩm thay thế
- Thuốc Leracet 500mg chứa thành phần levetiracetam, dùng để điều trị cơn co giật khởi phát cục bộ có hoặc không có toàn thể hóa thứ phát ở các bệnh nhân trên 16 tuổi mới được chẩn đoán... Đây là sản phẩm của Công ty cổ phần thiết bị T&T, sản phẩm đang được bán với giá 980.000VND.
- Thuốc Keppra 250mg có công dụng điều trị động kinh cục bộ ở người lớn, thanh niên và trẻ em,... được sản xuất bởi Công ty GlaxoSmithKline với thành phần chính là levetiracetam, sản phẩm đang được bán với giá 295.000VND.
9 Thông tin chung
- Số đăng ký: VD-34223-20
- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm SaVi - Việt Nam
- Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Levetiracetam là một pyrrolidine, là 1 dẫn chất có tác dụng chống co giật. Levetiracetam có khả năng gắn kết một cách chọn lọc giới hạn ở màng sinh chất của các khớp thần kinh trong hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không xảy ra sự gắn kết ở mô ngoại biên. Levetiracetam giúp ức chế sự bùng phát của cơn động kinh nhưng không gây ảnh hưởng đến tính dễ bị kích thích bình thường của các tế bào thần kinh, điều này chứng tỏ rằng hoạt chất này có khả năng ngăn chặn có chọn lọc quá trình siêu đồng bộ hóa của cơn động kinh và sự lan truyền hoạt động co giật. [1]
10.2 Dược động học
- Hấp thu: Levetiracetam sau khi uống sẽ được hấp thu một cách nhanh chóng và gần như hoàn toàn. Sinh khả dụng của thuốc đạt xấp xỉ 100%. Thức ăn sẽ làm quá trình hấp thu bị ảnh hưởng.
- Phân bố: Thể tích phân bố của thuốc levetiracetam trên mỗi kg là vào khoảng 0,5-0,7L. Chỉ một phần nhỏ trong máu dưới 10% thuốc sẽ liên kết với protein huyết thanh.
- Chuyển hóa: Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể tương đối ít, sản phẩm của quá trình là 1 chất không hoạt tính.
- Thải trừ: Thuốc được bài tiết qua nước tiểu khoảng 66 % dưới dạng thuốc không đổi, và được thải trừ qua phân chỉ 0,3% liều. Thời gian bán thải của levetiracetam là khoảng từ 6 đến 8 giờ.
11 Thuốc Dovestam 250 giá bao nhiêu?
Dovestam giá bao nhiêu? Thuốc Dovestam 250 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facaebook.
12 Thuốc Dovestam 250 mua ở đâu?
Thuốc Dovestam 250 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê Thuốc Dovestam 250 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Dovestam 250 được chứng minh có hiệu quả rất tốt trong điều trị động kinh cục bộ
- Levetiracetam là thuốc chống động kinh được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt.
- Levetiracetam có hiệu quả điều trị dự phòng co giật sớm gây ra bởi chấn thương sọ não tương tự phenytonin.
- Dễ uống
14 Nhược điểm
- Người đang lái xe, vận hành máy móc nặng nên chú ý khi sử dụng thuốc do thuốc có các tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, thần kinh kích thích,..
Tổng 1 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: Taolin Fang, Eduard Valdes, Jennifer A Frontera công bố ngày 20/06/2021, Levetiracetam for Seizure Prophylaxis in Neurocritical Care: A Systematic Review and Meta-analysis, truy cập ngày 11/7/2024