Diovenor 20
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | SPM, Công ty Cổ phần S.P.M |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần S.P.M |
Số đăng ký | VD-23871-15 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Atorvastatin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7903 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Mỡ Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Diovenor 20 chứa thành phần atorvastatin hàm lượng 20mg có tác dụng ổn định nồng độ cholesterol trong máu và dự phòng các bệnh tim mạch hiệu quả. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Diovenor 20.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Diovenor 20 chứa các thành phần sau:
- Atorvastatin..........20mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Diovenor 20
2.1 Thuốc Diovenor 20 là thuốc gì và tác dụng
2.1.1 Dược lực học
Atorvastatin là một chất hạ lipid tổng hợp, thuộc nhóm thuốc ức chế HMG-CoA reductase. Atorvastatin giảm lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu), tăng lượng cholesterol HDL (cholesterol tốt), giảm triglycerides trong máu và tăng số lượng apolipoprotein A1, một chất bảo vệ tim mạch.
Atorvastatin có thể giảm rủi ro của bệnh tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu và giảm tình trạng mạn tính trong tế bào của mạch máu. [1]
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Atorvastatin được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn từ Đường tiêu hóa sau khi uống với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 1 - 2 giờ.
Phân bố: Thuốc được liên kết mạnh với protein huyết tương (> 98%) và phân bố rộng rãi trong cơ thể với Thể tích phân bố khoảng 381 lít. Do có tính thân dầu nên Atorvastatin lên được hàng rào máu não.
Chuyển hoá: Atorvastatin được chuyển hoá bởi hệ thống cytochrome P450 tạo thành các chất chuyển hoá có hoạt tính.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ ra ngoài cơ thể chủ yếu qua mật với nửa đời thải trừ là khoảng 14 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Diovenor 20
Thuốc Diovenor 20 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Điều trị cao cholesterol máu nguyên phát, cao cholesterol máu do di truyền đồng hợp tử hoặc cao lipid máu hỗn hợp.
- Điều trị rối loạn betalipoprotein máu nguyên phát.
- Dự phòng bệnh tim mạch, làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người lớn bị cao huyết áp.
- Giảm cholesterol toàn phần, cholesterol trọng lượng phân tử thấp và giảm mức độ apo ở trẻ em từ 10 tuổi trở lên.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc AtorHASAN 20mg điều trị giảm cholesterol máu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Diovenor 20
3.1 Liều dùng Diovenor 20
Liều khởi đầu khuyến cáo là 10 hoặc 20 mg/lần/ngày, có thể hiệu chỉnh liều dựa theo các xét nghiệm mức lipid trong vòng 2 - 4 tuần.
Bệnh cao cholesterol máu nguyên phát và cao lipid máu hỗn hợp, dự phòng bệnh tim mạch: Liều khuyến cáo thường dùng là 10 mg/lần/ngày.
Bệnh cao cholesterol máu do di truyền đồng hợp tử: Bệnh nhân đáp ứng ở liều điều trị là 80 mg.
Bệnh cao cholesterol máu do di truyền dị hợp tử (trẻ em từ 10 tuổi trở lên): Liều khởi đầu khuyến cáo là 10 mg/lần/ngày, có thể hiệu chỉnh liều sau các khoảng ≥ 4 tuần tuỳ vào mục đích điều trị và không vượt quá liều tối đa khuyến cáo là 20 mg/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Diovenor 20 hiệu quả
Thuốc dùng đường uống, có thể uống thuốc với một cốc nước đầy (khoảng 150ml).
Thuốc được uống liều duy nhất vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, uống vào lúc đói hoặc trong bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng Diovenor 20 trong các trường hợp:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh mắc bệnh gan hoạt động hoặc bị tăng kéo dài các enzym transaminase trong huyết thanh trên 3 lần mức giới hạn bình thường trên mà không rõ nguyên nhân.
- Phụ nữ có thai, có khả năng mang thai và cho con bú.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Torvazin 20 điều trị tăng Cholesterol máu hiệu quả
5 Tác dụng phụ
Trên hệ/cơ quan | Tần suất: Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp | Rất hiếm gặp | Chưa rõ tần suất |
Nhiễm trùng và ký sinh trùng | Viêm mũi họng | ||||
Miễn dịch | Phản ứng dị ứng | Sốc phản vệ | |||
Chuyển hóa và dinh duỡng | Tăng Glucose huyết | Hạ glucose huyết, tăng cân, chán ăn | |||
Thần kinh | Nhức đầu | Chóng mặt, dị cảm, giảm cảm giác, loạn vị giác, mất ngủ | Bệnh thần kinh ngoại biên | ||
Hô hấp, lồng ngực và trung thất | Đau thắt vòm họng, chảy máu cam | ||||
Tiêu hóa | Táo bón, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy | Nôn, đau bụng trên và dưới, ợ hơi, viêm tụy | |||
Cơ - xương và mô liên kết | Đau cơ, đau khớp, đau đầu chi, co thắt cơ, sưng khớp, đau lưng | Đau cổ, mỏi cơ | Bệnh cơ, viêm cơ, tiêu cơ vân, chấn thương gân, đôi khi có biến chứng do đứt mạch máu | Hoại tử cơ qua trung gian miễn dịch | |
Xét nghiệm | Xét nghiệm chức năng gan bất thường, tăng creatin kinase huyết | Bạch cầu niệu dương tính | Giảm tiểu cầu | ||
Tâm thần | Ác mộng, mất ngủ | ||||
Mắt | Nhìn mờ | Rối loạn thị giác | |||
Tai và mê lộ | ù tai | Giảm thính lực | |||
Gan - mật | Viêm gan | U mật | Suy gan | ||
Da và mô dưới da | Mày đay, ban da, ngứa, rụng tóc | Phù mạch thần kinh, viêm da bóng nước bao gồm hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì nhiễm độc | |||
Toàn thân và tình trạng nơi dùng thuốc | Mệt mỏi, suy nhược, đau ngực, phù ngoại biên, mệt, sốt |
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Thuốc ức chế mạnh CYP3A4 (ciclosporin, telithromycin, delavirdin, stiripentol, ketoconazol, thuốc ức chế HIV Protease,...) | có thể làm tăng đáng kể nồng độ atorvastatin, nên cân nhắc giảm liều khởi đầu và liều tối đa của atorvastatin và bệnh nhân cần được theo dõi lâm sàng thích hợp |
Thuốc ức chế trung bình CYP3A4 (như Erythromycin, Diltiazem, Verapamil và fluconazol) | có thể làm tăng nồng độ atorvastatin huyết tương, cân nhắc dùng liều tối thiểu atorvastatin và theo dõi lâm sàng thích hợp |
Thuốc cảm ứng CYP3A4 (như efavirenz, rifampin) | có thể làm giảm nồng độ atorvastatin huyết tương, bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận hiệu quả điều trị |
Thuốc ức chế protein vận chuyển (như ciclosporin) | có thể làm tăng nồng độ atorvastatin, nên giảm liều atorvastatin và theo dõi hiệu quả điều trị trên lâm sàng |
Gemfibrozil/các dẫn xuất acid fibric | có liên quan đến các biến cố về cơ, bao gồm tiêu cơ vân, nên dùng liều atorvastatin thấp nhất có hiệu quả và theo dõi bệnh nhân thích hợp |
Ezetimibe | có liên quan đến các biến cố về cơ, bao gồm tiêu cơ vân, khuyến cáo theo dõi lâm sàng thích hợp |
Colestipol | tác dụng trên lipid cao hơn |
Acid fusidic, colchicin | Nguy cơ bệnh về cơ, bao gồm tiêu cơ vân có thể tăng lên |
Digoxin | nồng độ digoxin trạng thái ổn định tăng nhẹ |
Thuốc tránh thai đường uống | có thể làm tăng nồng độ norethindron và ethinyl oestradiol huyết tương |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng Diovenor 20 ở bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, người uống nhiều rượu; bệnh nhân cần được kiểm tra chức năng gan trước khi bắt đầu điều trị và định kỳ sau đó.
Thận trọng ở người bệnh từng bị đột quỵ xuất huyết trước đó hoặc nhồi máu lỗ khuyết vì có nguy cơ bị đột quỵ do xuất huyết.
Thận trọng ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bị tiêu cơ vân bao gồm: suy thận, suy giáp, có tiền sử hoặc tiền sử gia đình có các rối loạn di truyền về cơ, tiền sử nhiễm độc cơ với statin hoặc fibrat trước đó, tiền sử bệnh gan và/hoặc uống nhiều rượu, người cao tuổi (> 70 tuổi). Bệnh nhân cần được theo dõi cẩn thận nồng độ crearin kinase.
Thận trọng khi dùng thuốc kéo dài vì có nguy cơ bị viêm phổi kẽ với các biểu hiện: thở dốc, ho khan và suy giảm sức khỏe; ngưng dùng thuốc nếu xuất hiện tình trạng này.
Thận trọng ở người bệnh có nguy cơ cao bị đái tháo đường vì atorvastatin có thể làm tăng glucose huyết.
Không dùng thuốc cho người bệnh bị di truyền hiếm gặp kém dung nạp galactose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose do thuốc có chứa Lactose.
Tá dược trong thuốc có thể gây dị ứng, đau bụng, tiêu chảy.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng Diovenor 20 cho phụ nữ có thai, có khả năng mang thai và cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Biểu hiện quá liều: Chưa có báo cáo.
Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ là cần thiết do chưa có thuốc giải đặc hiệu khị dùng quá liều atorvastatin. Bệnh nhân nên được theo dõi CPK huyết thanh và xét nghiệm chức năng gan. Thẩm phân máu không thể loại bỏ atorvastatin.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Diovenor 20 nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-23871-15.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần S.P.M.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Diovenor 20 giá bao nhiêu?
Thuốc Diovenor 20 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Diovenor 20 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Diovenor 20 mua ở đâu?
Thuốc Diovenor 20 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Diovenor 20 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Diovenor 20 bào chế dạng viên nén, viên nhỏ dễ uống.
- Thuốc Diovenor 20 hiệu quả trong điều trị cao cholesterol máu nguyên phát, cao cholesterol máu do di truyền đồng hợp tử hoặc cao lipid máu hỗn hợp, điều trị rối loạn betalipoprotein máu nguyên phát và dự phòng bệnh tim mạch.
- Atorvastatin tăng tốc độ hấp thụ khối máu tụ, giảm nguy cơ tái phát và yêu cầu phẫu thuật, có lợi trong việc quản lý tụ máu dưới màng cứng mãn tính. Atorvastatin là một loại thuốc điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mắc chứng rối loạn cương dương. [2]
- Thuốc Diovenor 20 được sản xuất bởi Công ty Cổ phần S.P.M, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất Dược phẩm, cung cấp ra thị trường các loại thuốc đạt chất lượng, được sản xuất trong nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO, đáp ứng những yêu cầu sản xuất nghiêm ngặt nhất[3].
12 Nhược điểm
- Thuốc kê đơn, cần chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
- Có thể gặp phải tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Atorvastatin, PubChem. Truy cập ngày 13 tháng 03 năm 2023
- ^ Tác giả Sheng Qiu và cộng sự (Đăng tháng 06 năm 2017). Effects of atorvastatin on chronic subdural hematoma: A systematic review, PubMed. Truy cập ngày 13 tháng 02 năm 2023.
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây