1 / 8
damipid 2 M5810

Damipid

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 214 Còn hàng
Thương hiệuDanapha, Công ty cổ phần Dược DANAPHA
Công ty đăng kýDANAPHA
Số đăng kýVD-30232-18
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiQuy cách đóng gói
Hoạt chấtRebamipide
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmat189
Chuyên mục Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Khánh Huyền Biên soạn: Dược sĩ Khánh Huyền
Dược sĩ chuyên môn

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1161 lần

Thuốc Damipid được chỉ định để điều trị các tổn thương niêm mạc dạ dày. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Damipid

1 Thành phần

Thành phần: Cho 1 viên

  • Rebamipide: 100 mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên

Dạng bào chế: Viên nén

2 Tác dụng-Chỉ định của thuốc Damipid

2.1 Tác dụng của thuốc Damipid

Damipid 100mg có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tổn thương cấp tính do nhiều yếu tố gây độc và gây loét khác. Thuốc còn có tác dụng làm giảm hoạt động của bạch cầu trung tính và tế bào chống viêm bị kích thích bởi NSAID và/ hoặc H. pylori

2.1.1 Dược lực học:

Rebamipid, một thuốc bảo vệ dạ dày, có khả năng tăng cường bài tiết chất nhầy, kích thích prostaglandin ở niêm mạc dạ dày giúp cải thiện cả tốc độ và chất lượng làm lành vết loét và vì thế duy trì sự toàn vẹn của tế bào thành dạ dày khi có tổn thương.

2.1.2 Dược động học:

Hấp thu: Tốc độ hấp thu của rebamipide uống sau bữa ăn chậm hơn so với uống trước bữa ăn, tuy nhiên không ảnh hưởng đến Sinh khả dụng của thuốc.

Phân bố: Rebamipide khoảng 98,4 -98,6 % liên kết với protein huyết tương.

Chuyển hóa: Thuốc Chuyển hóa qua gan

Thải trừ: Rebamipide chủ yếu được bài tiết vào nước tiểu dưới dạng không đổi 

2.2 Chỉ định của thuốc Damipid

Thuốc Damipid được dùng trong trường hợp:

  • Loét dạ dày.
  • Điều trị các tổn thương niêm mạc dạ dày (ăn mòn, chảy máu, đỏ và phù nề) trong viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính.

3 Liều dùng-Cách dùng thuốc Damipid

3.1 Liều dùng thuốc 

Dùng theo liều chỉ định của Bác Sĩ hoặc liều thường dùng :

  • Loét dạ dày: Liều Damipid thường dùng cho người lớn là 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
  • Điều trị các thương tổn niêm mạc dạ dày (ăn mòn, chảy máu, đỏ và phù nề) trong viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính: Liều Damipid thường dùng cho người lớn là 1 viên/lần x 3 lần/ngày.

3.2 Cách dùng thuốc hiệu quả

  • Nuốt cả viên thuốc với nước, không nhai hoặc bẻ viên thuốc trước khi uống
  • Uống vào buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ.

⇒ Xem thêm thuốc có cùng công dụng tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ayite 100mg điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày

4 Chống chỉ định

Không dùng thuốc Damipid trong trường hợp quá mẫn cảm với một trong số các thành phần của thuốc.

5 Tác dụng không mong muốn 

Các phản ứng phụ có ý nghĩa lâm sàng

- Sốc và phản ứng phản vệ: Có thể xảy ra, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Nếu có dấu hiệu bất thường phải ngưng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

- Giảm bạch cầu (tỷ lệ < 0,1 %) và giảm tiểu cầu: Có thể xảy ra, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Nếu có dấu hiệu bất thường phải ngưng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

- Rối loạn chức năng gan (tỷ lệ < 0,1%) và vàng da: Rối loạn chức năng gan và vàng da được biểu thị bằng tăng mức AST (GOT), ALT (GPT), ϒ-GTP và phosphatase kiềm. Cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ. Nếu có dấu hiệu bất thường phải ngưng thuốc và tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp.

- Bệnh nhân sử dụng rebamipid lâu dài cần được theo dõi định kỳ bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng men gan cao, giảm lượng bạch cầu và/hoặc tiểu cầu.

Các phản ứng phụ khác

- Quá mẫn cảm: Ban, ngứa, eczema giống phát ban do thuốc, các triệu chứng quá mẫn cảm khác, nổi mề đay.

-Thần kinh, tâm thần: Tê, chóng mặt, buồn ngủ, loạn vị giác.

- Dạ dày - ruột: Táo bón, cảm giác chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng, ợ hơi, bất thường vị giác, khô miệng, chướng bụng.

- Gan: Tăng mức AST (GOT), ALT (GPT), ϒ-GTP và phosphatase kiềm; rối loạn chức năng gan.

- Huyết học: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu.

- Khác: Rối loạn kinh nguyệt, tăng mức urê, nitơ máu (BUN), phù, cảm giác có vật lạ ở họng. Vú sưng và đau, cảm ứng tiết sữa do chứng vú to ở đàn ông, đánh trống ngực, sốt, đỏ bừng mặt, tê lưỡi, ho, suy hô hấp cấp, rụng lông tóc, khát, phù mặt, ban đỏ, ngứa.

⇒ Xem thêm thuốc khác tại đây: Thuốc Mucosta Tablets 100mg - Thuốc điều trị viêm loét dạ dày

6 Tương tác

  • Nên dùng cách xa các thuốc khác 2 giờ để không làm ảnh hưởng đến hấp thu của các thuốc đó.
  • Dùng phối hợp với Taurine hoặc L-Glutamine có thể làm tăng hấp thu của Damipid ở ruột lên 4 – 9 lần. 

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

- Người cao tuổi: cần chú ý đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi để giảm thiểu nguy cơ rối loạn dạ dày - ruột, vì về mặt sinh lý học, bệnh nhân cao tuổi thường nhạy cảm hơn với thuốc so với bệnh nhân trẻ tuổi.

- Trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn của thuốc ở trẻ em, cần thận trọng khi sử dụng cho đối tượng này.

- Thuốc có chứa Lactose, những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu hụt lactase, hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

  • Thời kỳ mang thai: Thuốc chỉ nên được dùng cho phụ nữ có thai hoặc có khả năng sẽ có thai nếu ích lợi của việc điều trị dự tính được cho là cao hơn bất kỳ nguy cơ nào có thể có.
  • Thời kỳ cho con bú: Chỉ dùng cho phụ nữ cho con bú khi thật cần thiết. Ngừng cho con bú khi dùng thuốc vì rebamipid có thể phân bố vào sữa.

7.3 Xử trí khi quá liều

Chưa có thông tin nào khi sử dụng quá liều. Nên điều trị triệu chứng khi quá liều.

7.4 Bảo quản 

Để thuốc nơi khô thoáng, tránh ánh sáng.

Để xa tầm tay trẻ em

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-30232-18

Nhà sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC DANAPHA

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x10 viên

9 Thuốc Damipid giá bao nhiêu?

Thuốc Damipid hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 hoặc 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Damipid mua ở đâu?

Thuốc mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc  để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Sản phẩm thuốc thay thế thuốc Damipid

Thuốc Mezapid của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, có thành phần hoạt chất, hàm lượng 100mg, dạng bào chế viên nén tương tự Damipid hiện đang sẵn hàng tại Trung tâm thuốc, các bạn có thể tham khảo tại đây

Sản phẩm thuốc Rebastric thuộc thương hiệu Dược phẩm Medisun của Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun, được nghiên cứu với hoạt chất, dạng bào chế viên nén và hàm lượng giống với thuốc Damipid, tác dụng tương tự nhau. Thuốc Rebastric có sẵn tại Trung tâm thuốc, mời bạn tham khảo tại đây

12 Ưu điểm

  • Rebamipide là một chất bảo vệ tế bào được phát triển ở Nhật Bản, nơi nó đã được sử dụng thành công để điều trị các bệnh dạ dày trong 30 năm [1].

  • Rebamipide, một loại thuốc bảo vệ dạ dày, đã được chứng minh là vượt trội so với cetraxate, loại thuốc được kê đơn nhiều nhất trước đây cùng loại, vào năm 1989 trong điều trị loét dạ dày. Các tác dụng bao gồm hoạt động của nó như một chất cảm ứng prostaglandin và chất làm sạch gốc tự do oxy, hiệu quả chứng khó tiêu chức năng, viêm dạ dày mãn tính, tổn thương đường tiêu hóa do NSAID, loét dạ dày sau điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori, loét dạ dày sau phẫu thuật nội soi và viêm loét đại tràng. [2]

  • Dạng viên nén dễ dàng bảo quản, sử dụng

  • Sản xuất bởi công ty dược phẩm Danapha, đơn vị sản xuất lớn, uy tín và chất lượng, giá thành ổn định và dễ tìm mua.

13 Nhược điểm

  • Là thuốc kê đơn nên cần đơn của bác sĩ để mua thuốc

  • Có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ khi sử dụng


Tổng 8 hình ảnh

damipid 2 M5810
damipid 2 M5810
damipid 1 K4845
damipid 1 K4845
damipid F2876
damipid F2876
damipid 7 C0022
damipid 7 C0022
damipid 6 C0438
damipid 6 C0438
damipid 4 M5338
damipid 4 M5338
damipid 3 R7088
damipid 3 R7088
damipid 5 G2670
damipid 5 G2670

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả M Y Zvyaglova và cộng sự (Ngày đăng: ngày 27 tháng 4 năm 2020). [Pharmacological and clinical feature of rebamipide: new therapeutic targets], Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023
  2. ^ Tác giả Yuji Naito, Toshikazu Yoshikawa (Ngày đăng: tháng 6 năm 2010). Rebamipide: a gastrointestinal protective drug with pleiotropic activities, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    giá sao ạ

    Bởi: Hoàng vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • chào bạn, giá thuốc đã được cập nhật ở đầu trang bạn nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Thùy Dung vào


      Thích (0) Trả lời
  • 0 Thích

    Thuốc bn ạ

    Bởi: Quang Vũ vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Damipid 4,5/ 5 2
5
50%
4
50%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Damipid
    H
    Điểm đánh giá: 5/5

    nhân viên tư vấn nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)
  • Damipid
    D
    Điểm đánh giá: 4/5

    Đóng gói chắc chắn, giao hàng nhanh

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633