1 / 24
cravit iv 750mg 150ml 1 G2002

Cravit I.V 750mg/150ml

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

250.000
Đã bán: 212 Còn hàng
Thương hiệuDaiichi-Sankyo, Olic (Thailand) Ltd.
Công ty đăng kýCông ty TNHH Daiichi Sankyo Việt Nam
Số đăng ký885114988324
Dạng bào chếDung dịch tiêm truyền
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ 150ml
Hoạt chấtLevofloxacin
Tá dượcAcid Hydrocloric , Natri Clorid, Natri Hydroxid
Xuất xứThái Lan
Mã sản phẩmthuy672
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Trúc Ly Biên soạn: Dược sĩ Trúc Ly

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 100 lần

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi lọ 150mL dung dịch Cravit I.V. 750mg/150ml để truyền tĩnh mạch có chứa 750mg levofloxacin (5 mg/mL) hoạt chất chính. Tá dược: natri chlorid; natri hydroxid; hydrochlorie acid (pH 4.8) và nước cất vừa đủ 150mL. Dung dịch Cravit i.v. có màu vàng sáng ngả sang màu vàng lục.

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm truyền

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cravit I.V. 750mg/150ml 

Cravit I.V 750mg/150ml
Thuốc Cravit I.V 750mg/150ml, chứa kháng sinh levofloxacin, có tác dụng trong điều trị viêm phổi bệnh viên hoặc cộng đồng, nhiễm khuẩn da, tiết niệu, viêm thận.

Thuốc Cravit IV 750mg/150ml (levofloxacin) được chỉ định sử dụng trong điều trị cho người lớn từ 18 tuổi trở lên, với các trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến nghiêm trọng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm:

Viêm phổi cộng đồng: Do Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae (kể cả các chủng kháng penicillin), Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae.

Viêm phổi bệnh viện: Do Staphylococcus aureus (chủng nhạy với methicillin), Pseudomonas aeruginosa, Serratia marcescens, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Haemophilus influenzae. Levofloxacin có thể được phối hợp với beta-lactam chống Pseudomonas nếu cần.

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: Như áp-xe, viêm mô tế bào, do Staphylococcus aureus Streptococcus pyogenes.

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da có biến chứng: Do Staphylococcus aureus (chủng nhạy với methicillin), Enterococcus faecalis, Streptococcus pyogenes, Proteus mirabilis.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Từ nhẹ đến trung bình do Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa.

Viêm thận - bể thận cấp tính: Do Escherichia coli.

Cravit IV 750mg/150ml phải được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ để đảm bảo đúng liều lượng và thời gian điều trị, đặc biệt đối với các nhiễm khuẩn nặng và các chủng vi khuẩn phức tạp​.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Avicemor 750mg/150ml: Điều trị viêm phổi cộng đồng 

3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Cravit I.V. 750mg/150ml 

Cravit IV 750mg/150ml nên được truyền tĩnh mạch chậm với tốc độ từ 60 đến 90 phút, tùy theo liều lượng. Dưới đây là chỉ dẫn cụ thể cho các tình trạng nhiễm khuẩn khác nhau:

Viêm phổi cộng đồng:

Liều: 500 mg mỗi 24 giờ trong 7-14 ngày hoặc 750 mg mỗi 24 giờ trong 5 ngày.

Viêm phổi bệnh viện:

Liều: 750 mg mỗi 24 giờ trong 7-14 ngày.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm (không biến chứng):

Liều: 500 mg mỗi 24 giờ trong 7-10 ngày.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm (có biến chứng):

Liều: 750 mg mỗi 24 giờ trong 7-14 ngày.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và viêm thận - bể thận cấp:

Liều: 250 mg mỗi 24 giờ trong 10 ngày​. [1]

Chỉnh liều cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Liều khởi đầu và khoảng cách giữa các lần dùng có thể được điều chỉnh dựa trên mức lọc cầu thận. 

Cravit IV cần được bác sĩ giám sát chặt chẽ trong quá trình điều trị để đảm bảo hiệu quả và ngăn ngừa kháng thuốc​.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân mẫn cảm với levofloxacin, ofloxacin, hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định cho người có tiền sử động kinh hoặc rối loạn gân, đặc biệt là những trường hợp từng gặp biến chứng với các fluoroquinolon khác.

Không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, hoặc đang cho con bú do nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển sụn và xương

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Levogolds 750mg/150ml - trị viêm phổi cộng đồng, nhiễm khuẩn da 

5 Tác dụng phụ

Thường gặp

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón, khó tiêu.

Gan: Tăng men gan.

Thần kinh: Mất ngủ, đau đầu.

Da: Kích ứng tại vị trí tiêm, ngứa, nổi ban.

Hô hấp: Ho, tăng tiết dịch phế quản, ho ra máu, khó thở, tắc nghẽn hô hấp.

Mắt: Cảm giác nóng ở mắt, giảm thị lực, dính nhầy khi dùng thuốc nhỏ mắt.

Ít gặp

Thần kinh: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo âu.

Tiêu hóa: Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu.

Gan: Tăng bilirubin máu.

Tiết niệu - sinh dục: viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục.

Da: Ngứa, phát ban.

Mắt và máu: Giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.

Hô hấp: Khó thở.

Cơ xương khớp: Đau cơ, đau khớp.

Thận: Tăng creatinin.

Hiếm gặp

Tim mạch: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả, viêm dạ dày, khô miệng.

Cơ xương khớp: viêm tủy xương, đau khớp, đau cơ, viêm gân Achilles.

Thần kinh: Co giật, trầm cảm, rối loạn tâm thần.

Dị ứng: Phù Quincke, sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson và Lyell.

Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính.

Nội tiết - chuyển hóa: hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.

Mắt, tai: Rối loạn thị giác, mờ mắt, ù tai.

Hướng dẫn xử trí ADR

Ngưng sử dụng levofloxacin ngay khi có dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng nghiêm trọng như ban da, phản ứng trên hệ thần kinh trung ương, hoặc tiêu chảy kéo dài. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu viêm gân, cần ngừng thuốc, cố định gót chân và tham khảo ý kiến chuyên khoa để xử trí thích hợp.

6 Tương tác

Các thuốc gây kéo dài khoảng QT: Levofloxacin có thể kéo dài khoảng QT, vì vậy cần tránh sử dụng cùng với các thuốc cũng gây kéo dài khoảng QT như thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (ví dụ, quinidin, procainamid) hoặc nhóm III (như amiodaron, sotolol).

Antacid, Sucralfat, ion kim loại, multivitamin: Khi dùng levofloxacin đồng thời với các sản phẩm như sữa, các chất bổ sung calci, magnesi, Sắt hoặc các thuốc có chứa nhôm (thuốc kháng acid), vitamin tổng hợp, và một số thực phẩm chức năng, có thể làm giảm hấp thu levofloxacin do tạo phức chelat. Do đó, nên uống các thuốc này cách xa levofloxacin ít nhất 2 giờ.

Theophylin: Các nghiên cứu trên người khỏe mạnh không cho thấy tương tác đáng kể giữa theophylin và levofloxacin. Tuy nhiên, vì các quinolon khác có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương và AUC của theophylin, nên vẫn cần theo dõi nồng độ theophylin và điều chỉnh liều nếu cần khi sử dụng cùng levofloxacin.

Warfarin: Có báo cáo cho thấy warfarin tăng tác dụng khi kết hợp với levofloxacin, vì vậy cần theo dõi các chỉ số đông máu.

Cyclosporin, digoxin: Không có tương tác lâm sàng đáng kể, do đó không cần điều chỉnh liều các thuốc này.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Khi dùng cùng levofloxacin, NSAIDs có thể làm tăng nguy cơ kích thích hệ thần kinh trung ương và co giật.

Thuốc hạ đường huyết: Có nguy cơ tăng rối loạn đường huyết, do đó cần theo dõi chặt chẽ.

BCG, mycophenolat, sulfonylurea, vắc xin thương hàn: Levofloxacin có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc này.

Tương kỵ: Do có rất ít thông tin về tính tương kỵ của levofloxacin, không nên pha trộn thêm bất kỳ thuốc nào vào dung dịch truyền levofloxacin hoặc dùng cùng một đường truyền.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Viêm gân

Levofloxacin có thể gây viêm gân, đặc biệt là gân gót (Achilles), và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến đứt gân. Biến chứng này thường xuất hiện trong 48 giờ đầu khi bắt đầu dùng thuốc, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn, vài tháng sau khi ngưng điều trị, đặc biệt ở bệnh nhân dùng liều cao (1.000 mg/ngày). Nguy cơ viêm gân tăng ở người trên 60 tuổi, người đang dùng corticoid, người ghép tạng, hoặc suy thận. Để giảm nguy cơ, nên điều chỉnh liều cho người cao tuổi dựa trên mức lọc cầu thận. Nếu có triệu chứng sưng, đau hoặc viêm, cần ngừng levofloxacin và cân nhắc phương án điều trị thay thế.

Ảnh hưởng lên hệ cơ xương

Levofloxacin có thể gây thoái hóa sụn ở các khớp chịu trọng lực, vì vậy không nên sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi trừ khi lợi ích vượt trội nguy cơ. Đặc biệt, cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân nhược cơ, vì thuốc có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng.

Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (TKTW)

Thuốc có thể gây các phản ứng không mong muốn trên TKTW như rối loạn tâm thần, tăng áp lực nội sọ, và kích thích dẫn đến co giật, run, mất ngủ, ảo giác hoặc thậm chí có ý định tự sát. Nếu xuất hiện các triệu chứng này, cần ngừng thuốc ngay và xử lý theo triệu chứng. Cần đặc biệt thận trọng với bệnh nhân có các bệnh lý TKTW như động kinh hoặc xơ cứng động mạch, vì có thể tăng nguy cơ co giật.

Mẫn cảm

Levofloxacin có thể gây phản ứng mẫn cảm với nhiều biểu hiện từ nhẹ đến sốc phản vệ. Cần ngưng thuốc ngay khi có dấu hiệu mẫn cảm và thực hiện các biện pháp xử trí thích hợp.

Viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile

Phản ứng này có thể xảy ra với levofloxacin, từ mức độ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Cần lưu ý nếu bệnh nhân bị tiêu chảy trong thời gian dùng thuốc, để có phương án điều trị phù hợp.

Nhạy cảm với ánh sáng

Levofloxacin có thể gây nhạy cảm ánh sáng từ mức độ vừa đến nghiêm trọng, dù tỷ lệ xảy ra thấp. Trong thời gian điều trị và 48 giờ sau đó, bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Tác dụng trên chuyển hóa

Levofloxacin có thể gây rối loạn đường huyết, bao gồm tăng hoặc hạ đường huyết, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường đang dùng Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết. Cần theo dõi đường huyết thường xuyên và ngừng thuốc nếu xảy ra hạ đường huyết nghiêm trọng.

Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ

Levofloxacin có thể gây kéo dài khoảng QT, làm tăng nguy cơ loạn nhịp. Cần tránh sử dụng trên bệnh nhân có khoảng QT kéo dài hoặc có tình trạng tiền loạn nhịp, và thận trọng với bệnh nhân đang dùng thuốc chống loạn nhịp nhóm IA hoặc III.

Nguy cơ phình vỡ động mạch chủ

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ phình hoặc vỡ động mạch chủ có thể tăng sau khi dùng các quinolon, đặc biệt ở người lớn tuổi.

Nhiễm độc gan

Levofloxacin có thể gây nhiễm độc gan, bao gồm viêm gan cấp tính, và trong một số trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân có triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, vàng da hoặc đau hạ sườn phải, cần ngưng thuốc và đánh giá tình trạng gan ngay lập tức.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc kháng sinh Levofloxacin Cooper 500mg/100ml 

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

7.2.1 Thời kỳ mang thai

Dữ liệu về việc sử dụng levofloxacin ở phụ nữ mang thai còn hạn chế. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật không cho thấy độc tính trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sinh sản, nhưng do thiếu dữ liệu đầy đủ trên người và vì khả năng của fluoroquinolon gây tổn thương sụn khớp ở cơ thể đang phát triển, levofloxacin không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai.

7.2.2 Thời kỳ cho con bú

Levofloxacin chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú do thiếu dữ liệu cụ thể về sự bài tiết vào sữa mẹ, nhưng các fluoroquinolon thường có khả năng bài tiết qua sữa. Vì nguy cơ tổn thương sụn khớp ở trẻ nhỏ, cần cân nhắc giữa lợi ích cho mẹ và nguy cơ cho trẻ khi quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc.

7.3 Xử trí khi quá liều

Trong trường hợp quá liều, cần loại bỏ thuốc khỏi dạ dày nếu dùng qua đường uống và cung cấp đủ dịch cho người bệnh. Thẩm tách máu và thẩm phân phúc mạc không hiệu quả trong việc loại levofloxacin. Nên theo dõi điện tâm đồ vì thuốc có thể kéo dài khoảng QT.

7.4 Bảo quản

Bảo quản dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp và để xa tầm tay trẻ em.

8 Sản phẩm thay thế

Thuốc Cravit i.v. 500mg/100ml chỉ có 1 điểm khác biệt duy nhất với thuốc Cravit I.V 750mg/150ml về dung tích đóng gói. Nồng độ Levofloxacin trong 2 loại thuốc là như nhau (5mg/ml). Cravit i.v. 500mg/100ml có thể là lựa chọn thay thế cho Cravit I.V 750mg/150ml khi cần truyền liều thấp hơn (500mg). Giá 175.000 đồng.

Thuốc Levofloxacin 750mg/150ml Imexpharm là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm. Thuốc có hoạt chất với hàm lượng tương đương với thuốc Cravit I.V 750mg/150ml. Giá 205.000 đồng (Hộp 10 túi nhôm x 01 chai 150ml).

9 Cơ chế tác dụng 

9.1 Dược lực học

9.1.1 Cơ chế tác dụng

Levofloxacin là một kháng sinh tổng hợp phổ rộng thuộc nhóm quinolon, cụ thể là dẫn xuất fluoroquinolon. Cũng giống như các fluoroquinolon khác, levofloxacin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế các enzym topoisomerase II (hay DNA-gyrase) và topoisomerase IV, vốn là những enzym quan trọng trong quá trình sao chép, phiên mã và sửa chữa DNA của vi khuẩn. Levofloxacin là dạng đồng phân L-isomer của ofloxacin, có hoạt tính kháng khuẩn cao gấp 8–128 lần so với đồng phân D-isomer và mạnh hơn khoảng 2 lần so với Ofloxacin dạng racemic. Đây là một kháng sinh phổ rộng có hiệu quả trên nhiều loại vi khuẩn Gram âm và Gram dương.

Levofloxacin còn cho thấy khả năng kháng khuẩn tốt hơn so với một số fluoroquinolon khác (như ciprofloxacin, ofloxacin) đối với vi khuẩn Gram dương và kỵ khí. Tuy nhiên, hiệu quả trên Pseudomonas aeruginosa của levofloxacin và Sparfloxacin lại kém hơn Ciprofloxacin khi thử nghiệm in vitro.

9.1.2 Phổ tác dụng

Levofloxacin có hoạt tính trên các loại vi khuẩn nhạy cảm in vitro và trong thực tiễn lâm sàng.

Vi khuẩn ưa khí Gram âm: Bao gồm Enterobacter cloacae, E. coli, H. influenzae, H. parainfluenzae, Klebsiella pneumoniae, Legionella pneumophila, Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa.

Vi khuẩn Gram dương: Bacillus anthracis, Staphylococcus aureus nhạy cảm methicilin, các loài Staphylococcus coagulase âm tính nhạy cảm methicilin, Streptococcus pneumoniae.

Vi khuẩn kỵ khí: Fusobacterium, Peptostreptococcus, Propionibacterium.

Ngoài ra, levofloxacin có hiệu quả trên một số chủng Mycobacteria, bao gồm M. tuberculosis, M. fortuitum M. avium complex. Mặc dù thuốc có khả năng tác động lên các chủng M. tuberculosis kháng với Isoniazid, Rifampicin hoặc Streptomycin, tình trạng kháng thuốc ở M. tuberculosis với levofloxacin cũng đã được ghi nhận, và một số chủng đa kháng có thể kháng cả Moxifloxacin và các quinolon khác.

Vi khuẩn nhạy cảm trung gian in vitro bao gồm:

Vi khuẩn Gram dương: Enterococcus faecalis.

Vi khuẩn kỵ khí: Bacteroides fragilis, Prevotella.

Các vi khuẩn kháng levofloxacin gồm có:

Vi khuẩn Gram dương: Enterococcus faecium, Staphylococcus aureus kháng methicilin, Staphylococcus coagulase âm tính kháng methicilin.

Kháng chéo: Trong thử nghiệm in vitro, levofloxacin cho thấy kháng chéo với các fluoroquinolon khác. Tuy nhiên, cơ chế tác động của levofloxacin thường không gây kháng chéo với các nhóm kháng sinh khác.

9.2 Dược động học

Hấp thu: Sau khi uống, levofloxacin được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 1–2 giờ. Sinh khả dụng tuyệt đối của levofloxacin gần như đạt 99%. Các thông số dược động học của levofloxacin khi dùng đường tĩnh mạch và uống với liều tương đương là tương tự nhau, vì vậy đường uống thường được ưu tiên. Thức ăn ít ảnh hưởng đến mức độ hấp thu của levofloxacin khi uống.

Phân bố: Levofloxacin phân bố rộng trong cơ thể nhưng khó thấm qua dịch não tủy. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương là khoảng 30–40%.

Chuyển hóa: Levofloxacin chuyển hóa rất ít trong cơ thể.

Thải trừ: Levofloxacin chủ yếu được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng hoạt tính không đổi. Ít hơn 5% liều dùng xuất hiện trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa desmethyl và N-oxid, với hoạt tính sinh học không đáng kể. Thời gian bán thải của levofloxacin từ 6–8 giờ và kéo dài hơn ở người suy thận. Khoảng 87% thuốc thải trừ qua nước tiểu ở dạng không đổi và 12,8% qua phân. Thuốc không được loại bỏ bằng thẩm phân máu hoặc màng bụng.

10 Thuốc Cravit I.V 750mg/150ml giá bao nhiêu?

Thuốc Cravit I.V 750mg/150ml hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Cravit I.V 750mg/150ml mua ở đâu?

Thuốc Cravit I.V 750mg/150ml mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cravit I.V 750mg/150ml để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Có tác dụng trên nhiều loại nhiễm khuẩn nghiêm trọng do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm viêm phổi, nhiễm khuẩn da và tiết niệu.
  • Dạng dung dịch truyền tĩnh mạch giúp thuốc được hấp thu nhanh chóng vào máu, phù hợp với các tình trạng nhiễm khuẩn nặng cần điều trị khẩn cấp.
  • Phạm vi chỉ định đa dạng: Được sử dụng trong cả các trường hợp nhiễm khuẩn phức tạp như viêm phổi bệnh viện

13 Nhược điểm

  • Tác dụng phụ đa dạng: Có thể gây nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng, bao gồm rối loạn tiêu hóa, thần kinh, và các phản ứng trên da.
  • Cần giám sát y tế: Đòi hỏi sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ để kiểm soát liều dùng và ngăn ngừa kháng thuốc.

Tổng 24 hình ảnh

cravit iv 750mg 150ml 1 G2002
cravit iv 750mg 150ml 1 G2002
cravit iv 750mg 150ml 2 M5652
cravit iv 750mg 150ml 2 M5652
cravit iv 750mg 150ml 3 R6803
cravit iv 750mg 150ml 3 R6803
cravit iv 750mg 150ml 4 S7486
cravit iv 750mg 150ml 4 S7486
cravit iv 750mg 150ml 5 P6322
cravit iv 750mg 150ml 5 P6322
cravit iv 750mg 150ml 6 U8563
cravit iv 750mg 150ml 6 U8563
cravit iv 750mg 150ml 7 V8156
cravit iv 750mg 150ml 7 V8156
cravit iv 750mg 150ml 8 F2715
cravit iv 750mg 150ml 8 F2715
cravit iv 750mg 150ml 9 A0637
cravit iv 750mg 150ml 9 A0637
cravit iv 750mg 150ml 10 N5111
cravit iv 750mg 150ml 10 N5111
cravit iv 750mg 150ml 11 S7760
cravit iv 750mg 150ml 11 S7760
cravit iv 750mg 150ml 12 U8353
cravit iv 750mg 150ml 12 U8353
cravit iv 750mg 150ml 13 L4637
cravit iv 750mg 150ml 13 L4637
cravit iv 750mg 150ml 14 G2558
cravit iv 750mg 150ml 14 G2558
cravit iv 750mg 150ml 15 Q6374
cravit iv 750mg 150ml 15 Q6374
cravit iv 750mg 150ml 16 P6472
cravit iv 750mg 150ml 16 P6472
cravit iv 750mg 150ml 17 U8132
cravit iv 750mg 150ml 17 U8132
cravit iv 750mg 150ml 18 V8625
cravit iv 750mg 150ml 18 V8625
cravit iv 750mg 150ml 19 I3832
cravit iv 750mg 150ml 19 I3832
cravit iv 750mg 150ml 20 F2350
cravit iv 750mg 150ml 20 F2350
cravit iv 750mg 150ml 21 G2843
cravit iv 750mg 150ml 21 G2843
cravit iv 750mg 150ml 22 U8316
cravit iv 750mg 150ml 22 U8316
cravit iv 750mg 150ml 23 H2524
cravit iv 750mg 150ml 23 H2524
cravit iv 750mg 150ml 24 A0403
cravit iv 750mg 150ml 24 A0403

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục Quản lý Dược phê duyệt, xem và tải PDF tại đây.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    có loại viên uống không?

    Bởi: Hoàng vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn. Levofloxacin có dạng bào chế viên nén đang bán tại nhà thuốc Central Pharmacy. Bạn có thể tìm hiểu trên website nhà thuốc hoặc gọi tới hotline để đội ngũ nhân viên tư vấn giúp mình. Cảm ơn bạn

      Quản trị viên: Dược sĩ Trúc Ly vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Cravit I.V 750mg/150ml 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Cravit I.V 750mg/150ml
    M
    Điểm đánh giá: 4/5

    Kháng sinh này thấy bác sĩ hay kê

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633