Combistad
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Pymepharco, Công ty cổ phần Pymepharco |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Pymepharco |
Số đăng ký | VD-32691-19 |
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 12 ống x 2ml |
Hoạt chất | Nicotinamide (Niacin, Vitamin B3, Vitamin PP), Vitamin B1 (Thiamine), Vitamin B2 (Riboflavin), Acid Pantothenic (Vitamin B5), Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | nn820 |
Chuyên mục | Vitamin Và Khoáng Chất |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi ống Dung dịch tiêm Combistad 2ml, chứa:
- Vitamin B1 (Thiamin hydroclorid): 10mg
- Vitamin B2 (Riboflavin 5'-phosphat natri): 5,47 mg
- Vitamin B5 (D-panthenol): 6mg
- Vitamin B6 (Pyridoxin hydroclorid): 4mg
- Vitamin PP (Niacinamid): 40mg
- Tá dược vừa đủ 2ml.
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Combistad
Thuốc Combistad được dùng để ngăn ngừa thiếu vitamin nhóm B ở người bệnh nuôi dưỡng hoàn toàn không qua đường tiêu hóa.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Bocalex cung cấp các vitamin thiết yếu cho cơ thể
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Combistad
3.1 Liều dùng
Liều thông thường từ 1 đến 2 ống mỗi ngày, hoặc theo chỉ định của bác sĩ tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh [1].
3.2 Cách dùng
Thuốc được dùng qua đường tiêm bắp.
4 Chống chỉ định
Không dùng cho người có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Combistad.
Không dùng đồng thời với levodopa.
Tránh tiêm tĩnh mạch pyridoxin cho bệnh nhân mắc bệnh tim.
Không dùng cho người quá mẫn với nicotin.
Không dùng ở bệnh nhân bị bệnh gan nặng, loét dạ dày đang tiến triển, xuất huyết động mạch hoặc tụt huyết áp nghiêm trọng.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Thenvita B New giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể
5 Tác dụng phụ
Tiêu hóa: Có thể gây khó chịu bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
Miễn dịch: Phản ứng dị ứng như mày đay, ban đỏ, phù mặt, khó thở, sốc phản vệ. Nếu xảy ra, cần ngừng thuốc và tìm hỗ trợ y tế.
Thần kinh: Đau đầu.
Thận-tiết niệu: Nước tiểu có thể đổi màu bất thường.
6 Tương tác
Levodopa: Pyridoxin có thể ức chế tác dụng của Levodopa nếu không kết hợp với thuốc ức chế dopadecarboxylase ngoại vi. Do đó, tránh dùng pyridoxin đơn lẻ khi không có chất ức chế này.
Xét nghiệm urobilinogen: Vitamin B1 và B6 có thể gây kết quả dương tính giả khi xét nghiệm với thuốc Ehrlich.
Vitamin B1: Có thể làm tăng tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ.
Vitamin B2:
- Thiếu hụt riboflavin được ghi nhận ở bệnh nhân dùng thuốc như Clorpromazin, imipramin, Amitriptylin và adriamycin.
- Probenecid và rượu có thể làm giảm hấp thu riboflavin.
Vitamin B5:
- Không dùng đồng thời hoặc trong vòng 12 giờ sau neostigmin và các thuốc giống thần kinh đối giao cảm.
- Có thể tăng tác dụng co đồng tử khi phối hợp với thuốc kháng cholinesterase dùng tại mắt. Vitamin B5 làm kéo dài tác dụng giãn cơ của succinylcholin nên không dùng trong vòng 1 giờ sau khi dùng thuốc này.
- Một số trường hợp dị ứng xảy ra khi phối hợp Vitamin B5 với thuốc kháng sinh, opiat hoặc barbiturat.
Vitamin B6:
- Giảm tác dụng levodopa khi dùng đơn lẻ; không ảnh hưởng nếu dùng cùng levodopa-carbidopa hoặc levodopa-benserazid.
- Liều 200 mg/ngày có thể làm giảm nồng độ Phenytoin và Phenobarbital trong máu.
- Một số thuốc như hydralazin, Isoniazid, Penicillamin và thuốc tránh thai làm tăng nhu cầu Vitamin B6.
- Vitamin B6 còn có thể giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai.
Vitamin PP:
- Dùng chung với thuốc ức chế men HMG-CoA có thể tăng nguy cơ tiêu cơ vân.
- Kết hợp với thuốc chẹn alpha-adrenergic có thể gây hạ huyết áp quá mức. Cần điều chỉnh liều thuốc hạ đường huyết khi dùng đồng thời.
- Dùng cùng thuốc có độc tính gan sẽ tăng nguy cơ tổn thương gan.
- Không dùng đồng thời Vitamin PP với carbamazepin vì làm tăng nồng độ và độc tính của carbamazepin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không dùng Combistad quá liều khuyến cáo để tránh nguy cơ gặp tác dụng phụ.
Có thể xảy ra phản ứng quá mẫn khi tiêm lặp lại; nên chuyển sang đường uống nếu có thể.
Cần xem xét tổng lượng vitamin nạp vào từ các nguồn khác như thực phẩm, thực phẩm bổ sung hoặc thuốc điều trị khác.
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thêm vitamin khác hoặc đang điều trị bệnh lý đặc biệt.
Bệnh nhân suy thận nặng (GFR < 30 ml/phút) cần được đánh giá liều lượng kỹ lưỡng, đặc biệt với vitamin B6.
Vitamin B1 và D có thể ảnh hưởng đến một số xét nghiệm, nên báo cho nhân viên y tế khi làm xét nghiệm.
Vitamin B2: Thiếu hụt riboflavin thường đi kèm với thiếu các vitamin nhóm B khác, do đó cần bổ sung phối hợp hợp lý.
Vitamin B5: Không sử dụng để điều trị tắc ruột do nguyên nhân cơ học. Trong trường hợp liệt ruột, cần điều chỉnh nước - điện giải, điều trị nguyên nhân gây suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn. Nếu bụng chướng nhiều, nên đặt ống thông hơi. Vitamin B5 có thể làm kéo dài thời gian đông máu, do đó cần thận trọng ở bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc nguy cơ chảy máu cao.
Vitamin B6: Sử dụng liều cao (≥200 mg/ngày) kéo dài hơn 30 ngày có thể gây tổn thương thần kinh ngoại biên và hội chứng lệ thuộc thuốc. Việc dùng Vitamin B6 liều >10mg mỗi ngày trong thời gian dài hiện chưa được xác nhận là an toàn.
Vitamin PP: Cần kiểm tra định kỳ chức năng gan và đường huyết nếu dùng liều cao, nhất là trong thời gian dài. Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, bệnh gan, bệnh túi mật, gút, tiểu đường, hoặc bệnh tim mạch cấp tính.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Fudplasma bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể
7.2 Lưu ý sử dụng trên người lái xe hoặc vận hành máy móc
Một số trường hợp có thể gặp đau đầu sau khi dùng thuốc Combistad. Tuy nhiên, thuốc nhìn chung không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và điều khiển máy móc.
7.3 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc Combistad có thể sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú nếu tuân thủ liều khuyến cáo. Tuy nhiên, nên sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh quá liều, vì một số vitamin có thể qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ.
7.4 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo về quá liều khi dùng thuốc đúng liều khuyến cáo. Các trường hợp quá liều thường liên quan đến dùng các chế phẩm vitamin liều cao khác.
Triệu chứng ban đầu khi quá liều có thể bao gồm mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, nôn.
Dùng vitamin B6 liều trên 200 mg/ngày kéo dài nhiều tháng có thể gây tổn thương thần kinh. Khi xuất hiện dấu hiệu bất thường, phải ngừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
7.5 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, ở nhiệt độ thường.
Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Để xa tầm với của trẻ nhỏ.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Combistad hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau:
- Thuốc Siro Ubinutro Nam Hà của Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà sản xuất, với thành phần là Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin PP, Kẽm, Lysine hydroclorid, có tác dụng bổ sung các acid amin, vitamin và Kẽm trong trường hợp trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc còi xương, trẻ trong độ tuổi phát triển.
- Thuốc Oravintin của Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun sản xuất, với thành phần là Lysin hydroclorid, Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin E,..., được chỉ định cho các trường hợp suy nhược cơ thể, mệt mỏi, mất cân bằng và thiếu hụt dinh dưỡng, người sau phẫu thuật và cần bổ sung vitamin.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Các vitamin nhóm B là những chất thiết yếu tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Chúng đóng vai trò điều hòa, duy trì cân bằng sinh học và hỗ trợ hoạt động bình thường của tế bào.
Con người không thể tự tổng hợp vitamin nhóm B, do đó phải bổ sung từ bên ngoài thông qua thực phẩm hoặc thuốc. Vì các vitamin này hòa tan trong nước nên cơ thể không dự trữ nhiều, cần cung cấp đều đặn để tránh thiếu hụt.
Trong cơ thể, các vitamin nhóm B là thành phần cấu tạo nên nhiều coenzym – những hợp chất tham gia kích hoạt và điều phối hàng loạt phản ứng enzym trong chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein. Mỗi loại vitamin có vai trò riêng biệt nhưng phối hợp chặt chẽ để đảm bảo chức năng sinh học.
Thiếu hụt một loại vitamin nhóm B có thể làm chậm hoặc gián đoạn toàn bộ quá trình enzym liên quan, ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy, việc bổ sung đồng thời nhiều loại vitamin nhóm B thường hiệu quả hơn so với chỉ bổ sung riêng lẻ từng vitamin.
Thuốc giúp phòng ngừa và điều trị các rối loạn liên quan đến thiếu hụt vitamin nhóm B, thường gặp trong các bệnh lý, sau điều trị bằng thuốc như kháng sinh, khi mất cảm giác ngon miệng, chế độ ăn thiếu dưỡng chất hoặc do rối loạn hấp thu.
Ngoài ra, do vitamin nhóm B tham gia vào các chuỗi phản ứng tạo năng lượng và hô hấp tế bào, nên thuốc cũng được dùng để hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau bệnh hoặc suy nhược cơ thể.
9.2 Dược động học
9.2.1 Vitamin B1 (Thiamin)
Sau khi tiêm bắp, Thiamin được hấp thu nhanh và phân bố rộng rãi vào các mô. Ở người lớn, nhu cầu hàng ngày khoảng 1 mg. Khi lượng thiamin cung cấp vượt nhu cầu, phần thừa được thải qua nước tiểu dưới dạng thiamin nguyên vẹn và các chất chuyển hóa.
9.2.2 Vitamin B2 (Riboflavin)
Sau khi tiêm bắp, riboflavin biến đổi thành các coenzym FMN và FAD, tham gia hô hấp tế bào. Riboflavin phân bố khắp các mô, được dự trữ một phần ở gan, thận, lách. Riboflavin thải chủ yếu qua thận dưới dạng không đổi khi vượt nhu cầu cơ thể và một phần thải theo phân. Riboflavin cũng được bài tiết qua sữa mẹ và có thể đi qua nhau thai.
9.2.3 Vitamin B5 (Dexpanthenol)
Vitamin B5 được chuyển hóa thành acid pantothenic, phân bố rộng rãi trong cơ thể, tập trung nhiều ở gan, thận, tim và tuyến thượng thận. Khoảng 70% lượng acid pantothenic được bài tiết qua nước tiểu, còn lại 30% được thải qua phân. Hiện chưa có đủ thông tin về dược động học của vitamin B5 khi sử dụng dạng tiêm.
9.2.4 Vitamin B6 (Pyridoxin)
Sau khi tiêm, tập trung chủ yếu ở gan, cơ và não. Các dạng chính trong máu là pyridoxal và pyridoxal phosphat, liên kết mạnh với protein huyết tương. Pyridoxin có thể qua nhau thai và tồn tại trong máu bào thai ở nồng độ cao hơn mẹ. Thời gian bán thải khoảng 15-20 ngày. Pyridoxal được chuyển hóa ở gan thành acid 4-pyridoxic và được bài tiết qua nước tiểu [2].
9.2.5 Vitamin PP (Niacin)
Phân bố rộng trong các mô cơ thể và có trong sữa mẹ. Thời gian bán thải khoảng 45 phút. Nicotinamid chuyển hóa tại gan thành các dẫn chất như N-methylnicotinamid và các hợp chất pyridon. Khi dùng liều cao, nicotinamid được bài tiết nhiều hơn dưới dạng không biến đổi qua nước tiểu. Dữ liệu về dược động học của vitamin PP khi tiêm còn hạn chế.
10 Thuốc Combistad giá bao nhiêu?
Thuốc Combistad hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Combistad mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Combistad để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Combistad giúp bổ sung đồng thời nhiều vitamin nhóm B thiết yếu, giúp phòng ngừa và điều trị thiếu hụt vitamin nhóm B hiệu quả hơn so với dùng từng loại riêng lẻ.
- Thuốc hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và các chất dinh dưỡng, giúp cải thiện chức năng tế bào và tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Dạng tiêm bắp hấp thu nhanh, thích hợp cho bệnh nhân nuôi dưỡng ngoài Đường tiêu hóa hoặc khi cần bổ sung nhanh vitamin.
- Thuốc an toàn khi sử dụng đúng liều, phù hợp với nhiều đối tượng, kể cả bệnh nhân có nhu cầu tăng vitamin nhóm B cấp thiết.
13 Nhược điểm
- Combistad có nguy cơ tác dụng phụ khi dùng liều cao hoặc kéo dài, như rối loạn thần kinh do vitamin B6, hoặc rối loạn tiêu hóa nhẹ.
- Dạng tiêm bắp có thể gây đau hoặc khó chịu tại chỗ tiêm.
Tổng 9 hình ảnh








