Do-Parafen 500mg
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Imexpharm, Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm - Việt Nam |
Số đăng ký | VD-28964-18 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Ibuprofen, Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa9470 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Do-Parafen 500mg được chỉ định để điều trị giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Do-Parafen 500mg.
1 Thành phần
Trong mỗi viên nén Do-Parafen 500mg chứa:
Thành phần dược chất:
Paracetamol:........... 500mg
Ibuprofen:................ 200mg
Dạng bào chế: Viên nén
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Do-Pafaren 500mg
2.1 Do-Parafen là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Paracetamol:
Là thuốc hạ sốt- giảm đau giúp làm giảm thân nhiệt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.Thuốc gây hạ nhiệt, làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên do tác động lên vùng dưới đồi.
Ibuprofen:
Là thuốc chống viêm không steroid. Thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Ibuprofen ngăn tạo ra Prostaglandin, Thromboxan và các sản phẩm khác của Cyclooxygenase nhờ ức chế Prostaglandin synthetase .
2.1.2 Dược động học
Paracetamol: Hấp thu nhanh, gần như hoàn toàn qua các đường tiêu hoá. 1,25 - 3 giờ là thời gian bán thải của thuốc. Thuốc bị N - Hydroxyl hóa bởi Cytochrom P450 và được thải trừ qua thận.
Ibuprofen: Hấp thu tốt ở ống tiêu hóa. Sau khi uống từ 1 đến 2 giờ thuốc đạt nồng độ tối trong huyết tương. Thuốc gắn nhiều với protein huyết tương. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 2 giờ và đào thải qua nước tiểu rất nhanh
2.2 Chỉ định của thuốc Do-Parafen 500mg
Giảm các cơn đau nhẹ đến trung bình trong các trường hợp như: Đau nửa đầu, nhức đầu, đau lưng, Đau Bụng Kinh, đau răng, thấp khớp, đau cơ, các cơn đau khớp nhẹ hoặc các triệu chứng đau họng, cảm cúm, sốt.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Alaxan (vỉ 10 viên): tác dụng, liều dùng, lưu ý
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Do-parafen 500mg
3.1 Liều dùng thuốc Do-parafen
Người lớn: Ngày 3 lần, uống 1 viên/lần, khoảng cách mỗi lần cách nhau ít nhất 6 giờ.
Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, cân nhắc tăng liều lên 2 viên/lần, 3 lần/ngày, cách nhau ít nhất 6 giờ mỗi lần.
Trong vòng 24 giờ không uống quá 6 viên.
3.2 Cách sử dụng thuốc Do-parafen hiệu quả nhất
Thuốc được dùng đường uống, nên được dùng với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng. Có thể dùng thuốc với thức ăn để giảm thiểu các tác dụng phụ của thuốc. [1].
4 Chống chỉ định
Các trường hợp mẫn cảm với Paracetamol, Ibuprofen hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Suy gan nặng.
- Loét dạ dày - tá tràng tiến triển, có tiền sử loét dạ dày - tá tràng.
- Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận nặng (với mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông Coumarin.
- Người bị suy tim sung huyết, giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi niệu hoặc bị suy thận (làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận).
- Phụ nữ ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
- Dùng đồng thời với các thuốc Paracetamol hoặc NSAIDS hoặc dùng đồng thời với Acid Acetylsalicylic với liều trên 75 mg/ngày.
===> Mời các bạn xem thêm thông tin thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Atalzan (100 viên) giảm các cơn đau trên cơ xương
5 Tác dụng phụ
5.1 Paracetamol
Các phản ứng da nghiêm trọng: Hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng lyell, hoại tử biểu bì nhiễm độc, có khả năng gây tử vong cho người dùng. phải ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ nếu thấy xuất hiện ban đỏ hoặc các biểu hiện khác trên da.
Thỉnh thoảng gây ra ban đỏ và những dị ứng khác. Thường là ban đỏ hoặc mày đay, đôi khi gây nặng hơn, có thể kèm theo sốt do thuốc và gây thương tổn niêm mạc.
Quá liều Paracetamol có nguy cơ dẫn đến tổn thương gan nặng và hoại tử ống thận cấp.
Người bệnh mẫn cảm với Salicylat.
Ít gặp (Tỷ lệ 1/1.000) | Hiếm gặp ( tỷ lệ 1/1.000) |
Da: Ban. Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn Huyết học: Gây thiếu máu, có hiện tượng giảm bạch cầu trung tính. | Da: Hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân. Khác: Phản ứng quá mẫn. |
5.2 Ibuprofen
Thường gặp: (tỷ lệ 1/100 < ADR) | Ít gặp: (1/1.000 < ADR < 1/100) | Hiếm gặp: (ADR < 1/1.000) |
Toàn thân: Sốt, mỏi mệt. Tiêu hóa: Buồn nôn. Nôn. Chướng bụng Thần kinh trung ương: Hoa mắt, nhức đầu, ù tai Da: Mẩn ngứa, ngoại ban. | Toàn thân: Phản ứng dị ứng, , viêm mũi, nổi mày đay. | Toàn thân: Phù, nổi ban. Hội chứng Stevens - Johnson Tiêu hóa: Viêm ruột hoại tử, hội chứng Crohn, viêm tụy. Tiết niệu sinh dục: Viêm bàng quang, hội chứng thận hư, suy thận cấp, viêm thận kẽ,. |
Chú ý: ADR: viết tắt của Tác Dụng Phụ.
Khoảng 5 -15 % người bệnh gặp tác dụng phụ về tiêu hóa.
5.3 Hướng dẫn xử trí ADR:
- Nếu người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực, rối loạn cảm nhận màu sắc hoặc xảy ra ADR nghiêm trọng, cần phải ngừng sử dụng thuốc
- Nếu có rối loạn về tiêu hóa thì nên uống thuốc lúc ăn hay uống với sữa.
- Lập tức thông báo cho bác sĩ hoặc dược sỹ khi gặp phải những phản ứng nguy hiểm gặp phải khi sử dụng thuốc.
6 Tương tác
6.1 Paracetamol
- Thuốc uống chống đông máu: Khi sử dụng với Paracetamol liều cao trong dài ngày sẽ làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của Coumarin
- Gây hạ thân nhiệt ở người bệnh dùng Phenothiazin và Paracetamol.
- Tăng nguy cơ gây độc cho gan của paracetamol khi uống rượu quá nhiều và dài ngày.
- Thuốc chống co giật: gây ra hiện tượng cảm ứng enzym ở microsom gan.
- Isoniazid làm tăng độc tính của Paracetamol ở gan.
- Probenecid làm giảm đào thải Paracetamol.
- Trong vòng 1 giờ sau khi uống Paracetamol, Cholestyramin sẽ làm giảm sự hấp thu của Paracetamol
- Làm tăng nồng độ của Cloramphenicol khi dùng đồng thời.
- Làm tăng sự hấp thu của thuốc khi dùng Metoclopramid và Domperidon
6.2 Ibuprofen
- Kết hợp với Warfarin, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu, các thuốc ức chế Serotonin chọn lọc làm tăng nguy cơ chảy máu ở dạ dày.
- Khi dùng cùng Aspirin làm tăng nguy cơ gây chảy máu dạ dày.
- Làm tăng nguy cơ chảy máu và gây loét dạ dày khi sử dụng với Corticoid hoặc với các thuốc chống viêm không steroid khác.
- Thuốc làm tăng ADR của các kháng sinh nhóm Quinolon lên hệ thần kinh trung ương, có thể dẫn đến co giật.
- Magnesi hydroxyd làm tăng sự hấp thu ban đầu của Ibuprofen; tuy nhiên tác dụng này biến mất khi có nhóm Hydroxyd.
- Làm tăng độc tính và giảm thải trừ của Methotrexat.
- Có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của Furosemid và các thuốc lợi tiểu khác.
- Khi dùng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid kết hợp với các Glycosid trợ tim sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng suy tim, làm giảm mức lọc cầu thận, làm tăng thêm nồng độ Glycosid trợ tim trong máu.
- Dùng đồng thời với Ciclosporin, Tacrolimus hoặc với các thuốc lợi tiểu làm tăng các nguy cơ gây độc trên thận.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Thận trọng
Tham khảo ý kiến bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Người cao tuổi, phụ nữ mang thai trong sáu tháng đầu.
- Người có các bệnh lý về dạ dày - ruột, bệnh liên quan viêm đại tràng mạn tính.
- Bệnh nhân bị hen suyễn, đã có tiền sử hen suyễn.
- Bệnh nhân có các dị ứng với những thuốc NSAID khác.
- Người mắc các bệnh về tim mạch, suy thận, suy gan, xơ gan, bệnh gan do rượu.
- Các bệnh Lupus ban đỏ có hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp.
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Chống chỉ định với phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trong 6 tháng đầu thai kỳ tránh sử dụng thuốc.
Phụ nữ cho con bú có thể dùng được.
7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Khi lái xe và vận hành máy móc cần thận trọng do thuốc có thể gây ra các tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác.
8 Bảo quản
Nhiệt độ không quá 30°C
Tránh ánh sáng và ẩm.
9 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp sản phẩm này hết hàng, quý khách có thể cân nhắc lựa chọn sang một loại thuốc có cùng hoạt chất, hàm lượng như sau:
Atalzan (100 viên)của công ty cổ phần dược và vật tư y tế Bình Thuận với giá 100.000 đồng/hộp 100 viên có chứa hoạt chất Paracetamol và Ibuprofen. Thuốc có hiệu quả trong việc làm giảm nhẹ các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
Dibulaxan Star Danapha hộp 5 vỉ x 20 viên được sản xuất từ Việt Nam của thương hiệu Star Danaphar đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và dễ tìm mua trong các hiệu thuốc trên toàn quốc
10 Nhà sản xuất
Số đăng ký: VD-28964-18
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm.
Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên nén dài bao phim
11 Thuốc Do-parafen giá bao nhiêu?
Thuốc Do-Parafen 500mg (Hộp 100 viên nén) hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Do-parafen (Hộp 100 viên nén) mua ở đâu chính hãng?
Thuốc Do-parafen (Hộp 100 viên nén) mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn bác sĩ kê thuốc Do-Parafen mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt hàng cũng như được tư vấn sử dụng đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Do-Parafen 500mg dùng đường uống, dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng
- Thuốc có chứa thành phần Paracetamol, đây là hoạt chất có ít tác dụng phụ cho hệ tiêu hoá dạ dày- ruột [2]
- Sự kết hợp giữa Paracertamol và Ibuprofen làm giảm đau nhanh hơn và lâu hơn ở những bệnh nhân bị đau thắt lưng cấp tính so với sử dụng đơn trị liệu Ibuprofen [3]
14 Nhược điểm
- Thuốc Do-Parafen 500mg không dùng được cho phụ nữ có thai.
- Thận trọng đối với các bệnh nhân có tiền sử tim mạch, bệnh thận, hen suyễn.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng của thuốc do Nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF Tại đây
- ^ Tác giả: Marta Jóźwiak-Bebenista, Jerzy Z Nowak(Ngày đăng: năm 2014).Paracetamol: mechanism of action, applications and safety concern Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2023
- ^ Tác giả: Predrag Ostojic, Goran Radunovic, Milica Lazovic, Sanja Tomanovic-Vujadinovi (Ngày đăng: năm 2017) Ibuprofen plus paracetamol versus ibuprofen in acute low back pain: a randomized open label multicenter clinical study. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2023