Cortimax
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Detapham, Công ty TNHH Dược phẩm Detapham |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Dược phẩm Detapham |
Số đăng ký | VD-25004-16 |
Dạng bào chế | Kem bôi da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 8g |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | Triamcinolone, Cloramphenicol |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk1987 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Cortimax được sử dụng trong điều trị các bệnh da liễu đáp ứng với corticoid tại chỗ kèm theo bội nhiễm. Vậy thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Cortimax trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Trong mỗi lọ Cortimax 8g có chứa:
- Chloramphenicol hàm lượng 0,160g
- Triamcinolone acetonid hàm lượng 0.08g
- Tá dược vừa đủ một lọ 8g
Dạng bào chế: kem bôi da.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cortimax
Thuốc Cortimax được chỉ định để điều trị các bệnh về da đáp ứng với corticoid tại chỗ có bội nhiễm như:
- Viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã nhờn, viêm nang lông.
- Chốc lở, mẩn đỏ, ngứa, lở loét do nước ăn, vết trầy gãi nhiễm trùng, vết bị côn trùng cắn.
- Nhiễm nấm cadida ở da, nấm Trichophyton.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Kibaluron trị bệnh ngoài da, nhiễm nấm da.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Cortimax
3.1 Liều dùng
Liều điều trị: thoa một lớp kem mỏng trên da. Dùng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Liều duy trì: dùng ngày 1 lần, duy trì liên tục trong 1 tháng hoặc ít nhất 2 tuần sau khi đã hết các triệu chứng để ngăn ngừa tái phát.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để có liều lượng phù hợp với thể trạng và tiến triển của bệnh.
3.2 Cách dùng
Làm sạch và lau khô vùng da bị tổn thương.
Lấy một lượng kem vừa đủ bôi lên vùng da bị bệnh và massage nhẹ nhàng để thuốc thẩm thấu vào da.
Để khô tự nhiên và luôn giữ sạch vùng da bị bệnh.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Cortimax trong các trường hợp sau:
- Mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần của thuốc kể cả tá dược.
- Bị herpes đơn cấp tính, bệnh do virus
- Mắc lao vi nấm hoặc nhiễm nấm kèm theo.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Kanolone 1g điều trị viêm loét miệng.
5 Tác dụng phụ
Khi dùng thuốc Cortimax có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: cảm giác châm chích, ngứa, mẩn đỏ, nóng rát, kích ứng da nhất là vùng có vết thương hở, nổi mụn nước, tróc da.
6 Tương tác
Các thuốc hạ Kali phối hợp cùng triamcinolon sẽ làm tăng nguy cơ hạ kali huyết.
Thuốc điều trị tuyến giáp làm giảm thỉa trừ corticosteroid đối với bệnh nhân nhược giáp và tăng thải trừ ở bệnh nhân cường giáp.
Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu bị giảm hiệu quả khi dùng cùng triamcinolon.
Clozapin dùng cùng cloramphenicol làm tăng nguy cơ giảm bạch cầu hạt.
Vitamin B, Acid Folic, các chế phẩm Sắt bị làm chậm đáp ứng khi dùng cùng cloramphenicol.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Chỉ dùng thuốc Cortimax để bôi ngoài da, không được uống, tránh tiếp xúc với mắt, miệng.
Không băng kín vết thương bị chảy dịch khi đang dùng thuốc.
Thận trọng khi sử dụng Cortimax cho bệnh nhân suy giảm tuần hoàn da.
Tránh dùng trên vùng da diện rộng vì thuốc có thể hấp thu vào máu gây phản ứng corticoid toàn thân.
Không sử dụng thuốc khi có dấu hiệu thay đổi màu sắc, kết cấu hay hết hạn tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Sau 4 tuần mà tình trạng bệnh không cải thiện cần thăm khám lại và đổi thuốc khác.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không ghi nhận tác dụng phụ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn khi sử dụng thuốc Cortimax cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu. Cần tham khảo ý kiến của sĩ trước khi sử dụng thuốc trong trường hợp này.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Cortimax cho phụ nữ đang cho con bú vì Triamcinolone acetonid có thể bài tiết vào sữa mẹ.[1]
7.3 [itemblock_a_4]
Thông thường ít gây ra các triệu chứng nguy hiểm khi sử dụng Cortimax quá liều. Cần tiến hành điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ tích cực. Thông báo cho bác sĩ ngay sau khi dùng quá liều để có hướng xử lý kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc nơi có độ ẩm cao.
Để xa tầm với của trẻ em.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Orrepaste 5g với hoạt chất chính là Triamcinolone acetonide 0.1%, bào chế dưới dạng gel do Công ty HOE Pharmaceuticals sản xuất. Thuốc có xuất xứ Malaysia với giá bán 65.000đ hộp 1 tuýp 5g.
Thuốc Trangusa AAA (Fort) sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Bidopharma USA dưới dnagj kem bôi da. Thuốc có chứa chloramphenicol 160mg và Dexamethason acetat 4mg, hiện có giá bán 17.000 hộp 1 lọ 8g.
9 Thông tin chung
SĐK: VD-25004-16
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Detapham
Đóng gói: Hộp 1 lọ 8g
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Cloramphenicol là kháng sinh có tác dụng kìm khuẩn. Đối với những vi khuẩn nhạy cảm với thuốc hoặc ở nồng độ cao, thuốc cũng có tác dụng diệt khuẩn. Cloramphenicol gắn vào tiểu đơn vị 50S của ribosom, ngăn chặn hình thành kết nối peptid. Từ đó khiến cho không xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn.
Triamcinolon acetonid thuộc nhóm Corticoid với khả năng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Thuốc có tác dụng chống viêm thông qua một loạt các cơ chế khác nhau như ổn định màng lysosom, ức chế đại thực bào tại mô viêm, giảm sự kết dính của bạch cầu với nội mạch máu, giảm tính thấm thành mạch và hạn chế phù nề, tiết ra các men tiêu mô và tiêu protein, giảm sự hoá sợi ngăn hình thành mô sẹo.
10.2 Dược động học
Cloramphenicol dược hấp thu nhanh sau khi sùng bằng đường uống. Sinh khả dụng của thuốc đạt 80% khi dùng với dạng cloramphenicol tự do. Thuốc phân bố ở hầu hết các mô và dịch cơ thể vưới nồng độ cao nhật tìm thấy ở gan và thận. Khoảng 60% cloramphenicol liên kết với protein huyết tương. Cloramphenicol bài tiết vào sữa mẹ và qua được hàng rào nhau thai.Tại gan thuốc được chuyển hoá thành cloramphenicol glucuronid-chất chuyển hoá không hoạt tính. Thời gian bán thải của cloramphenicol glucuronid thường kéo dài khoảng 1,5-4,1 giờ đối với người có chức năng gan thân bình thường. Phần lớn thuốc được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá, chỉ khoảng 5-15% bài tiết dưới dạng không đổi. [2]
Triamcinolon acetonid được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Khi dùng tại chỗ trên da tỷ lệ hấp thu khoảng 1-36%. Thuốc phân bố ở hầu hết các mô trong cơ thể, qua được nhau thai và tiết một lượng nhỏ vào sữa. Triamcinolon được chuyển hoá chủ yếu tại gan và phần lớn được thải trừ qua thận dưới dạng đã chuyển hoá với thời gian bán thải khoảng 2-3 giờ.
11 Thuốc Cortimax giá bao nhiêu?
Thuốc Cortimax hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
12 Thuốc Cortimax mua ở đâu?
Thuốc Cortimax mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Cortimax để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Cortimax dạng kem bôi da, thẩm thấu nhanh, dễ sử dụng.
- Đóng gói lọ 8g nhỏ gọn, có thể mang theo để sử dụng khi cần thiết.
- Thuốc kết hợp 2 thành phần là Cloramphenicol, Triamcinolone giúp giảm nhanh các bệnh viêm da có bội nhiễm.
14 Nhược điểm
- Không được dùng thuốc đột ngột, cần dùng duy trì tối thiểu 2 tuần sau khi các triệu chứng giảm.
- Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Tổng 7 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Melisa Puckey, BPharm (Ngày đăng ngày 1 tháng 3 năm 2024), Triamcinolone, Drug.com. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.
- ^ Tác giả P J Ambrose (Ngày đăng tháng 5 năm 1984), Clinical pharmacokinetics of chloramphenicol and chloramphenicol succinate, Pubmed. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.