Dofoscar 0,25mcg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dong Nam Pharma, Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam |
Số đăng ký | VD-20045-13 |
Dạng bào chế | Viên nang mềm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Vitamin D3 (Cholecalciferol, Calcitriol) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6606 |
Chuyên mục | Thuốc Cơ - Xương Khớp |
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Dofoscar 0,25mcg được chỉ định để điều trị giảm calci huyết và loãng xương. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Dofoscar 0,25mcg.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Dofoscar 0,25mcg có chứa các thành phần sau:
- Calcitriol: 0,25mcg.
- Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang mềm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Dofoscar 0,25mcg
2.1 Tác dụng của thuốc Dofoscar 0,25mcg
2.1.1 Dược lực học
Calcitriol là một chất chuyển hóa mạnh thành dạng hoạt động của vitamin D, từ đó kiểm soát sự tái hấp thu calci ở thận, kiểm soát sự hấp thu calci trong chế độ ăn uống của ruột; giảm nồng độ phosphat huyết thanh quá mức, tái hấp thu xương và nồng độ hormon tuyến cận giáp. Calcitriol đóng vai trò là yếu tố phiên mã để mã hóa protein liên kết với calci, protein này vận chuyển đồng thời các ion calci và phosphat qua các tế bào biểu mô ruột.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Sau khi dùng đường uống, calcitriol được hấp thu nhanh chóng tại ruột; với thời gian đạt nồng độ tối ưu khoảng 3-5 giờ.
Phân bố: Calcitriol gắn kết với protein trong huyết tương khoảng 99,9% và có thể bài tiết vào sữa mẹ.
Chuyển hóa: Calcitriol có thể được chuyển hóa qua hai con đường: dị hóa calcitriol bởi 24-hydroxylase và hydroxyl hóa với chất chuyển hóa chính là lacton.
Thải trừ: Thuốc bài tiết chủ yếu qua phân, một phần qua nước tiểu với nửa đời thải trừ khoảng 5-8 giờ[1].
2.2 Chỉ định thuốc Dofoscar 0,25mcg
Thuốc Dofoscar 0,25mcg được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Giảm calci máu, loãng xương ở người lọc thận mạn tính, thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật/tự phát/giả.
- Nhuyễn xương vì thiếu hụt vitamin D, hạ mức phosphat trong máu và do kháng vitamin D.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Docalciole 0.25mcg - điều trị loãng xương
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Dofoscar 0,25mcg
3.1 Liều dùng thuốc Dofoscar 0,25mcg
Liều dùng của thuốc Dofoscar 0,25mcg cần được cá nhân hóa:
- Liều khởi đầu: 1 viên mỗi ngày; nếu không đáp ứng có thể dùng thuốc trong 4-8 tuần. Cần theo dõi mức calci huyết ít nhất 2 lần mỗi tuần, nếu tăng cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức đến lúc ổn định trở lại.
- Nồng độ calci huyết bình thường hoặc giảm nhẹ: 1 viên mỗi ngày.
- Bệnh nhân lọc thận: 2-4 viên mỗi ngày[2].
3.2 Cách dùng thuốc Dofoscar 0,25mcg hiệu quả
Thuốc Dofoscar 0,25mcg được sử dụng bằng đường uống; uống nguyên viên với một cốc nước.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Dofoscar 0,25mcg cho người mẫn cảm với calcitriol hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc; người tăng calci máu hoặc có dấu hiệu ngộ độc vitamin D.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Masak 0,25mcg điều trị loãng xương sau mãn kinh
5 Tác dụng phụ
Giống như quá liều vitamin D: tăng calci máu, ngộ độc calci với các biểu hiện như chán ăn, nhức đầu, nôn và táo bón.
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải bao gồm: khát nước, tiểu nhiều, lười ăn, viêm kết mạc, đái dầm, sợ ánh sáng, viêm tụy, ngứa, chảy nước mũi, tăng thân nhiệt, giảm ham muốn, vôi hóa thận, nhiễm calci thận, tăng huyết áp, loạn nhịp, mất nước, nhiễm khuẩn tiết niệu, loạn dưỡng, rối loạn giác quan.
Hiếm khi gặp loạn thần và quá mẫn (ngứa, phát ban, mề đay, ban đỏ).
Trên xét nghiệm: tăng Albumin huyết, tăng chopesterol huyết, ure huyết, tăng creatinin huyết, vôi hóa mô mềm khi chụp X-quang.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần thông báo ngay với bác sĩ.
6 Tương tác
Vitamin D và các dẫn xuất: Tránh sử dụng đồng thời với calcitriol vì nguy cơ tăng tác động và gây tăng calci máu.
Thiazide: Dùng chung với calcitriol gây tăng calci máu.
Digitalis: Khi dùng chung gây tăng calci máu dẫn tới nhịp tim nhanh; cần thận trọng khi phối hợp.
Thuốc kháng acid chứa magnesi: Hạn chế dùng cho người lọc thận mạn tính, nguy cơ tăng magnesi máu khi dùng cùng calcitriol.
Phenytoin, phenobarbital: Cần tăng liều calcitriol khi dùng cùng các thuốc này bởi làm giảm tổng hợp calcitriol.
Cholestyramin: Có thể làm giảm sự hấp thu calcitriol.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Nên bổ sung phosphat cho người còi xương do kháng vitamin D kèm theo giảm phosphat máu.
Liều cao gay tăng calci máu và tăng calci niệu, do đó cần dùng liều vừa đủ, theo dõi calci máu thường xuyên.
Luôn dùng liều thấp nhất có thể, không tự ý tăng liều khi chưa xác định được mức calci trong máu.
Uống đủ nước trong thời gian điều trị với calcitriol.
Ở người có chức năng thận bình thường, tăng calci huyết có thể liên qua tới tăng creatinin huyết.
Thận trọng khi dùng thuốc ở người nằm bất động sau phẫu thuật, bệnh nhân lọc thận.
Thuốc làm tăng phosphat máu, có lợi cho người bị giảm phosphat máu, tuy nhiên cần lưu ý khi dùng cho người suy thận.
Calcitriol có thể làm tăng mức magnesi trong máu, do đó cần thận trọng khi dùng thêm thuốc kháng acid chứa magnesi.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bú; thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ; do đó, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Quá liều calcitriol xảy ra tương tự quá liều vitamin D, bao gồm các triệu chứng cấp tính như chán ăn, đau đầu, buồn nôn, táo bón; và các triệu chứng mạn tính như loạn dưỡng, rối loạn giác quan, sổt kèm khát nước, tiểu nhiều, mất nước, vô cảm, nhiễm trùng tiết niệu, tăng calci máu thứ phát, vôi hóa thận, cơ tim, phổi và tụy tạng.
Xử trí quá liều gồm rửa dạ dày và gây nôn ngay lập tức, dùng dầu parafin để tăng thải trừ; kiểm tra calci huyết, nếu cao có thể dùng phosphat và corticoid, cùng các phương pháp tăng bài niệu phù hợp.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Dofoscar 0,25mcg ở nơi khô mát, nhiệt độ xung quanh dưới 30 độ C, tránh ánh sáng và tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20045-13.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Dofoscar 0,25mcg giá bao nhiêu?
Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Dofoscar 0,25mcg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Dofoscar 0,25mcg mua ở đâu?
Thuốc Dofoscar 0,25mcg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Nghiên cứu chứng minh rằng calcitriol có thể hiệu quả hơn Canxi cacbonat trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng loãng xương do glucocorticoid gây ra ở bệnh nhân mắc hội chứng thận hư[3].
- Điều trị bằng calcitriol làm giảm đáng kể tình trạng viêm và stress oxy hóa ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo mắc cường cận giáp thứ phát[4].
- Dạng viên nang mềm kích thước vừa phải, cho cách dùng đơn giản, bảo quản và vận chuyển dễ dàng.
- Giá thành của thuốc Dofoscar tương đối phải chăng, có thể tìm mua tại nhiều nhà thuốc.
- Được sản xuất bởi Công ty cổ phần sản xuất - thương mại Dược phẩm Đông Nam - chuyên sản xuất các chế phẩm đường uống, với nhà máy đạt chuẩn GMP cùng các tiêu chuẩn khác như GLP, GSP.
12 Nhược điểm
- Còn hạn chế về nghiên cứu trên các đối tượng đặc biệt.
- Trong khi dùng thuốc có thể gặp các biểu hiện như đau đầu, buồn nôn…
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Brandon E. Lung; Myles L. Mowery; David E E. Komatsu (Ngày cập nhật 19 tháng 7 năm 2022). Calcitriol, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Yi Chen và cộng sự (Ngày đăng tháng 11 năm 2015). Efficacy of calcitriol in treating glucocorticoidinduced osteoporosis in patients with nephrotic syndrome: an open-label, randomized controlled study, Pubmed. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023
- ^ Tác giả Chia-Chao Wu và cộng sự (Ngày đăng tháng 3 năm 2011). Calcitriol treatment attenuates inflammation and oxidative stress in hemodialysis patients with secondary hyperparathyroidism, PubMed. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2023